Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 84)

r

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Giai đoạn 2017-2020 là giai đoạn có những biến động lớn trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước do có sự thay đổi lớn trong cơ chế chính sách về quản lý, sữ dụng tài sản công của Nhà nước và Bộ Tài chính. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ quản lý tài săn công, Kiếm toán nhà nước nhận thấy công tác quản lý, sử dụng tài sàn công gặp một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế như sau:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách:

Hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công chưa đồng bộ. Năm 1998, Chính phù ban hành Nghị định 14/1998/NĐ- CP ngày 6/3/1998 về quản lý tài sản nhà nước. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 văn bàn quy định tiêu chuẩn định mức xe ô tô và trụ sở làm việc trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp. Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 197/2004/NĐ- CP và Nghị định 198/ 2004/ NĐ- CP ngày 3/12/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Có thể nói việc ban hành kịp thời các văn bản này đã khắc phục một phần nào những tồn tại trong công tác quản lý tài sản công, xong mới chỉ dừng lại quăn lý một số loại tài sản chủ yếu là đất đai, trụ sở và xe công do vậy chưa mang tính toàn diện và đầy đủ.

Quy chế chi tiêu nội bộ chưa quy định thống nhất quy trình quản lý, chế

độ sử dụng đôi với một sô tài sản chủ yêu có giá trị lớn và sử dụng phô biên trong toàn ngành, cụ thể đối với các tài sản như sau:

- Xe ô tô phục vụ công tác chung bao gồm xe phục vụ các chức danh lãnh đạo, xe sử dụng chung, xe chuyên dùng chưa quy định chế độ sử dụng của mỗi loại xe, dẫn đến lấy xe chuyên dùng sử dụng vào xe dùng chung. Khi cần sử dụng xe chuyên dùng nhưng lại thiếu dẫn đến bị động và thiếu tính an toàn, tính kịp thời chưa chắc chắn, cá biệt có trường hợp làm tăng chi phí do phải đi thuê.

- Đối với hệ thống công nghệ sẽ phát sinh những trục trặc trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu xuất, hiệu quả công tác.

Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư xây dựng, mua sẵm tài sản của toàn ngành, cụ thể như sau:

- Hàng năm sau khi được Thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính phân bồ dự toán ngân sách, Kiểm toán nhà nước thực hiện phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, giám sát đàu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định chưa được thường xuyên, chặt chẽ

- Tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng đầu là kiểm toán ngân sách nhà nước, quy mô ngày một lớn, tính chất phức tạp ngày càng gia tăng vì thế chưa có thời gian chăm lo việc quản lý, sử dụng tài sản - cơ sở vật cất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành

JL • • ••• • • •

Thứ hai, về việc triến khai rà soát, sắp xếp tài săn công.

Trên cơ sở các quy định của Nghị định 167/2017/NĐ-CP cùa Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Kiểm toán nhà nước đã ban hành một loạt các văn bân hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện rà soát, sắp xếp lại tài sản công. Tuy nhiên đến nay, việc rà soát, sắp xếp gặp một số khó khăn.

Đối với công tác sắp xếp nhà đất vướng mắc chủ yếu do công tác quản lý số liệu của đơn vị không chính xác, hồ sơ lưu trừ không đầy đủ. Hơn nữa, quá trình kiếm tra hiện trạng nhà đất phụ thuộc nhiều vào các sở, ban, ngành tại địa phương nên việc rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nhà đất không thể đẩy nhanh tiến độ.

Việc đâu tư, xây dựng trụ sở làm việc và nhà sử dụng vào các công năng khác, xe ô tô các loại còn thiếu so với nhu cầu sử dụng của toàn ngành, dần đến sử dụng bị động, không đúng công năng hoặc không đúng mục đích khi được mua sắm

Việc quản lý đất đai, trụ sở làm việc và nhà sử dụng vào các công năng khác chưa chặt chẽ và hạch toán kịp thời đầy đủ

Đối với công tác sắp xếp máy móc, thiết bị, đa số các đơn vị chưa đọc kĩ văn bản, chưa xác định được vị trí việc làm để bố trí máy móc thiết bị theo đúng quy định. Rất nhiều đơn vị vẫn để xảy ra tình trạng không đưa máy móc, thiết bị và sử dụng gây ra tình trạng lãng phí, không hiệu quả.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2017 - 2020, kiểm toán nhà nước chưa có một báo cáo chuyên đề về đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; trong các báo cáo tổng kết hàng năm cũng chỉ đề cập có tính chất thù tục; chưa phân tích đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và tồn tại cần khắc phục. Công tác thống kê, kiểm kê tài sản công chưa được thực hiện nghiêm nên các thông tin về tài sản công không đầy đu và thống nhất. Chế độ báo cáo định kỳ về tài sản công chưa được thực hiện tốt từ biểu mẫu, cách tính các chỉ tiêu đến thời gian báo cáo...

Hệ thống các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ công tác quản lý chưa được đồng

bộ, thống nhất, nhiều định mức chưa phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển của ngành

Thứ ba, về công tác cán bộ làm công tác quản lý tài săn công

Đây là một hạn chế không nhỏ, ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công của toàn ngành. Theo quy chế luân chuyển cán bộ tại Kiểm toán nhà nước: “công chức thực hiện luân chuyền vị trí công tác trong thời hạn 3 năm đến 5 năm’’. Do vậy, nhiều đơn vị vừa cử cán bộ đi tập huấn sử dụng phần mềm quản lý tài sản, tập huấn Luật quản lý tài sản, tập huấn công tác kế toán

tài sản nhưng vừa hoàn thành tập huân xong thì các cán bộ đên hạn luân chuyển cán bộ mới thay thế về chưa nắm bắt được nghiệp vụ kịp thời nên việc tiếp nhận công việc gặp rất nhiều khó khăn nên xảy ra nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình quản lý, tài sản công tại đơn vị.

Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức trong quàn lý sử dụng tài sản công chưa được thật sự coi trọng. Tổ chức bộ máy quản lý tài sản công chưa được quan tâm kịp thời

Kêt luận Chương 3

Luận văn đã chỉ ra được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước. Ngoài ra luận văn còn phân tích, sử dụng tài sản công tại Kiểm toán nhà nước giai đoạn 2017-2020 từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dần đến những hạn chế nêu trên trong công tác quản lý, sử dụng tài sân công tại Kiểm toán nhà nước.

CHƯƠNG 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

4.1. Định hưóng về công tác quản lý tài sản công của Kiểm toán nhà nưóc

4.1.1. Mục tiêu phát triển của Kiểm toán nhà nước

Giai đoạn 2021 - 2026 với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế - xã hội sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới của đất nước, Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vừng trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid - 19, nhanh chóng phục hồi kinh tế.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, phát huy những thành tựu và kết quả đạt được trong 5 năm qua, quyết tâm khắc phục những hạn chế, tồn tại, toàn ngành KTNN xác định mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo là: “Phát triến KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của đất nước; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiếm toán thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đàm bảo hoạt động công khai,minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện đại”

với các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

4.1.1.1. Tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tô chức và hoạt động của KTNN

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, Luật KTNN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật KTNN tương xứng với vị trí, vai trò của KTNN là cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài

sản công do Quôc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật K.TNN như: văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KTNN; tập trung xây dựng và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng KTNN như: quy định về PCTN trong hoạt động K.TNN; quy định về kiểm tra, đối chiếu các hoạt động có liên quan đến quàn lý, sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán; quy định việc truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán; quy định về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và xử lý vi phạm trong hoạt động KTNN....; hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên trọng yếu, rủi ro theo từng lĩnh vực kiểm toán, tổ chức, quản lý hoạt động kiểm toán; hoàn thiện hệ thống các Quy trình kiểm toán, Chuẩn mực KTNN phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu kiểm toán trong môi trường kiểm toán số.

4.1.1.2. Quyết liệt đôi với nội dung, phương pháp kiêm toán nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động kiêm toán

Nâng cao năng lực kiểm toán đối với quyết toán NSNN các bộ, cơ quan trung ương và quyết toán ngân cách địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường các cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán CNTT, kiểm toán môi trường, từng bước nghiên cứu kiểm toán trách nhiệm kinh tế người đứng đầu, kiểm toán đánh giá các cơ chế, chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng kiếm toán tài chính, thay đổi cách thức tiếp cận kiểm toán, tổ chức kiểm toán theo thông lệ quốc tế; tăng cường và phát huy hơn nữa tính độc lập của K.TNN, đảm bảo hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại.

Nâng cao chất lượng kiểm toán, ý kiến về dự toán NSNN, kịp thời đưa ra các phân tích, ý kiến cảnh cáo, tư vấn ngay từ khâu lập dự toàn phục vụ Quốc hội, Chính phủ trong công tác giám sát, quản lý, điều hành, đánh giá

những kịch bản hoặc dự báo có thê xảy ra trong trung hạn và dài hạn liên quan đến các chu kỳ phát triển của nền kinh tế.

Kiểm toán các chuyên đề lớn đối với việc quàn lý, điều hành NSNN, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những vấn đề quan trọng của đất nước. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, cung cấp các thông tin tin cậy, trung thực, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của Chính phú; phục vụ tích cực cho hoạt động của Quốc hội về lập pháp,

giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Xây dựng phương án tổ chức kiểm toán hàng năm khoa học và chặt chẽ, chú trọng kết hợp, lồng ghép các cuộc kiểm toán, điều hành hoạt động kiểm toán theo hướng linh hoạt, giảm thiểu số lần triển khai, kết luận tại cùng một đơn vị được kiểm toán; nâng cao chất lượng công tác khảo sát lập KHKT và phân tích tổng hợp kết quả kiểm toán, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiếm tra của Đảng và Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhất là công tác xây dựng KHKT và trao đổi thông tin.

Không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực trong tồ chức và trong hoạt động KTNN; tăng cường áp dụng các phương pháp kiếm toán theo thông lệ quốc tế và CNTT hiện đại dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, tạo động lực đột phá nâng cao hiệu quả kiểm toán, tăng dần số lượng các cuộc

kiểm toán tại trụ sở KTNN.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KSCLKT, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN; tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu; việc chấp hành Quy chế tố chức hoạt động đoàn kiểm toán, các quy trình kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, nâng cao vai trò, trách nhiệm KSCLKT, thanh tra, kiểm tra của từng cấp quản lý, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định cùa Luật KTNN; tập trung vào việc kiểm soát phát hiện, chi rõ những bất cập trong kết quả, kết luận và kiến

nghi kiêm toán, tăng cường thanh tra, KSCLKT trực tiêp và đột xuât đê kịp thời khắc phục, chấn chỉnh hạn chế, thiếu sót ngay trong quá trình kiểm toán, thực hiện nghiêm quy trình lập, thẩm định và phát hành BCKT.

Tăng cường kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, áp dụng CNTT để theo dõi đầy đủ, liên tục các kết luận, kiến nghị kiểm toán, trình cấp có thẩm quyền ban hành để áp dụng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm Luật KTNN; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm toán, nhất là trong công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán, tập trung kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm toán, kiên quyết kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm khấc đối với các trường hợp không nghiêm túc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN.

Xây dựng và hoàn thiện đầy đủ quy trình, hồ sơ mẫu biêu kiêm toán theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cải cách thủ tục hành chính, trong đó tập trung hoàn thiện đầy đủ hướng dẫn phương pháp tiếp cận kiêm toán dựa trên trọng yếu rủi ro theo CMKTNN từng lĩnh vực, hoàn thiện quy trĩnh kiêm toán theo hướng phù hợp với CMKTNN, thông lệ quốc tế; sửa đôi, bô sung hoàn thiện hệ thống hồ so; mẫu biểu kiểm toán phù hợp với luật KTNN, hệ thống

CNKTNN, thực tiễn hoạt động kiểm toán và tương thích với Luật NSNN, Luật kế toán.

4.1.1.3. Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn tô chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực theo Chiến lược phát triên KTNN đến năm 2030

Xây dựng các đề án tăng cường, củng cố năng lực nhằm sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc; xây dựng bộ máy tham mưu hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp; duy trì ốn định hoạt động các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực; trình cấp có thẩm quyền quyết định nâng cấp Ban tài chính hiện nay đang trực thuộc Văn phòng KTNN thành Vụ tài chính, nâng cấp Trường Đào tạo và Bồi

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)