6. Kết cấu của luận án
3.4.3. Khả năng tài chính quốc gia
Kết quả của đường lối phát triển kinh tế đã đưa lại thay đổi cơ bản: giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động: các thành phần kinh tế ra đời theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh: trong 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 8,5%, 1996 tăng 9,5%, 1997 là 9%, do khủng hoảng tài chính năm 1998 tốc độ tăng trưởng chậm lại còn khoảng 5-6% sau đó lại tiếp tục tăng lên 7-8%. Giai đoạn: 2006-2010: 7,01%; 2011-2015: 5,9%; 2016-2019: 6,8%).
Bảng 3.6. Mức độ tăng trưởng của GDP và thu chi ngân sách Chỉ tiêu
1. Tốc độ tăng GDP so với năm trước 2.Tổng thu NS 3. Tổng chi NS Bội chi NS
a/ Chi Đầu tư PT % so tổng chi NS b/ Chi thường xuyên % so tổng chi NS 4.Tổng quỹ lương và trợ cấp từ NS % so tổng thu NS % so tổng chi NS % so chi thường xuyên % 1000 tỷ 1000 tỷ 1000 tỷ 1000 tỷ % 1000 tỷ % 1000 tỷ % % % (Nguồn: Tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước qua các năm)
Giai đoạn 2016 – 2019, tốc độ tăng GDP bình quân là 6,8%, xét theo từng năm thì xu hướng GDP tăng dần từ năm 2016 - 2019
Xét các khoản chi NS cho thấy tình hình là năm nào cũng bội chi NS, thấp nhất là 2017 là 178,3 (1000 tỷ đồng). Cao nhất là 2016 là 254 (100 tỷ đồng). Tỷ lệ dành cho chi thường xuyên có xu hướng giảm đi: năm 2016 là 64.72% (824 nghìn
tỷ đồng), tỷ lệ chi thường xuyên năm so với tổng chi NS đến năm 2019 chỉ còn 61.19% (999.47 nghìn tỷ đồng)
Xem xét chi cho tiền lương và trợ cấp từ NS cho thấy đều tăng qua các năm: năm 2016 chiếm 27.57% tổng chi NS và 42,6% so chi thường xuyên đến năm 2019 là 28.95% so tổng chi NS và 47.3% so với chi thường xuyên.
Từ số liệu trong bảng, cho thấy hàng năm tỷ lệ dành là nguồn tiền lương đều tăng lên đều dặn, bất chấp những khó khăn về kinh tế.
Từ sự phân tích trên cho thấy, mặc dù tăng trưởng kinh tế cao, làm cơ sở cho việc tăng lương. (theo tính toán của đề tài, cứ tăng 1% GDP tiền lương tối thiểu tăng khoảng 2%), tỷ lệ thu ngân sách tăng lên, cơ cấu chi được cải thiện theo hướng tăng cho thường xuyên. Song đối tượng hưởng tiền lương từ ngân sách nhà nước quá lớn nên dẫn đến mức tăng tiền lương công chức nói chung và đặc biệt là công chức cấp xã là rất thấp.
Như vậy, với khả năng tài chính “eo hẹp” cùng với việc gia tăng số lượng công chức cấp xã nhanh nên việc trả lương cho công chức cấp xã gặp nhiều khó khăn, mức độ tăng lương của công chức cấp xã hàng năm rất thấp, thấp hơn so với tốc độ tăng của giá cả, làm ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của công chức
3.4.4. Cải cách hành chính
Ngày 8 tháng 11 năm 2011, chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ – CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính công giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, giai đoạn 2011 – 2020 tập trung vào (i) cải cách thể chế; (ii) Cải cách thủ tục hành chính; (iii) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (iv) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (v) Cải cách tài chính công; (vi) Hiện đại hóa hành chính và thu được một số kết quả:
* Cải cách thể chế
Kết quả đạt được: Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật: Các bộ luật, luật,… được sửa đổi phù hợp với bối cảnh mới (hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường,…). Thể chế của nền hành chính, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân được hoàn thiện, củng cố và được trển khai có hiệu quả trên thực tế. Nền hành chính đã có bước chuyển biến theo hướng dẫn chủ, phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân, xã hội và sự phát triển đất nước.
* Về cải cách bộ máy nhà nước
- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước từ TW đến địa phương. Một sự thay đổi có tính chất quyết định đến bộ máy nhà nước là chuyển từ chức năng quản lý kinh tế sang quản lý nhà nước về kinh tế.
- Sắp xếp, tinh giản bộ máy nhà nước. Trong đợt cải cách hành chính đầu tiên, chúng ta đã giảm các đầu mối trong tổ chức Chính phủ từ 76 xuống còn 48 đầu mối (giảm được 28 đầu mối). Các đơn vị bên trong các bộ ban ngành giảm được 38 tổ chức vụ, ban và tương đương.. Ở địa phương giảm được các sở và các và các tổ chức tương ứng trong các cơ quan trung ương.
* Cải cách thủ tục hành chính:
- Kết quả đạt được đầu tiên và quan trọng nhất là các thủ tục hành chính được cải cách theo hướng phục vụ nhân dân, xóa bỏ dần các thủ tục gây phiền hà cho nhân dân. Tính đến hết tháng 12/2016, đã đơn giản hóa 4.527/4.723 thủ tục hành chính do Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết chuyên đề, đạt 95,8%... Kế đó là, sự thay đổi căn bản về tư duy quản lý hành chính nhà nước là xóa bỏ nhiều thủ tục, nội dung kiểm soát không hợp lý, đề cao tính tự chủ, ý thức chịu trách nhiệm trước pháp luật của công dân và doanh nghiệp, thể hiện sự tin tưởng của nhà nước về sự làm ăn chân chính của họ. Kết quả qua trọng thứ ba là, phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý cấp TW và địa phương, nhiều quyền ở TW được phân cấp cho các cơ quan địa phương để phát huy tính độc lập sáng tạo trong điều kiện cụ thể của từng địa phương, do đó tăng những nhiệm vụ quản lý giám sát ở cấp vĩ mô cho các cơ quan TW.
- Cuộc cải cách hành chính đã có kết quả thực sự như công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính, thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính nhà nước, duy trì và cập nhật dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho nhân dân, xây dựng lòng tin của người dân đối với chính quyền.
* Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Kết quả đạt được thể hiện qua một số nội dung sau: (1) Tổ chức bộ máy của Chính phủ được giữ ổn định (18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ), trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức quản lý theo mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước của Chính phủ; (2) Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung vào quản lý vĩ mô; ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm...; (3) Cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được kiện toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý, tính chất hoạt động và tiếp tục được đổi mới, sắp xếp theo hướng tinh gọn; (4) Đẩy mạnh trao quyền cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp mình quản lý, bảo đảm phù hợp với quy định của Chính phủ theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước địa phương; (5) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý chặt chẽ và thực hiện tinh giản biên chế, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật; (6) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng và được tuyển dụng, quản lý, sử dụng theo vị trí việc làm; (7) Chính sách tiền lương trong khu vực công từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương; (8) Các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội bền vững, hài hòa.
* Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đạt được: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ,... và năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có nhiều tiến bộ, cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn. Số cán bộ có trình độ sau đại học tăng lên rõ rệt, riêng trong 5 năm từ 2009 đến 2014, số người có trình độ đại học và trên đại học tăng gần 2 lần, từ 4,4% lên 7,3%. Số lượng cán bộ được quy hoạch khá dồi dào, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ. Nhìn chung, đa số cán bộ, công chức, viên chức có lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Trong thời gian qua, thể chế tài chính - Ngân sách nhà nước tiếp tục được hoàn thiện theo nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ có kết quả quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Từ năm 2010 đến nay, ngành Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 25 dự án luật; 14 Nghị quyết của Quốc hội; 10 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành khoảng 250 nghị định, 170 quyết định và ban hành theo thẩm quyền gần 2.000 thông tư, thông tư liên tịch. Kết quả số thu hàng năm tăng nhanh hơn so với thời kỳ trước đó. Cơ cấu thu NS cũng có những chuyển biến tích cực như: tốc độ tăng thu nội địa ngày càng lớn, đồng thời thêm nhiều nguồn thu mới: thuế nhà đất, thuế thu nhập, thu chênh lệch giá... Về chi ngân sách, có sự thay đổi về cơ cấu chi ngân sách như tăng nhanh chi cho đầu tư phát triển, trả nợ và xóa bỏ các khoản mang tính chất bao cấp. Về chi thường xuyên hình thành nên 3 nhóm: nhóm được ưu tiên: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; nhóm bình thường: văn hóa xã hội và nhóm giảm chi: chi cho quản lý hành chính.
* Hiện đại hóa hành chính
Kết quả đạt được: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử đã đạt được những kết quả quan trọng. 90% các văn bản tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. Hầu hết các dịch cụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng thông tin điện tử hành chính của chính phủ đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi trên nhiều phương tiện khác nhau. Tính đến ngày 30-12-2020, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền.
Bên cạnh những mặt được, quá trình cải cách hành chính còn để lại nhiều dấu ấn chưa tốt. Cụ thể:
- Về cải cách bộ máy nhà nước còn để lại dấu ấn chưa tốt: các cơ quan nhà nước rất đa dạng về loại hình tổ chức nên chưa có sự thống nhất. Chưa phân biệt rõ được cơ quan hành chính công quyền và cơ quan sự nghiệp, trong cơ quan công quyền cũng chưa phân biệt rõ giữa cơ quan hoạch định thể chế với các cơ quan tổ
chức thực hiện; chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, bộ máy còn cồng kềnh gây lãng phí và kém hiệu quả trong thực thi công vụ.
- Cải cách thủ tục hành chính, mặc dù đã giảm được phiền hà cho người dân nhưng nhìn chung còn nhiều yếu kém cần quan tâm giải quyết như: Các giải pháp cải cách chưa đồng bộ và tổng thể, mới chỉ mang tính chất thử nghiệm để rút kinh nghiệm do đó cò đơn lẻ, rời rạc. Việc tác bạch các tổ chức có tính chất phục vụ và dịch vụ công là đúng đắn và cần thiết song chất lượng của các công việc này còn thấp, nên chưa đáp ứng được yêu cầu đúng theo nghĩa phục vụ và dịch vụ. Những hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, vô cảm vẫn còn nhiều, hiện tượng “xin – cho” vẫn là tư tưởng chủ đạo trong giải quyết các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, do cơ chế tổ chức bộ máy nhà nước chưa đồng bộ dẫn đến cải cách hành chính diễn ra không đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực gây khó khăn trong việc vận hành các thủ tục hành chính mới.
- Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh, cơ cấu cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung còn hình thức.
- Cải cách tài chính công có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn nhiều bất cập làm thất thoát ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc chi ngân sách còn chưa thực sự hợp lý dẫn đến lãng phí và không hiệu quả.
Với những bất cập trên, công cuộc cải cách hành chính cần tiếp tục được đẩy mạnh trên tất cả các mặt (cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tài chính công), có như vậy mới tạo ra được bộ máy nhà nước gọn nhẹ, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, từng cấp; giảm các quy định gây phiền hà cho người dân, cho các tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đồng thời tăng nguồn thu ngân sách, từ đó tăng lương cho cán bộ, công chức.
3.4.5. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của công chức.
Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của có ảnh hưởng rất lớn đến việc trả lương cho công chức đảm bảo công bằng, hiệu quả. Tuy nhiên, trong khu vực công
hiện nay việc đánh giá thực hiện công việc của công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện còn mang tính hình thức và chưa có đánh giá thực hiện công việc riêng, thông thường được gộp vào trong hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức. Trong hệ thống tiêu chí này chủ yếu thiên về phẩm chất đạo đức và mối quan hệ xã hội, chưa chú trọng đúng mức đến trình độ, năng lực, hiệu quả công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người công chức cấp xã. Bên cạnh đó, hệ thống tiêu chí đánh giá, chu kỳ đánh giá, phương pháp đánh giá chưa được quy định thống nhất, rõ ràng nên quá trình triển khai ở các cơ sở, các địa phương còn tùy tiện, chưa đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng. Kết quả đánh giá thường bị sai lệch do ý kiến chủ quan người, hoặc tâm lý đám đông, kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng hiệu quả công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người công chức. Việc đánh giá còn mang tính hình thức, kết quả đánh giá không được sử dụng vào trả lương do đó, tác động tạo động lực lao động cho công chức cấp xã rất thấp.