6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính
ỉ.2.4. ỉ. Các nhân tố chủ quan
Chất lượng thông tin sử dụng
Đây là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính, là đầu
vào của quá trình phân tích. Từ nhừng thông tin trực tiếp từ bên trong phản ánh tình
hình tài chính DN đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt
động của DN, người phân tích có thể nhìn ra được tình hình tài chính DN trong quá
khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.
Trình độ nhân viên phân tích
Khi có được những thông tin bên trong và bên ngoài phù hợp, đáng tin cậy và chính xác nhưng để tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào, để đưa ra kết quả
phân tích tài chính có chất lượng lại là điều hoàn toàn không đơn giản. Đe đem lại một kết quả phân tích chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của nhân viên thực hiện phân tích. Từ các thông tin thu thập được, các nhân viên phân tích phải
lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, hiểu rõ các nội dung và quy trình
phân tích. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tạo lập, gắn kết mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu, kết hợp với các thông tin về hoàn cảnh và điều kiện cụ thế của DN để
giải thích tình hình tài chính của DN, xác định điểm mạnh, điếm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Chính tàm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính, đòi hởi nhân viên phân tích không nhừng phải có trình độ chuyên môn cao, am hiếu sâu sắc về kế toán tài chính DN, kỹ năng phân tích mà còn phải
có kinh nghiệm lập báo cáo, đưa ra các kiến nghị và định hưởng, có hiếu biết rộng và phẩm chất đạo đức tốt.
Cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác phân tích
Công tác phân tích đòi hỏi số liệu thu thập được nhiều, nguồn thu thập đa
dạng, đáng tin cậy, khôi lượng tính toán nhiêu, phức tạp vì vậy nêu tính toán theo
phương thức thủ công thì tốc độ sẽ chậm và không đáp ứng kịp thời nhu cầu ra
quyết định nhanh chóng của các nhà quản trị. Do đó, các phần mềm, công nghệ sử
dụng cho phân tích tài chính mới cung cấp được phân tích tài chính một cách chính xác, kịp thời và đáp ứng nhu cầu về quản lý tài chính.
ỉ.2.4.2. Các nhân tố khách quan Môi trường kình tế
Một vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như: lãi suất ngân
hàng, cán cân thanh toán, biến động của tỷ giá hối đoái, lạm phát,.. .Ngoài ra, chính
sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp như chính sách thuế,
chính sách nhập khẩu xuất khẩu, chính sách khuyến khích đầu tư,...cũng là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành
Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không thể tách rời với hoạt động
chung của ngành. Do vậy, nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành thì việc phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ, đáng tin cậy và có ý nghĩa hơn. Đây là
cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích, tạo ra cái nhìn tổng quan, xác
định được vị thế của DN so với các công ty cùng hoạt động trong ngành và tránh
được việc đánh giá một cách chú quan. Có thế đánh giá các chỉ tiêu tài chính của
một DN là tốt hay xấu, cao hay thấp khi đem so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của
các DN khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh có cùng đặc thù sản xuất và hoàn cảnh
kinh doanh tương tự, cụ thể ở đây chính là chỉ tiêu trung bình ngành. Từ việc so
sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị doanh nghiệp hiếu rõ được
vị thế của DN minh. Qua đó, đánh giá được thực trạng tài chính DN và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của DN mình.
1.3. Co’ sỏ’ lý luận về dự báo tài chính
1.3.1. Khái niệm và vai trò của dự báo tài chính
1.3.1.1. Khái niệm
“Dự báo tài chính là quá trình thiết lập các chỉ tiêu dự đoán cho tình hình tài chính
của doanh nghiệp trong tương lai (theo quý hoặc năm) dưới dạng định lượng và tường
minh nhàm định hướng và kiêm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một tương lai xác định.” (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2015)
1.3.1.2. Vai trò của dự báo
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc dự báo là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi lẽ nó cung cấp các thông tin quan trọng nhằm phát hiện và bố trí sử
dụng các nguồn lực trong tương lai hiệu quả. Thông qua kết quả dự báo thu được
giúp các nhà quán lý đưa ra những quyết định về sản xuất, quyết định về đầu tư, quyết định về tiết kiệm và tiêu dùng, các chính sách tài chính, chính sách kinh tế vĩ
mô. Dự báo tạo cơ sở khoa học cho việc cho việc xây dựng chiến lược phát triền, cho các quy hoạch tổng thể, hoạch định chính sách phát triển trong tương lai, cho
phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch.
Trong quản lý vi mô, việc dự báo giúp các doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh và trong kinh doanh. Các dự báo về giá cước, thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ, sự thay đổi đối thủ cạnh tranh, các nguồn đầu vào,...có ý nghĩa
quan trọng đối với các doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, dự báo còn mang lại các thông tin hữu ích về việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
1.3.2. Nội dung dự báo tài chính doanh nghiệp
Quy trình lập dự báo tài chính doanh nghiệp
Giai đoạn ỉ: Thu thập và phân tích thông tin. Cũng như các nội dung phân tích đã được trình bày trước đây, các thông tin dùng để lập dự báo BCTC của doanh nghiệp được lấy từ bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. Các thông tin nội bộ doanh nghiệp chù yếu nhất chính là các báo cáo tài chính trong những kỳ gần đây (thông thường 3-5 năm), ngoài ra cũng cần thu thập các thông tin khác như
ngành nghề kinh doanh, quy mô, hệ thống nhân sự cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan
trọng trong công tác dự báo như tinh hình kinh tế vĩ mô, tình hình cùa các doanh nghiệp trong ngành, các chính sách của chính phủ...
Giai đoạn 2'. Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông tin thu thập được, bộ
phận lập dự báo sẽ sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự
báo sơ bộ vê tình hình tài chính cùa doanh nghiệp. Nội dung chính cũa giai đoạn
này sẽ được trình bày chi tiết trong các phần tiếp theo của bài học.
Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn: - So sánh kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
- Xem xét mức độ phù hợp của những giả thiết kinh tế được dùng đề dự đoán,
phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động.
Căn cứ chủ yếu lập dự báo tài chính doanh nghiệp
Đe đưa ra được những dự báo tài chính có độ chính xác cao, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến các nguồn thông tin sau:
Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước: Nếu không có thay đổi
nhiều về quy mô hoạt động hay trang thiết bị máy móc, khoa học kỹ thuật thì các
thông số, tỉ lệ trong các báo cáo tài chính dự báo sẽ tương tự như các báo cáo tài chính gần đây của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp khác có thay đổi
đáng kể về chiến lược hoạt động thì chúng ta cũng căn cứ vào các kết quả kỳ trước và dự báo về sự thay đổi sao cho phù họp nhất các định hướng hay chiến lược tài
chính của doanh nghiệp. Đây là những thông tin quan trọng để đánh giá dự báo các
thông số tài chính cùa doanh nghiệp trong kỳ, ví dụ doanh nghiệp có chiến lược quảng cáo mạnh trong kỳ tới để tăng doanh số bán hàng, mở rộng quan hệ khách
hàng hay thị phần, khi đó các dự báo về tình hình doanh thu và chi phí quảng cáo của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Do đó nhà lập dự báo rất càn phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng từ chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới.
Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn. Những thông tin này cũng không thể thiếu trong quá trình lập dự báo của doanh nghiệp bởi
nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới. Ví
dụ nếu chính phủ quyết định hỗ trợ cho ngành sản xuất của doanh nghiệp bằng các
chính sách kích cầu hay đặt hạn ngạch, thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu thì doanh số cùa doanh nghiệp sẽ biến động, cụ thể là có sự tăng lên và nhà lập dự
báo cân năm được điêu này.
Sự biến động của thị trường chứng khoán, cùa lãi suất, sự phát triền cùa các Công ty cho vay và thuê tài chính là xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường
kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính. Đây là những thông tin hữu ích giúp các nhà dự báo đánh giá được khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới. Ví dụ lãi suất có xu hướng tăng sẽ khiến cho chi phí huy
động vốn của doanh nghiệp tăng lên và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các phương pháp lập dự báo tài chính doanh nghiệp
Dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất, kinh doanh
Phương pháp dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất, kinh doanh được
thực hiện thông qua việc lập dự toán hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Đe thực làm được điều này doanh nghiệp cần căn cứ theo nhu cầu thực tế để ước lượng được mức tiêu thụ và doanh thu dự kiến. Việc ước tính này mang tính tính chù quan và cảm tính của người thực hiện do đó càn thu thập nhiều dữ liệu hỗ trợ• để đưa ra được• dự • toán tiêu thụ và• doanh thu dự kiến« hợp lý nhất.» JL Căn cứ theo
dự toán tiêu thụ và hàng tồn kho dự kiến có thế xác định được sản lượng có thể sản
xuất được đề từ đó ước tính cho dự toán cho chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí sản xuất chung,...Căn cứ vào định mức tiêu thụ, dự toán chi phí hoạt động và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để lập dự toán tiền, dự
toán kết quả sản xuất kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán và dự toán nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dự báo dựa theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu không tính đến chi tiết từng yếu tố chi phí, kế hoạch hoạt động trong doanh nghiệp mà trực tiếp dự báo các
chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu. Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở giả định các chi tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi
theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp. Doanh
thu biến đối dẫn đến sự thay đổi của lợi nhuận và chi phí kinh doanh, từ đó làm thay
đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo vốn để đáp ứng cho nhu cầu mua sắm các
tài sản cân thiêt cho hoạt động kinh doanh, bởi vậy việc thay đôi cho nhu câu các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, do đó việc thay đối quy mô tài sản và quy
mô vốn chủ sở hữu sẽ tác động tới việc thay đổi nhu cầu vốn bố sung cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo dựa theo tỷ lệ phần trăm doanh thu được tiến hành qua 4 bước:
Bước 7: Tính số dư bình quân cùa một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán ngay trước kỳ báo cáo
Bước 2\ Lựa • chọn • các khoản mục• 1 có quan hệ• • chặt chẽ và chịu• ảnh hưởng trực•
tiếp tới doanh thu trong các báo cáo tài chính, tính tỷ lệ phần trăm của các khoản
mục đó so với doanh thu thực hiện được trong báo cáo kết quả kinh doanh đang xem xét.
Bước 3\ Sử dụng tỷ lệ phần tràm đà tính toán được ở trên kết hợp với thông tin dự báo về doanh thu, các thông tin khác về các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính để
dự báo các chỉ tiêu liên quan trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho kỳ kế toán tiếp theo.
Bước 4'. Hoàn thiện các báo cáo tài chính cần dự báo.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát các công trình nghiên cứu về phân tích
và dự báo tài chính của các tác giả trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020 từ đó
chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu về phân tích và dự báo tài chính tại Công ty cổ
phần TEXO Tư vấn và Đầu tư. Tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý luận về phân tích
và dự báo tài chính bao gồm: khái niệm, vai trò của phân tích và dự báo, nội dung
phân tích tài chính thông qua các chỉ số và các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích, nội dung về phương pháp dự báo. Thông qua cơ sở lý luận được nêu để làm căn cứ cho tác giả nghiên cứu về thực trạng tình hình tài chính và dự báo tại Công ty cố phần
TEXO Tư vấn và Đầu tư ở chương 3.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
Phương pháp thu thập thông tin, dừ liệu là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Việc thu thập thông tin, dữ liệu một cách đầy đủ, đa dạng và đáng tin cậy làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, phát hiện, chứng
minh. Luận văn này sử dụng nguồn dữ liệu bao gồm:
- Các khái niệm, căn cứ, cơ sở lý luận từ các giáo trình, sách tham khảo, tài
liệu chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, luận văn của nhiều tác giả có cùng đề tài nghiên cứu về phân tích và dự báo tài chính.
- Báo cáo tài chính và các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cúu cúa
Công ty Cổ phần TEXO Tư vấn và Đầu tư trong kết hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cùng ngành và các nguồn tham khảo khác.
- Thu thập các bài viết tình hình tài chính, dự báo tài chính của các doanh nghiệp cùng ngành trên các tạp chí, sàn chứng khoán, các website.
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần TEXO Tư vấn và Đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020.
2.2. Phương pháp phân tích
2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong phân tích hoạt động tài chính nói riêng và mở rộng ra là phân tích kinh tể nói chung. Mục tiêu của
so sánh là chỉ rõ sự khác biệt hay những đặc điếm riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu, qua đó giúp cho các đối tượng quan tâm có cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn. Các nhà phân tích Cần lưu ý một số vấn đề
sau khi sử dụng phương pháp so sánh:
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:
Phải bảo đảm nhất quán về thời gian, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,