Thực trạng quản lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 70)

r

3.2. Thực trạng quản lý tài sản công tại Kiểm toán nhà nước

3.2.1. Thực trạng quản lý tài sản công tại trụ sở Kiếm toán nhà nước

Tại trụ sở Kiểm toán nhà nước bộ phận quản lý tài sản công nằm trong tổng thể tổ chức bộ máy của Văn phòng Kiểm toán nhà nước thuộc Khối các đơn vị tham mưu. Bộ phận này thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng kiểm toán nhiệm vụ quản lý tài sản công của toàn ngành. Tại các KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp thuộc KTNN có bộ phận làm công tác quăn lý tài sản công, bộ phận này vừa làm công tác kế toán tài sản vừa làm công tác quản lý tài sân công. Bộ phận này trực thuộc Văn phòng KTNN đối với trụ sở

Kiểm toán nhà nước hoặc phòng tồng hợp đối với KTNN các khu vực và đơn vị sự nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chánh văn phòng/Trưởng phòng tồng hợp. Tại tất cả các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tài sản công mà hầu hết các cán bộ

làm công tác kế toán kiêm nhiệm quản lý tài sản công.

• về danh mục mua sắm tập trung của Kiểm toán nhà nước: Thực hiện Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sán nhà nước theo phương thức tập trung, Thông tư số 34/2016/TT-BTC ngày 26/2/2016 của Bộ Tài chính về công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia, Căn cứ Quyết định số 828/QĐ- KTNN ngày 21/5/2015 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy chế phân cấp quản lý tài sản nhà nước của Kiếm toán nhà nước; Kiếm toán

nhà nước ban hành Quyêt định sô 839/QĐ-KTNN Công bô danh mục tài sản mua sắm tập trung của Kiếm toán nhà nước. Theo đó danh mục tài sản mua

sắm tập trung gồm 03 loại:

(i) May đo trang phục ngành: bao gồm in, mua: ấn chỉ, niêm phong, lịch, sách, sổ tay công tác và tài liệu phục vụ tuyên truyền toàn ngành.

(ii) Máy tính xách tay, máy tính, ipad, hệ thống camera giám sát, hệ thống giao ban trực tuyến, kênh truyền kết nối camera về phòng chỉ huy giám

sát trực tuyến tại trụ sở Kiểm toán nhà nước.

(iii) Thiết bị hoạt động chuyên môn: Các máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thiết bị mạng, truyền thông, thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ giữ liệu...

về mua sắm kế toán đối với các tài sản câng nêu trên được thực hiện tập trung tại Vãn phòng kiểm toán nhà nước, mua sắm tập trung thông qua các bước sau:

Bước 1: Bộ phận quản trị tập trung tô chức mua săm tập trung các tài sản công nêu trên theo quy định của luật đấu thầu.

Bước 2: Bộ phận quán trị tập trung chuyển toàn bộ hồ sơ mua sắm tài sản công nêu trên để kế toán theo dõi hợp đồng thực hiện xây dựng hợp đồng, theo dõi thanh quyết toán tiến độ hợp đồng.

Bước 3: Bộ phận kế toán có trách nhiệm chuyển toàn bộ giá trị tài sản của hợp đồng và các tài liệu có liên quan cho bộ phận cấp tài sản thực hiện báo cáo lãnh đạo Kiếm toán nhà nước Quyết định điều chuyến các tài sản công mua sắm tập trung nêu trên cho các KTNN khu vực và đơn vị sự nghiệp thực hiện quản lý, sử dụng. Đồng thời bộ phận cấp tài sản phải thực hiện nhập dữ liệu liên quan đến tài sản như: Tên tài sản, số lượng, giá trị, thông số kĩ thuật, serial number... trên phần mềm quản lý tài sản tài chính nội ngành để thực hiện điều chuyển trên phần mềm cho các đơn vị trực thuộc.

Bước 4: Các KTNN khu vực được và đơn vị sự nghiệp thực hiện nhận• • • • • 1 • • •

dữ liệu tài sản mua săp tập trung được câp phát, hạch toán tăng trên sô sách kê toán, đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng, báo cáo kê khai bố sung theo quy định. Định kì hàng năm thực hiện kiểm kê thực tế, báo cáo công khai, báo cáo tài sản gửi Văn phòng Kiếm toán nhà nước tống hợp báo cáo bộ Tài chính.

Việc mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước giai đoạn 2017- 2020 đều phù hợp với tiêu chuẩn định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công đổi với các loại tài sản như sau”

+ Mua sắm phương tiện đi lại được thực hiện theo quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước. Theo đó toàn ngành mua sắm các loại ô tô phục vụ cho công tác cho các chức danh lãnh đạo, ô tô dùng chung, xe chuyên dùng đều tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng, về chế độ quản lý ... thực hiện chỉ mua xe ô tô khi cơ quan, đơn vị thiếu xe phục vụ công tác mà số xe ô tô hiện có so với tiêu chuẩn, định mức còn thiếu. Mua xe ô tô phù hợp với mức giá mua, theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng chính phủ.

+ Mua sắm trang thiết bị và phương tiện làm việc được tuân thù và thực hiện theo Quyết định số 58/2015QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức, viên chức nhà nước.

Thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản công theo đúng quy định của pháp luật về đấu thuầ mua sắm tài sản. Trong đấu thầu mua sắm tài sản công đã tổ chức theo đúng quy trình, thủ tục để lựa chọn ra nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp với quy định của pháp luật

Thực hiện mua sám tập trung toàn ngành đối với tài sản là xe ô tô, máy móc thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin .... mua sắm tập trung do Văn phòng Kiểm toán nhà nước thực hiện.

• Vê thực trạng công tác sửa chữa, báo trì, bảo dưỡng tài sản công:

Tài sản công được giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng phải được bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo đúng chế độ, tiêu chuấn, định mức kinh tế - kỳ thuật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.

Chánh văn phòng Kiểm toán nhà nước, kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công thuộc phạm vi quản lý.

* về đầu tư XDCB, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà cửa, vật tư kiến trúc:

Tống Kiểm toán nhà nước quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyết định mua sắm tài sản công có giá trị từ 500 tr đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm trở lên; phê duyệt chủ trương mua sẳm đối với loại tài sản mang tín đặc thù của ngành như trang phục, kỷ niệm chương, huy hiệu, logo của ngành, ấn phẩm chuyên ngành....

Phó Tồng KTNN phụ trách văn phòng phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm của cơ quan KTNN; quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trong 1 đơn vị tài sản hoặc 1 lần mua sắm.

3.2.2. Thực trạng quăn lý tài sản công tại KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

a. về công tác mua sắm tài sản công: KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp quyết định mua sắm tài sản công khác không thuộc danh mục tài sản công thực hiện mua sam tập trung. Việc quản lý sử dụng tài sản công tại

KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Lập dự toán mua sắm tài sàn công.

- Căn cứ vào văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước, phòng Tổng hợp sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể đến các phòng, ban lập dự toán mua sắm theo đúng quy định. Văn phòng KTNN chịu trách nhiệm tổng hợp, có ý kiến về các nội dung dự toán mua sắm tài sản công mà các KTNN nhà nước và các đơn vị sự nghiệp đề xuất báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước, báo cáo Bộ Tài chính.

Bước 2. Vê mua săm tài sản công hàng năm.

- Kế hoạch mua sắm tài sản hàng năm của cơ quan Kiềm toán nhà nước, các Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp được lập và phê duyệt trước ngày 31/01 hàng năm. Chánh văn phòng Kiếm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng các Kiếm toán nhà nước khu vực, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp phê duyệt và quyết định mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị có giá trị dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sàn hoặc 01 lần mua sắm.

- Văn phòng Kiếm toán nhà nước căn cứ vào dự toán được giao đầu năm chủ trì tổng hợp, rà soát, thẩm định theo tiêu chuẩn định mức hiện hành đồng thời xây dựng kế hoạch mua sắm báo cáo lãnh đạo phê duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện mua sắm theo phân cấp tại Quyết định số 1930/QĐ-

KTNN ngày 17/12/2019 v/v Ban hành quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công cùa kiểm toán nhà nước và các quy định pháp luật đấu thầu hiện hành.

Bước 3. Đối với các chi phí đột xuất:

Các KTNN khu vực và đơn vị sự nghiệp có nhu cầu trang bị tài sản công đột xuất chưa có trong danh mục đề nghị trang bị mua sắm đầu năm cần có văn bản đề xuất mua sắm gửi văn phòng Kiếm toán nhà nước. Định kì cuối quý, Văn phòng Kiểm toán nhà nước tiến hành rà soát, tồng hợp nhu cầu của đơn vị trực thuộc trên cơ sở các văn bản đề xuất mua sắm, tiến hành rà soát, thẩm định theo tiêu chuẩn định mức hiện hành đồng thời xây dựng kế hoạch

mua sắm và đề xuất nguồn kinh phí thực hiện mua sắm báo cáo Lãnh đạo KTNN phê duyệt theo phân cấp tại quyết định số 1930/QĐ-KTNN ngày

17/12/2019 của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Căn cứ phê duyệt của Lãnh đạo KTNN, Văn phòng KTNN tổ chức mua sắm theo phân cấp và các quy định pháp luật đấu thầu hiện hành.

Bước 4. Sau khi hoàn thành việc tổ chức mua sắm tài sản, Văn phòng KTNN chủ trì bàn giao tài sản và các tài liệu hướng dẫn sử dụng tài sản của nhà

sản xuât cho các đon vị trực thuộc đông thời trình lãnh đạo KTNN ban hành quyêt định điều chuyển tài sản cho các đơn vị trực thuộc quản lý sử dụng.

b. về công tác bào trì, bảo dưỡng, sửa chừa, nâng cấp tài sản công: Văn phòng KTNN, phòng Tống hợp tại các đơn vị trực thuộc được giao quản lý, sử dụng có trách nhiệm, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp tài sàn công theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất (nếu có) và các quy định của Nhà nước, Kiểm toán nhà nước để kéo dài tuồi thọ và công năng hoạt động. Đối với việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp theo định kỳ: căn cứ vào kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đã được phê duyệt và dự toán được giao (đổi với tài sản cố định là trang thiết bị CNTT, phương tiện vận chuyển, tài sản chuyên dùng Văn phòng KTNN có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và tố chức thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật nhà nước, Kiểm toán nhà nước.

c. về tố chức, theo dõi, quản lý, báo cáo, kê khai tài sản công:

Tài sản giao cho các đơn vị quàn lý, sử dụng phải lập, quản lý hồ sơ theo Điều 37 Luật quân lý, sử dụng tài sản công; Điều 129 nghị định số 151/NĐ-CP. Văn phòng Kiểm toán nhà nước lập, quản lý hồ sơ tài sản công là trụ sở làm việc, xe ô tô và tài sản nguyên giá theo số sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên, đăng nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định và lập hồ sơ báo cáo kê khai định kỳ theo Điều 128 nghị đinh 151.

Tất cả tài sản khi được bàn giao đều phải đưa vào sử dụng ngay. Phòng : Tổng hợp thực hiện cập nhật dữ liệu tăng tài sản vào số sách kế toán và phần mềm quản lý tài sản khi thực hiện thanh lý, thanh hủy, điều chuyển tài sản. Lập hồ sơ tài sản và lưu trữ hồ sơ tài sản theo quy định, danh mục hồ sơ lập và lưu của các tài sản công cụ thế như sau:

- Đối với tài săn được Kiểm toán nhà nước trang bị từ mua sắm tập trung, hồ sơ tài sản công gồm: Biên lai bàn giao tài sản đưa vào sử dụng,

Quyêt định điêu chuyên tài sản của Kiêm toán nhà nước, Các tài liệu liên

quan đến việc quản lý, sử dụng vận hành bảo trì.... nếu được Kiểm toán nhà nước bàn giao kèm theo tài sản, Các tài liệu liên quan đến việc bảo trì, bảo

dưỡng tài sản do Kiếm toán nhà nước hoặc do đơn vị thực hiện, các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyền, tiêu hủy, thanh lý tài sản, các tài

liệu khác có liên quan đến tài sản.

d. về tổ chức kiểm kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá hiệu quả sử dụng.

Định kì hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn công tác kiếm kê, đánh giá, hạch toán tài sản công cùa Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các KTNN khu vực và đơn vị sự nghiệp tổ chức tiến hành kiểm kê tài sản công thuộc phạm vi quản lý tại đơn vị tại thời điểm 31/12, tiến hành xử lý chênh lệch thừa thiếu sau kiểm kê, đánh giá tình trạng quản lý, sử dụng các tài sản công tại thuộc phạm vi xữ lý, đồng thời điều chỉnh hạch toán số liệu trên sổ sách kế toán và phần mềm quản lý tài sản công, gửi số báo cáo số liệu tài sản công đơn vị mình về Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

Văn phòng Kiểm toán nhà nước tống hợp tình hình quăn lý, sử dụng tài sản công của KTNN báo cáo lãnh đạo KTNN để báo cáo Bộ tài chính theo quy định.

3.2.3. Quyết toán kỉnh phí đầu tư, mua sắm tài sản công của Kiếm toán nhà nước

Căn cứ Luật NSNN; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số

12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dụng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 19/2011/TT-BTC, ngày 14/2/2011 của Bộ tài

chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước...

về chứng từ kế toán: Văn phòng KTNN và Phòng Tổng hợp tại các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng mẫu chứng từ kế toán được Bộ tài

chính quy đinh, nội dung chứng từ kê toán được lập rõ ràng, không tây xóa, không viết tắt; số tiền bàng số và bằng khớp đúng; các ký tự trên chứng từ kế toán đảm bão đầy đủ theo chức danh quy định. Hồ sơ, chứng từ quyết toán đảm bảo đầy đủ theo chế độ bao gồm: Kế hoạch mua sắm tài sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt chi tiết theo từng loại tài sản mua sắm, hồ sơ đấu thầu (trường hợp phải tổ chức đấu thầu....); quyết định mua sắm tài sản trang thiết bị làm việc của thủ trướng đơn vị hoặc của cấp có thẩm quyền theo phân cấp; Hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản; hóa đơn bán hàng hóa của người bán...

về sổ kế toán: được Văn phòng KTNN và phòng Tổng hợp tại các đơn

Một phần của tài liệu Quản lý tài sản công tại kiểm toán nhà nước (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)