r
4.1.2. Định hướng đổi mới công tác quản lý tài sản công tại Kiểm toán
nước
Kiểm toán nhà nước thực hiện đổi mới công tác quàn lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan đơn vị dự toán cấp 3 thuộc và trực thuộc trung ương nói chung và nhiệm vụ quản lý tài sản công toàn ngành nói riêng để đáp ứng với những yêu cầu nhiệm vụ mới mà Nhà nước và Bộ Tài Chính đã giao cho
KTNN, cụ thể như sau:
- Luật quản lý tài sản công (luật số 15/2017/QH14) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và các văn bản hướng dẫn tạo lập cơ sở pháp lý để thực hiện đổi mới một cách sâu sắc cơ chế quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quà tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở tất cả các lĩnh vực. Điều đó được thể hiện từ việc tạo lập nguồn hình thành tài sản công ngoài nguồn tài sản do Nhà nước giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân quỹ nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỳ khấu hao tài sản thì đơn vị sự nghiệp công lập được nguồn sử dụng vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các cá nhân, tổ chức để hình thành tài sản. Trên cơ sở các vãn bản mới trên, Kiếm toán nhà nước tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý chế định lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công trong các đơn vị dự toán thuộc và trực thuộc KTNN theo
hướng đông bộ, đây đủ, thích hợp với các văn bản mới cùa Nhà nước và Bộ Tài chính ban hành đồng thời tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn về xây dựng tiêu chuẩn định mức trong việc mua sắm tài sản công: các quy chế hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tài sản công mang tính đặc thù đế các đơn vị cớ cơ sở cho các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện.
- Tổ chức tập huấn tập trung cho các đơn vị trực thuộc các quy định mới trong quân lý sử dụng tài sản công để thực hiện, đồng thời yêu cầu các đơn vị tiếp tục khẩn trương xây dựng, chỉnh lý hoặc ban hành mới về quy chế quản lý; sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý cùa đơn vị mình theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 và tiếp tục rà soát tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng cho ban hành, báo cáo Tổng Kiểm toán vướng mắc trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời (trường hợp cần bổ sung tiêu chuẩn, định mức, các đơn vị cần phải báo cáo rõ sự cần thiết, chủng loại, thông số kĩ thuật tối thiểu, mức
giá mua kèm báo giá để có căn cứ bổ sung) theo hướng dẫn.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện bài toán nghiệp vụ để thực hiện nâng cấp phần mềm quản lý tài sản nội ngành và đề xuất nâng cấp vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; Thực hiện đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản đồng thời tăng cường việc quản lý chặt chẽ việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; Quản lý việc sứ dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công; Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
- Tăng cường quá trình kiểm tra giám sát tài sản công, bao gồm: Kiểm kê, báo cáo tài sản công; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tồ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quàn lý, sử dụng tài săn công; Thanh tra, kiếm tra , kiếm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp
hành pháp luật vê quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật vê quản lý, sử dụng tài sản công, tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị trong quăn lý, sử dụng tài sản công.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và hệ thống phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở: chế độ quản lý, sử dụng tài sản công, ngoài cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật, còn cần bộ máy thực thi hiệu quả.
4.2. Giải pháp hoàn thiện quăn lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước
4.2.1. Hoàn thiện về khung khố pháp lý chế định lĩnh vực quản lý tài sản công tại Kiếm toán nhà nước
Đổi mới và hoàn thiện khung khố pháp lý chế định về lĩnh vực quản lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước là giải pháp tiên quyết, hàng đầu cần phải làm khẩn trương. Công tác đổi mới và hoàn thiện thể hiện ở một sổ lĩnh vực như sau:
- Bổ sung và hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng: Ngày 11/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2019/NĐ-CP về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, thuê dịch vụ xe ô tô và sắp xếp lại, xứ lý xe ô tô bao gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh; Xe ô tô phục vụ công tác chung; Xe ô tô chuyên dùng; Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Theo đó,
Kiểm toán nhà nước đang khẩn trương thực hiện sắp xếp, giải trình và hoàn thành báo cáo Bộ Tài chính tiêu chuấn định mức xe ô tô chuyên dùng của toàn ngành, làm cơ sở Bộ Tài chính phê duyệt tiêu chuẩn, định mức cho xe ô tô giai đoạn 2021-2026.
- Bố sung và hoàn thiện quy trình sắp xếp, xừ lý hiện trạng nhà đất: Chính phủ ban hành nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về việc sắp xếp lại và xử lý tài sản công, theo đó quy trình về kiểm tra hiện trạng nhà, đất được ban hành tại nghị định này, tuy nhiên việc lập phương án sắp xếp, xử
lý cơ sở nhà đât gặp nhiêu khó khăn, do các quy định chưa rõ ràng, khó thực hiện. Trên cơ sở hướng dẫn của Cục quản lý công sản và Cục Kế hoạch tài chính, Kiểm toán nhà nước đang triển khai xây dựng quy trình xử lý, sắp xếp lại các cơ sở nhà đất để toàn ngành tổ chức thực hiện một cách thống nhất, tuân thủ quy định nhà nước.
- Thúc đẩy và hoàn thiện quy trình đồng thời xây dựng sổ tay nghiệp vụ quản lý, sử dụng các tài săn chuyên dùng đề làm cơ sở áp dụng một các thống nhất cho tất cả các đơn vị của toàn ngành.
4.2.2. Kiện toàn bộ máy và hệ thống phân cấp trong quản lý, sử dụng tàisản công tại Kiểm toán nhà nước sản công tại Kiểm toán nhà nước
Kiện toàn bộ máy quản lý tài sản công và đấy mạnh phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công tại Kiểm toán nhà nước là yêu cầu cấp thiết, cấp bách cần phải làm ngay nhằm tạo sự chủ động cho các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công. Ngay từ khi Bộ Tài chính ban hành văn bản về phân cấp trong quản lý, sử dụng tài sản công, Kiểm toán nhà nước đã đẩy nhanh việc ban hành quyết định số 1930/QĐ-KTNN ngày 17/12/2019 về phân cấp thẩm quyền và tổ chức thực hiện đổi với lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng CNTT để tạo sự chủ động cho các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong việc mua sắm quản lý, sử dụng tài săn công, về kiện toàn trong quá trình luân chuyển cán bộ, yêu cầu các cán bộ làm công tác quản lý, sừ dụng tài sản công được luân chuyến phải chuyến giao, hướng dẫn cho các cán bộ tiếp nhận mới làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công đến khi thành thạo các nghiệp vụ quản lý tài sản công mới được thực hiện luân chuyền. Tại các KTNN khu vực và đơn vị sự nghiệp trực thuộc cần nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị, chủ động nghiên cứu các quy định mới của nhà nước về quản lý và sử dụng tài sàn công. Các cán bộ công chức làm công tác kiếm tra tài sản công của toàn ngành thuộc
KTNN chuyên ngành II (là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì và thực hiện tô chức các đoàn kiểm tra) đã đưa ra sáng kiến xây dựng hệ thống bảng biểu để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin phục vụ các kế hoạch kiểm tra. Thông qua việc khảo sát trước khi kiếm tra, các đoàn kiểm tra đã chủ động nghiên cứu thực hiện kiểm tra những nội dung mà các đơn vị trực thuộc
chưa thực hiện đúng quy định, nhằm phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời những sai sót.
Bên cạnh đó, trình độ của các thành viên trong đoàn kiếm tra nội bộ và kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị trực thuộc cũng được Kiểm toán nhà nước hết sức quan tâm, đào tạo thông qua việc: Cứ các cán bộ vững về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, sử dụng tài sản tham gia các đoàn kiểm tra, tổ chức họp đoàn, phân công chi tiết nhiệm vụ trước khi tiến hành kiểm tra, định kì hàng tháng tổ chức các cuộc họp trao đối nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công, trao đổi cập nhập các văn bản mới về công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc có hoàn thành các cuộc kiểm tra nội bộ và kiếm tra chuyên đề đó là việc thực hiện các kiến nghị• « • J * của các cuộc kiểm tra công tác quản lý tài sản công. KTNN chuyên ngành II
là đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì và thực hiện tổ chức các đoàn kiểm tra) đã• • • • • J thực hiện các giải pháp: mở sổ theo dõi các đơn vị được kiểm tra, các kiến nghị của các đoàn kiếm tra, thực hiện đôn đốc thường xuyên, liên tục các đơn thực hiện các kiến nghị kiểm tra. Trong trường hợp các đơn vị không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn quy định, báo cáo Lãnh kiểm điểm trách nhiệm Lãnh đạo, cá nhân các đơn vị không thực hiện, thực hiện phân loại cán bộ công chức loại D cho các đơn vị cố tình không thực hiện các kiến nghị kiểm tra.
4.2.3. Hoàn thiện tiêu chuân, định vê quản lý tài sản công tại Kiêm toán nhà nước
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sàn công được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình quản lý tài sản công, từ khâu đầu tư xây dựng, mua sắm, nâng cấp, mở rộng, giao, bố trí sừ dụng cho đến khâu xử lý tài sản và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đồng thời là công cụ quan trọng, cơ sở để lập, phê duyệt, phân bổ dự toán, kiếm soát chi ngân sách nhà nước.
Triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phù ban hành hệ thông tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp( Nghị định số 152/2017/NĐ-CP); tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô (Nghị định
số 04/2019/NĐ-CP) và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị ( Quyết định số 50/2017/QĐ-CP). Để công cụ tiêu chuẩn, định mức tài sản công phát huy hết hiệu quả công tác quản lý tài sản công, ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ, BỘTài chính mới ban Quy định về tiêu chuẩn, định mức,
Kiểm toán nhà nước xác định các khoảng trống, các quy định pháp lý chưa phù hợp đế tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chuấn định mức sử dụng tài sản công, cụ thể, Kiểm toán nhà nước đã ban hành thêm được 02 Quyết định về quản lý tài sản công như: Quyết định số 1286/QĐ-KTNN ngày 7/2/2019 ban hành Quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn TSCĐ vô hình tại các đơn vị trực thuộc KTNN. Quyết định số 1961/QĐ- KTNN ngày 21/13/2019 ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ đặc thù của Kiểm toán nhà nước.
Trên cơ sờ các quy định về tiêu chuẩn định mức, Kiểm toán nhà nước đã có văn bản hướng dẫn quyết liệt yêu cần thực hiện theo đúng quy định về tiêu chuẩn định mức, bên cành đó còn có các văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát lại các tài sản công thuộc phạm vị quản lý thừa tiêu chuẩn định
mức và thực hiện xứ lý theo đúng quy định (điêu chuyên tài sản công thừa tiêu chuẩn, định mức cho các đơn vị còn thiếu tiêu chuẩn định mức, thanh lý đối với các tài sản thừa tiêu chuẩn, định mức đù điều kiện thanh lý...)
4.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công chứcthực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản công từ Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản công từ Kiểm toán nhà nước
đến các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp
Nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác quàn lý, sử dụng tài sản công là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức kế toán tài chính ở các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nuớc (trong đó; có nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị trực thuộc, bởi suy cho cùng thì chất luợng của công tác quản lý, sử dụng tài sản công phụ thuộc và trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp và sự phân công, phân nhiệm hợp lý các nhân viên làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc. Do vậy, qua khảo sát thực tế và phân tích thực trạng tại Kiềm toán nhà nuớc, một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức hực hiện nhiệm vụ quản lý,
sử dụng tài sản công như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các bộ làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công, thường xuyên thực hiện tổ chức đào tạo nhân lực đáp ừn yêu cầu quản lý thông qua các lớp đào tạo về quản lý, sử dụng phần mềm tài sản nội ngành, phần mềm đăng kí tài sản tập trung, tập huấn về xử lý các nghiệp vụ thanh lý, điều chuyển, thu hồi tài sản...
Nâng cao chất lượng cán bộ là, công tác kế toán tài sản công, đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công là đòi hỏi cấp thiết trong công tác quản lý tài chính của ngành theo hướng hiện đại. Chính vì vậy phải nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quăn lý tài sản công trong Ngành.
Từ kêt quả đánh giá thực trạng tô chức quản lý tài sản công tại KTNN hiện nay, cùng với việc ban hành những quy trình quản lý, sừ dụng tài sản công, chấn chỉnh khắc phục kịp thời những tồn tại và hạn chế cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn thường xuyên cho cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công trong Ngành.
Thứ hai, phải bố trí hợp lý công chức làm công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp:
Do điều kiện không thế bố trí được cán bộ làm công tác chuyên trách về quản ý tài sản công vì vậy vẫn thực hiện theo thực trạng hiện nay là bố trí