6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong phân tích hoạt động tài chính nói riêng và mở rộng ra là phân tích kinh tể nói chung. Mục tiêu của
so sánh là chỉ rõ sự khác biệt hay những đặc điếm riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu, qua đó giúp cho các đối tượng quan tâm có cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn. Các nhà phân tích Cần lưu ý một số vấn đề
sau khi sử dụng phương pháp so sánh:
- Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:
Phải bảo đảm nhất quán về thời gian, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,
thống nhất về nội dung kinh tế đối với các chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh.
- Gốc so sánh:
Gốc so sánh được chọn lựa có thể là gốc về thời gian hay không gian phụ
thuộc vào mục đích cân phân tích. Vê không gian, có thê so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, phòng ban này với phòng ban khác, khu vực này với khu vực khác...Khi• • cần xác định vị• trí hiện tại• • • của doanh nghiệp so1 • với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân khu vực, bình quân ngành...thì việc so sánh về không
gian được áp dụng, cần chú ý khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm
phân tích có thể hoán đổi cho nhau mà không làm ảnh hưởng đến kết luận phân tích, về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là dự toán hay kế hoạch hay các kỳ đã qua (năm trước, kỳ trước).
- Các dạng so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối là các dạng so sánh thường hay sử
dụng trong phân tích:
So sánh bằng sổ tuyệt đoi: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu vì vậy các
nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa
kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc khi so sánh bằng số tuyệt đối.
So sánh bằng sấ tương đối: các nhà quản lý sẽ nắm được mối quan hệ, kết cấu,
xu hướng biến động, tốc độ phát triển, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế khi so sánh bàng số tương đối. Các loại số tương đối trong phân tích tài chính mà
các nhà phân tích thường sử dụng:
- Sổ tương đồi động thái: được sử dụng để phản ánh tốc độ biển động hay nhịp
độ biến động cùa các chỉ tiêu và thường được dùng dưới dạng số tương đối định gốc
[cố định kỳ gốc: yi/yO (i - 1, n)] và số tương đối liên hoàn [thay đổi kỳ gốc: y (i +
l)/yi (i=l,n)J.
- Số tương đối điều chỉnh: được sử dụng để phản ánh xu hướng và mức độ biến động của mỗi chỉ tiêu khi thay đối một số nhân tố nhất định trong từng chỉ tiêu
phân tích về cùng một khoảng thời gian từ đó khoanh vùng được phạm vi so sánh,
giảm được sự chênh lệch của phương pháp so sánh.