Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 40 - 54)

6. Kết cấu của luận án

2.2.2. Chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã

2.2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách tiền lương công chức cấp xã

Chính sách tiền lương công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là công cụ của nhà nước nhằm tổ chức, quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất tiền lương của công chức. Trong đó, Chính sách tiền lương công chức cấp xã là tổng thể các quan điểm, tư tưởng phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản nhằm trả lương cho công chức cấp xã đảm bảo công bằng, phản ánh đúng chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức cấp xã, đảm bảo tái sản xuất sức lao động và kích thích khả năng làm việc của công chức cấp xã.

* Vai trò của chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã

Chính sách tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Vai trò của chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã được thể hiện:

Thứ nhất, Chính sách tiền lương là công cụ kích thích, tạo động lực cho công

chức cấp xã làm việc. Thật vậy, nếu chính sách tiền lương được xây dựng đảm bảo công bằng, hiệu quả sẽ là công cụ hữu hiệu để kích thích, tạo động lực cho công chức cấp xã làm việc. Người lao động sẽ nỗ lực làm việc, tích cực học tập, nâng cao trình độ để được tăng lương, được hưởng mức lương tương xứng với hiệu quả làm việc. Kinh nghiệm của Singgapore cho thấy khi chính sách tiền lương được xây dựng phù hợp, hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích, tạo động lực rất lớn đối với công chức, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.

Thứ hai, chính sách tiền lương được xây dựng hợp lý sẽ góp phần nâng cao đời

lương đều hướng tới đảm bảo đời sống vật chất tinh thần và cao hơn nữa là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi tiền lương được tính toán đủ, đảm bảo đời sống cho người lao động, người lao động sẽ yên tâm làm việc, giảm tình trạng nhũng nhiễu trong quá trình thực thi công vụ, giảm tình trạng tham nhũng.

Thứ ba, chính sách tiền lương được xây dựng hợp lý, gắn với năng lực của công chức cấp xã sẽ có tác dụng thúc đẩy công chức cấp xã tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ tư, chính sách tiền lương phù hợp, phản ánh đúng với mức độ phức tạp của từng vị trí việc làm sẽ thúc đẩy công chức cấp xã làm việc có trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ quy định của từng vị trí việc làm.

Thứ năm, chính sách tiền lương là công cụ để thu hút và giữ chân công chức xã làm việc ở hệ thống chính quyền cấp xã. Khi chính sách tiền lương được xây dựng phù hợp, tiền lương phản ánh đúng mức độ phức tạp của từng vị trí việc làm, phản ánh đúng năng lực và hiệu quả làm việc sẽ thu hút và giữ chân công chức cấp xã làm việc trong hệ thống chính quyền cấp xã.

Như vậy, chính sách tiền lương nếu được xây dựng phù hợp, hiệu quả sẽ có vai trò rất lớn đối với công chức cấp xã. Do đó, cần hoạch định chính sách tiền lương đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả để phát huy vai trò của chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã.

2.2.2.2. Nội dung của chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức cấp xã

Chính sách tiền lương công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng bao gồm các nội dung sau:

* Mức lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu của hệ thống tiền lương là mức tiền lương dùng để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất (không qua đào tạo), trong điều kiện lao động bình thường (không có yếu tố độc hai). Đó là số tiền đủ để mua những tư liệu sinh hoạt và dịch vụ thiết yếu để tái sản xuất sức lao động giản đơn, một phần bảo hiểm tuổi già và nuôi con.

Điều 56 của Bộ Luật Lao động quy định "mức lương tối thiểu được ấn định theo giá cả sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”.

Nhu cầu tối thiểu là nhu cầu thiết yếu, cơ bản tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, đồ dùng, hưởng thụ văn hoá, giao tiếp xã hội, bảo hiểm và nuôi con nhằm duy trì cuộc sống và làm việc. Mức sống tối thiểu là mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu. Do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người lao động ngày càng cao đòi hỏi tiền lương tối thiểu phả ngày càng tăng để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

* Quan hệ tiền lương (tối thiểu – trung bình - tối đa)

Quan hệ tiền lương là quan hệ giữa mức lương tối thiểu (thấp nhất), mức lương trung bình và mức lương tối đa trong hệ thống tiền lương, nó phản ánh quan hệ tiền lương theo mức độ phức tạp của công việc, phản ánh mức độ chênh lệch về tiền lương giữa những người đảm nhận công việc đơn giản nhất với những người đảm nhận công việc ở mức độ trung bình và những người đảm nhận công việc có mức độ phức tạp cao nhất.

Quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình - tối đa được xác định theo phương pháp phân tích mức độ phức tạp của lao động như sau:

Bản chất của phương pháp này là xác định tương quan tiền lương tối thiểu – trung bình – tối đa dựa trên tương quan về độ phức tạp lao động với hàm ý lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Mức độ phức tạp lao động phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của công việc và điều kiện lao động.

* Hệ thống bảng lương

Bảng lương công chức nhà nước là bảng dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương của từng nhóm nghề nghiệp công chức nhà nước và dùng để trả lương cho các đối tượng công chức khác nhau. Đối với một bảng lương công chức nhà nước có thể có một số ngạch lương (ví dụ trong bảng lương công chức chuyên môn, nghiệp vụ có một số ngạch khác nhau). Trong từng ngạch có một số mức lương

(hoặc hệ số lương) áp dụng cho công chức phụ thuộc vào mức độ khoảng cách độ phức tạp (giá trị công việc) của nhóm công việc cùng ngạch, chính sách khuyến khích phát triển chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và thâm niên của công chức. Như vậy, các yếu tố trên quyết định thiết kế số lượng bậc lương một của ngạch lương công chức nhà nước. Mức lương của các bậc trong bảng lương, ngạch lương, thể hiện giá trị bằng tiền của giá trị lao động của các vị trí công việc công chức nhà nước đảm nhiệm. Mức lương của từng bậc được hình thành trên cơ sở tính toán mức tiền lương thấp nhất của công chức và hệ số giá trị công việc của bậc đó so với giá trị công việc có độ phức tạp lao động thấp nhất trong hệ thống các vị trí công việc của công chức.

Như vậy, có thể hiểu Bảng lương công chức là bảng quy định các ngạch, bậc lương, hệ số mức lương cho từng chức danh theo từng ngành.

Một bảng lương công chức được kết cấu bởi các yếu tố: + Ngạch công chức (chức danh).

+ Bậc lương.

+ Hệ số lương từng bậc cho từng chức danh.

Bảng lương công chức là cơ sở để xếp lương, nâng bậc lương và tính trả lương cho công chức các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Do đó, cần xây dựng được hệ thống bảng lương công chức phản ánh đúng mức độ phức tạp của các ngạch công chức, mức nâng bậc phải hợp lý để đảm bảo khuyến khích công chức gắn bó lâu dài trong hệ thống công vụ và nỗ lực trong công việc.

* Phụ cấp lương

- Bản chất và các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương

Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung, mà khi xác định lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp hàm chưa tính hết yếu tố không ổn định so với điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt bình thường hoặc chưa tính đủ các yếu tố thuộc về lương.

Các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng có thể được xem như một phần của tiền lương cơ bản, mặc dù về hình thức biểu hiện, nó không phải là lương

cơ bản. Khi xây dựng hệ thống lương cho một quốc gia, người ta thường muốn đơn giản hoá hệ thống lương thông qua việc xây dựng một hệ thống chung cho tất cả các vùng, miền, khu vực, ... với điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc khác nhau. Do vậy, đối với các vùng, miền, khu vực, ... cụ thể, những yếu tố đặc thù, không ổn định về điều kiện sinh hoạt và điều kiện lao động cần phải được tính lương ở mức cao hơn so với lương cơ bản được quy định. Ví dụ, với những vùng đất mới khai hoang, điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn khó khăn, cần thu hút người lao động đến làm việc, thời gian đầu nên quy định phụ cấp thu hút. Đến khi cơ sở hạ tầng, điều kiện sống và làm việc đã trở nên tốt hơn, có thể huỷ bỏ chế độ phụ cấp này. Điều đó có nghĩa là, cần có chế độ phụ cấp lương để bù đắp cho người lao động cho những trường hợp đó.

Trong một số trường hợp, hệ thống lương được quy định chưa tính đủ các yếu tố lương. Chẳng hạn, trong một bảng lương được áp dụng cho một nhóm đối tượng nào đó, có thể trong quá trình làm việc, do những thành tích xuất sắc, người lao động được nâng lương trước thời hạn nhiều lần, đến khi đạt bậc lương cao nhất của bảng lương, người lao động vẫn còn thời gian công tác nhiều năm. Trường hợp này cần quy định thêm phụ cấp thâm niên vượt khung để khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc có hiệu quả cao. Hoặc, dù trong lương đã tính đến các yếu tố độc hại – nguy hiểm nhưng trên thực tế, có những nơi làm việc có mức độ độc hại - nguy hiểm cao hơn nhiều so với mức độ độc hại – nguy hiểm được tính trong lương, cần quy định thêm chế độ phụ cấp độc hại - nguy hiểm.

Phụ cấp lương có thể được biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật hoặc hình thức khác. Nhìn chung, các phụ cấp được thể hiện bằng tiền là chủ yếu, ví dụ, phụ cấp khu

vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại nguy hiểm, ... đang được áp dụng trong khu vực Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Phụ cấp bằng hiện vật được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ Đổi mới (1986) dưới các dạng tem phiếu dùng để mua lương thực, thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt khác; nhà ở; điện nước v.v... Đến nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số chế độ phụ cấp bằng hiện vật đối với một số đối tượng đặc biệt, ví dụ, chế độ xe công cho các cấp từ Vụ trưởng trở lên; chế độ văn phòng phẩm cho cán bộ, công chức, viên chức v.v... Phụ cấp bằng

hiện vật còn tồn tại ở các nước Nam Á như Ấn độ, Băng la đét, Pakistan, Sri Lanca v.v... dưới các dạng nhà ở, phụ cấp lắp điện thoại tại nhà riêng cho các quan chức cấp cao, ... Ngoài ra, có những phụ cấp không biểu hiện dưới dạng tiền hay hiện vật, ví dụ như lái xe riêng cho quan chức cấp cao, đi máy bay miễn phí (dành cho nhân viên hàng không của một số hãng hàng không), v.v...

Phụ cấp lương có thể được biểu hiện dưới dạng “hữu hình” hoặc “vô hình”.

Các phụ cấp được biểu hiện dưới dạng hữu hình là những phụ cấp được nhận dạng ngay từ tên gọi của nó, ví dụ, phụ cấp chức vụ; phụ cấp lưu động; v.v... Trường hợp ngược lại được gọi là các phụ cấp “vô hình”. Các phụ cấp “vô hình” được tồn tại khá phổ biến, ví dụ, tiền công tác phí cho cán bộ đi công tác về thực chất là phụ cấp lưu động; tiền”bồi dưỡng” họp do cơ quan chi trả cho người tham dự một buổi họp hay hội nghị nào đó trong giờ hành chính về thực chất là phụ cấp “khuyến khích” mọi người đi họp đầy đủ hơn. Đôi khi, phụ cấp lương còn được “ẩn” vào lương như phụ cấp lưu động được đưa vào tiền lương của bộ phận kinh doanh (bán hàng) trong một công ty, phụ cấp chức vụ của nhiều chức danh lãnh đạo được đưa vào tiền lương chức vụ v.v...

Phụ cấp lương công chức là số tiền phụ bổ sung thêm được tính theo tỷ lệ của lương cấp bậc hoặc lương chức vụ để trả thêm cho công chức ngoài tiền lương cấp bậc hoặc lương chức vụ. Đó chính là khoản bổ sung khi lương cấp bậc, chức vụ chưa tính hết các yếu tố không ổn định so với điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt bình thường. Phụ cấp lương có tính linh hoạt cao, không cố định, thường biến đổi khi công chức thay đổi vị trí công tác, điều kiện lao động và chỉ chiếm phần nhỏ so với lương cơ bản.

Phụ cấp lương được xác định khi hệ thống bảng lương công chức chưa tính hết các yếu tố không ổn định so với điều kiện sinh hoạt và làm việc bình thường. Việc xây dựng các chế độ phụ cấp lương nhằm giúp cho cuộc sống của công chức có điều kiện để nâng lên.

* Hình thức trả lương

- Khái niệm về hình thức trả lương

cách tiến hành tính trả lương cho người lao động gắn với số lượng và chất lượng sản phẩm do họ hoàn thành hoặc gắn với thời gian làm việc của người lao động.

Trong nền sản xuất hiện đại với sự đa dạng của các loại công việc khác nhau, kết quả lao động phong phú và đa dạng, đôi khi rất khó quy về sản phẩm hiện vật để thống kê. Do đó, xác định trả lương theo sản phẩm hay trả lương theo thời gian chỉ mang tính tương đối mà thôi. Cùng với sự phát triển của khoa học quản trị nhân lực trong tổ chức, hình thức trả lương cũng được hiểu rộng ra, nó không còn bó hẹp trong việc xác định trả theo sản phẩm hay theo thời gian. Chẳng hạn như đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, có thể mở rộng hình thức trả lương này đến mọi đối tượng người lao động, nó không chỉ bó hẹp với những người lao động làm ra sản phẩm hiện vật mà có thể áp dụng cho các đối tượng khác không trực tiếp làm ra sản phẩm. Bởi vì trong nền sản xuất hiện đại, sản phẩm chỉ là một trong những cách thể hiện kết quả lao động của người lao động. Chính vì vậy, người ta có thể mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm thành hình thức trả lương theo kết quả thực hiện công việc.

- Các hình thức trả lương đối với công chức

Tùy vào tiêu chí xác định mà ta có các loại hình thức trả lương khác nhau. Theo quan điểm thù lao lao động trong quản trị nhân lực có thể xác định theo đối tượng lựa chọn để tính trả lương là người lao động hay công việc, là người lao động hay kết quả thực hiện công việc của cá nhân người lao động, tập thể và của toàn tổ chức,… thì có thể xác định trả lương theo cá nhân người lao động, trả lương theo công việc và trả lương theo kết quả thực hiện công việc,…

Trong một tổ chức xác định mục tiêu của việc trả lương là rất quan trọng. Việc lựa chọn áp dụng hình thức trả lương nào phải tùy thuộc vào mục tiêu của việc trả lương đã được xác định.

Đối với công chức, do đặc thù của công việc, thực hiện công vụ, cung cấp dịch

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w