Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 65)

r

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập Cơ quan KTNN và Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phú về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN. Các văn bản pháp lý này đã tạo cơ sở cho KTNN ra đời, hoạt động và phát triển trong giai đoạn 1994 - 2003. Trước những yêu cầu tiếp tục phát triển về tổ chức và hoạt động KTNN, ngày 13/8/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2003/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của KTNN thay thế cho Nghị định

số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phú.

Do yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, những quy định trong các văn bản dưới luật không tương xứng với vị thế và vai trò của KTNN đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải ban hành một Đạo luật về KTNN. Ngày 20/5/2005, Quốc hội đã thông qua Luật KTNN. đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định về tổ chức và hoạt động của K.TNN, tạo cơ sở cho một giai đoạn phát triển mới của KTNN. Sự phát triển của KTNN trong 20 năm qua có thể được khái quát trên một số mặt sau:

- Thú' nhất, về địa vị pháp lý của KTNN từ chồ được xác định là cơ

quan “giúp Thủ tướng Chính phủ... ” theo Nghị định sổ 70/CP ngày

11/7/1994 của Chính phù và là “Cơ quan thuộc Chính phủ... ”, theo Điều 1 Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, đến nay theo Luật

K.TNN địa vị pháp lý của KTNN có sự thay đổi “KTNN là cơ quan chuyền mồn về lĩnh vực kiêm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt

động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”1. Và gần đây nhất địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước đã được hiến định trong Hiến pháp sửa đồi năm 2013

”KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chi tuân theo phát luật, thực hiện kiêm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản câng”...

1 Luật Kiểm toán nhà nước, Điều 13.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của KTNN ngày càng được xác lập bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn; đồng thời, vị trí và tính độc lập của KTNN cũng được xác định cao hơn, tạo cơ sở cho sự phát triển và phát huy vai trò của KTNN trong giai đoạn mới.

- Thứ hai, về chức năng, nhiệm vụ của KTNN: Từ chức năng cùa KTNN chủ yếu là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và

số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sữ dụng kinh phí do NSNN cấp, theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phù, đến Luật KTNN thì chức năng của KTNN được mở rộng. Cụ thể: KTNN có chức năng kiêm toán báo cáo tài chính, kiếm toán tuân thủ, kiêm toán hoạt động đối với cơ quan, tô chức quản lý, sử dụng ngân sách,

tiền và tài sản nhà nước.

- Thứ ba, về tổ chức thực hiện và kết quả kiểm toán thời gian qua: Thực hiện phương châm vừa xây dựng tổ chức, vừa triển khai hoạt động, từ khi thành lập đến nay, KTNN đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn, nhỏ khác nhau tại các đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trên tất cả các lình vực. Với khuôn khổ pháp lý dần hoàn thiện, năng lực được tăng cường, hoạt động KTNN ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức kiếm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật. Ket quả thực hiện chức nâng, nhiệm vụ kiểm toán được thể hiện:

3.1.2. Đặc đỉêm cơ câu tô chức, quản lý.

K.TNN được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, bao gồm bộ máy điều hành, KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNN được phát triển theo hướng chuyên môn hóa theo lĩnh vực kiếm toán, vừa đảm bảo thực hiện kiểm toán ngân sách Bộ, Ngành phù hợp với đặc điểm phân cấp và tổ chức quản lý tài chính ngân sách, vừa bảo đảm tính độc lập cao trong hoạt động kiềm toán và quản lý, kiềm soát chất lượng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp KTV. KTNN là lĩnh vực mới ở nước ta, một nghề đòi hỏi trinh độ chuyên môn khắt khe và tính độc lập cao. Những năm qua KTNN luôn chăm lo xây dựng đội ngũ theo phương châm

“công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng được nâng lên, hàng năm KTNN đều dành kinh phí thích đáng cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên

môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế... phù hợp với yêu cầu năng lực và trình độ của từng đối tượng là cán bộ, kể cả lãnh đạo ngành và lãnh đạo cấp vụ. Từ khi Luật KTNN có hiệu lực, hình thức đào tạo theo chuyên đề, đào tạo theo ngạch bậc KTV được tăng

cường. Bên cạnh các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn như: kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, đào tạo để thi và cấp chứng chỉ KTV nhà nước, kỹ năng thực hành kiểm toán... KTNN còn đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức văn hóa và đạo đức nghề nghiệp, lý luận chính trị, kiến thức kinh tế... để từng bước nâng cao chất lượng và phẩm chất cán bộ, KTV.

Cơ cấu tổ chức của KTNN do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định thể hiện qua sơ đồ 2.1 như sau:

So’ đô 2.1. So’ đô bộ máy tô chức của Kiêm toán nhà nước.

(Nguồn website Kiêm toán nhà nước: www.sav.gov.vn)

Bộ máy điêu hành hiện nay của KTNN gôm: Tông Kiêm toán nhà nước, các

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước và 32 đơn vị trực thuộc được chia thành 04 khối là:

(i) . Khối các đơn vị tham mưu có 07 vụ với chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện nhiệm vụ trên các mặt công tác như: Hành chính, tồng hợp, quản lý tài chính, tài sản; công tác tố chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng; công tác kế hoạch kiếm toán; công tác kiểm soát chất lượng, hướng dẫn quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ; các hoạt động hợp tác quốc tế; hoạt động thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại... Với vai trò rất quan trọng của các đơn vị tham mưu trong điều hành hoạt động của toàn Ngành và đặc thù là khối lượng công việc gắn liền với quy mô, số lượng của các cuộc kiểm toán song thời gian qua một số đơn vị thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, nhất là Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất

lượng kiểm toán.

(ii) . Khối các KTNN chuyên ngành có 08 đơn vị với chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện nhiệm vụ kiếm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiếm toán hoạt động trong việc quàn lý, sử dụng tài chính và tài sàn công đối với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng KTNN.

(iii) . Khối các KTNN khu vực có 13 đơn vị đóng trụ sở tại 13 tỉnh, thành phố, phân bổ đều trên địa bàn cả nước; có chức năng giúp Tổng KTNN thực hiện nhiệm vụ kiếm toán báo cáo tài chính, kiếm toán tuân thủ, kiếm• • • • ' / toán hoạt động trong việc quăn lý, sử dụng tài chính và tài sản công đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng KTNN. Với quy mô mồi KTNN khu vực bao quát đối tượng kiểm toán từ 4-6 tỉnh, thành phố để thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách các cấp.

(iv) . Khối đơn vị sự nghiệp công lập có 03 đơn vị với chức năng giúp

Tổng KTNN thực hiện các nhiệm vụ như: Cơ quan ngôn luận, là công cụ tuyên truyền về các hoạt động của KTNN; quản lý và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của KTNN; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Hệ thống tổ chức của KTNN Việt Nam là mô hình độc lập, rất đặc thù, không cơ cấu theo các cấp hành chính mà tổ chức tập trung, ở trung ương có các đơn vị tham mưu và chuyên ngành, các KTNN khu vực bố trí theo vùng miền.

3.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước

3.2.1. Thực trạng quản lý tài sản công tại trụ sở Kiếm toán nhà nước

Tại trụ sở Kiểm toán nhà nước bộ phận quản lý tài sản công nằm trong tổng thể tổ chức bộ máy của Văn phòng Kiểm toán nhà nước thuộc Khối các đơn vị tham mưu. Bộ phận này thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng kiểm toán nhiệm vụ quản lý tài sản công của toàn ngành. Tại các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp thuộc KTNN có bộ phận làm công tác quăn lý tài sản công, bộ phận này vừa làm công tác kế toán tài sản vừa làm công tác quản lý tài sân công. Bộ phận này trực thuộc Văn phòng KTNN đối với trụ sở

Kiểm toán nhà nước hoặc phòng tồng hợp đối với KTNN các khu vực và đơn vị sự nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chánh văn phòng/Trưởng phòng tồng hợp. Tại tất cả các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tài sản công mà hầu hết các cán bộ

làm công tác kế toán kiêm nhiệm quản lý tài sản công.

• về danh mục mua sắm tập trung của Kiểm toán nhà nước: Thực hiện Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sán nhà nước theo phương thức tập trung, Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/2/2016 của Bộ Tài chính về công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia, Căn cứ Quyết định số 828/QĐ- KTNN ngày 21/5/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy chế phân cấp quản lý tài sản nhà nước của Kiếm toán nhà nước; Kiếm toán

nhà nước ban hành Quyêt định sô 839/QĐ-KTNN Công bô danh mục tài sản mua sắm tập trung của Kiếm toán nhà nước. Theo đó danh mục tài sản mua

sắm tập trung gồm 03 loại:

(i) May đo trang phục ngành: bao gồm in, mua: ấn chỉ, niêm phong, lịch, sách, sổ tay công tác và tài liệu phục vụ tuyên truyền toàn ngành.

(ii) Máy tính xách tay, máy tính, ipad, hệ thống camera giám sát, hệ thống giao ban trực tuyến, kênh truyền kết nối camera về phòng chỉ huy giám

sát trực tuyến tại trụ sở Kiểm toán nhà nước.

(iii) Thiết bị hoạt động chuyên môn: Các máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thiết bị mạng, truyền thông, thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ giữ liệu...

về mua sắm kế toán đối với các tài sản câng nêu trên được thực hiện tập trung tại Vãn phòng kiểm toán nhà nước, mua sắm tập trung thông qua các bước sau:

Bước 1: Bộ phận quản trị tập trung tô chức mua săm tập trung các tài sản công nêu trên theo quy định của luật đấu thầu.

Bước 2: Bộ phận quán trị tập trung chuyển toàn bộ hồ sơ mua sắm tài sản công nêu trên để kế toán theo dõi hợp đồng thực hiện xây dựng hợp đồng, theo dõi thanh quyết toán tiến độ hợp đồng.

Bước 3: Bộ phận kế toán có trách nhiệm chuyển toàn bộ giá trị tài sản của hợp đồng và các tài liệu có liên quan cho bộ phận cấp tài sản thực hiện báo cáo lãnh đạo Kiếm toán nhà nước Quyết định điều chuyến các tài sản công mua sắm tập trung nêu trên cho các KTNN khu vực và đơn vị sự nghiệp thực hiện quản lý, sử dụng. Đồng thời bộ phận cấp tài sản phải thực hiện nhập dữ liệu liên quan đến tài sản như: Tên tài sản, số lượng, giá trị, thông số kĩ thuật, serial number... trên phần mềm quản lý tài sản tài chính nội ngành để thực hiện điều chuyển trên phần mềm cho các đơn vị trực thuộc.

Bước 4: Các KTNN khu vực được và đơn vị sự nghiệp thực hiện nhận• • • • • 1 • • •

dữ liệu tài sản mua săp tập trung được câp phát, hạch toán tăng trên sô sách kê toán, đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng, báo cáo kê khai bố sung theo quy định. Định kì hàng năm thực hiện kiểm kê thực tế, báo cáo công khai, báo cáo tài sản gửi Văn phòng Kiếm toán nhà nước tống hợp báo cáo bộ Tài chính.

Việc mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước giai đoạn 2017- 2020 đều phù hợp với tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công đổi với các loại tài sản như sau”

+ Mua sắm phương tiện đi lại được thực hiện theo quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước. Theo đó toàn ngành mua sắm các loại ô tô phục vụ cho công tác cho các chức danh lãnh đạo, ô tô dùng chung, xe chuyên dùng đều tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng, về chế độ quản lý ... thực hiện chỉ mua xe ô tô khi cơ quan, đơn vị thiếu xe phục vụ công tác mà số xe ô tô hiện có so với tiêu chuẩn, định mức còn thiếu. Mua xe ô tô phù hợp với mức giá mua, theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng chính phủ.

+ Mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc được tuân thù và thực hiện theo Quyết định số 58/2015QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức, viên chức nhà nước.

Thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản công theo đúng quy định của pháp luật về đấu thuầ mua sắm tài sản. Trong đấu thầu mua sắm tài sản công đã tổ chức theo đúng quy trình, thủ tục để lựa chọn ra nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp với quy định của pháp luật

Thực hiện mua sám tập trung toàn ngành đối với tài sản là xe ô tô, máy móc thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin .... mua sắm tập trung do Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện.

• Vê thực trạng công tác sửa chữa, báo trì, bảo dưỡng tài sản công:

Tài sản công được giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng phải được bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuấn, định mức kinh tế - kỳ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.

Chánh văn phòng Kiểm toán nhà nước, kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc phạm vi quản lý.

* về đầu tư XDCB, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà cửa, vật tư kiến trúc:

Tống Kiểm toán nhà nước quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyết định mua sắm tài sản công có giá trị từ 500 tr đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm trở lên; phê duyệt chủ trương mua sẳm đối với loại tài sản mang tín đặc thù của ngành như trang

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)