6. Kết cấu của luận án
3.3.2. Đánh giá chính sách tiền lương và thu nhập của công chức cấp xã theo các
tiêu chí
3.3.2.1. Đánh giá về mức độ công bằng và hiệu quả trong trả lương đối với công chức cấp xã
Để đánh giá thực trạng tiền lương, thu nhập của công chức cấp xã, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát với 500 công chức cấp xã ở 10 tỉnh trong cả nước. Sau đây là phân tích kết quả của cuộc điều tra.
Bảng 3.3. Tiền lương bình quân tháng của công chức cấp xã qua các năm Tiền lương bình quân
Tiền lương (cả phụ cấp)/BQ tháng năm Tiền lương theo chế độ tháng BQ năm
Số liệu bảng 3.3. cho thấy, tiền lương bình quân tháng (kể cả phụ cấp lương) của công chức cấp xã năm 2015 là 3.208.500 đồng/tháng, năm 2016 là 3.375.900 đồng/tháng. Tiền lương theo chế độ tháng (không tính phụ cấp lương) năm 2015 chỉ là 2.898.000 đồng/tháng và năm 2016 là 3.049.200 đồng/tháng, tăng khoảng 5% so với năm 2015 (tương đương mức tăng tiền lương cơ sở).
Tiền lương bình quân (kể cả phụ cấp) Các Bộ,Các Sở, ngành ngành TW tỉnh Các Phòng huyện
Biểu đồ 3.1. So sánh tiền lương bình quân của công chức cấp xã với tiền lương bình quân công chức các cấp.
Như vậy, tiền lương bình quân tháng của công chức cấp xã khá thấp, thấp hơn khá nhiều so với công chức các cấp khác (trung ương, tỉnh, huyện) và thấp hơn rất nhiều so với mức lương bình quân khu vực sản xuất kinh doanh. Cụ thể, xem biểu đồ 3.1. so sánh mức lương bình quân của công chức cấp xã với công chức các cấp khác.
Biểu đồ 3.1 cho thấy, tiền lương bình quân tháng của công chức cấp xã thấp hơn khá nhiều so với công chức các cấp (huyện, tỉnh, trung ương). Cụ thể, tiền lương bình quân tháng của công chức cấp xã chỉ là 3.375.900 đồng/tháng, tiền lương bình quân của công chức làm ở các phòng cấp huyện là 4.409.100 đồng/tháng; tiền lương bình quân của công chức làm ở cấp tỉnh và làm ở các Bộ, ngành Trung ương lần lượt là 4.912.600 đồng và 6.074.200 đồng. Như vậy, tiền lương bình quân của công chức cấp xã chỉ bằng 75,2% tiền lương bình quân của công chức cấp huyện, bằng 68,72% công chức cấp tỉnh và chỉ bằng 55,58% công chức làm ở các Bộ, ngành Trung ương.
Đặc biệt, So sánh tiền lương của công chức công chức cấp xã với tiền lương của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp có thu; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang và người lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thấy tiền lương công chức cấp xã hiện nay rất thấp, thấp hơn so với viên chức làm việc ở các đơn vị sự nghiệp; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang và thấp hơn rất nhiều so với người lao động làm việc ở các đơn vị sản xuất kinh doanh. Cụ thể:
- So với khu vực sản xuất kinh doanh: So với tiền lương bình quân của cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ làm việc trong các doanh nghiệp thì tiền lương bình quân của công chức cấp xã thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng 51% tiền lương bình quân của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong các doanh nghiệp (tiền lương bình quân của cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong doanh nghiệp là 6.600.000 đồng) (Viện Khoa học Lao
động – Xã hội, Bộ Lao động)
- Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, viên chức làm việc ở các đơn vị sự nghiệp có thu được hưởng tiền lương gồm 2 phần: (1) tiền lương từ ngân sách nhà nước và (2) phần lương từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp tiết kiệm được. Nguồn thu này thu được từ việc thu các khoản phí (các trường đại học thu học phí, bệnh viên thu viện phí,…), thu từ cho thuê mặt bằng (trông xe, nhà ăn, giảng đường,…),
thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học (đề tài, dự án,…). Nguồn thu này dùng để chi trả các hoạt động của đơn vị, phần tiết kiệm được sẽ dùng để tăng thêm tiền lương cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp. Do đó, cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp ngoài phần tiền lương từ ngân sách nhà nước (được tính toán theo quy định hiện hành: Tli = (HSL + HSPC nếu có) x MLTT) còn được hưởng thêm phần tiền lương chia thêm từ đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó, cán bộ, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp sẽ có tiền lương, thu nhập cao hơn so với công chức nói chung và cao hơn nhiều so với công chức cấp xã làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã. Chênh lệch về tiền lương của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp với tiền lương của công chức cấp xã nhiều hay ít tùy thuộc vào nguồn thu và khả năng tiết kiệm các khoản chi của đơn vị sự nghiệp.
- Đối với các đơn vị lực lượng vũ trang, với các chính sách ưu đãi của Nhà nước, sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị này được hưởng lương với hệ số rất cao (hệ số lương của các sỹ quan quân đội và công an nhân dân cao hơn gấp 1,8 lần so với công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp) và được hưởng thêm nhiều chế độ phụ cấp ưu đãi đối với lực lượng vũ trang (ngoài các chế độ phụ cấp được hưởng như công chức: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực,…) như phụ cấp thâm niên đối với sỹ quan, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh. Do đó, nếu so sánh lương của sỹ quan và QNCN trong các đơn vị lực lượng vũ trang và lương của công chức khu vực hành chính (các cấp) thì lương của sỹ quan và QNCN trong các đơn vị LLVT cao hơn lương của công chức từ 1,8 – 2 lần.
3.3.2.2. Đánh giá về mức độ đảm bảo tiền lương của công chức cấp xã gắn với vị trí việc làm và trình độ chuyên môn
Xét theo vị trí, chức danh, tiền lương bình quân của công chức cấp xã theo các chức danh như sau:
Trong mẫu điều tra, không có công chức cấp xã là chuyên viên cao cấp, chỉ có công chức cấp xã là chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên. Bảng 3.4 cho thấy, tiền lương bình quân của công chức cấp xã có sự chênh lệch khá lớn theo vị trí, chức danh. Trong đó, tiền lương bình quân của của chuyên viên chính là 5.650.700 đồng/tháng, cao gấp 1,47 lần tiền lương bình quân của chuyên viên (tiền
lương bình quân của chuyên viên là 3.835.700 đồng/tháng); cao gấp 1,69 lần cán sự và cao gấp 2,25 lần nhân viên. Trong khi, số lượng công chức là chuyên viên chính và chuyên viên rất ít, chủ yếu là cán sự và nhân viên, dẫn đến tiền lương bình quân chung của công chức cấp xã là khá thấp.
Bảng 3.4. Tiền lương bình quân của công chức cấp xã chia theo chức danh
Chức danh
Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự Nhân viên
Xét theo trình độ đào tạo, công chức cấp xã nhìn chung tập trung ở trình độ trung cấp và cao đẳng, có số lượng nhất định có trình độ đại học và một số ít có trình độ thạc sĩ và không có ai trong mẫu điều tra ở trình độ tiến sĩ.
Xét về tiền lương theo trình độ đào tạo thì không có sự chênh lệch nhiều về tiền lương của công chức cấp xã theo trình độ đào tạo. Cụ thể, dưới đây là tiền lương bình quân của công chức cấp xã chia theo trình độ đào tạo:
Bảng 3.5. Tiền lương bình quân của công chức cấp xã chia theo trình độ đào tạo
Chức danh Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp
Bảng 3.5 cho thấy, tiền lương bình quân tỷ lệ thuận với trình độ đào tạo, tuy nhiên sự chênh lệch về tiền lương bình quân giữa các trình độ đào tạo chênh nhau không nhiều. Cụ thể, tiền lương bình quân của công chức cấp xã có trình độ thạc sĩ là 4428600 đồng/tháng, cao gấp 1,14 lần tiền lương bình quân của công chức có trình độ đại học, cấp 1,36 lần công chức có trình độ cao đẳng và cao hơn gấp 1,46 lần công chức có trình độ trung cấp. Xét mức lương cao nhất theo trình độ đào tạo thì công chức có mức lương cao nhất có trình độ đại học (trong mẫu điều tra) là 8.312.700 đồng/tháng, trong khi tiền lương cao nhất của người có trình độ thạc sĩ chỉ là 5.432.000 đồng/tháng. Nguyên nhân là do tiền lương của công chức cấp xã xếp theo ngạch công chức (chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên). Để xếp lương vào các ngạch này, trước hết là căn cứ vào trình độ đào tạo. Ví dụ, trình độ đại học thì xếp vào ngạch chuyên viên, cao đẳng xếp vào ngạch cán sự.... Tuy nhiên, ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp thì
không tương ứng với trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ mà chỉ cần trình độ đại học là có thể thi nâng ngạch (nếu đủ điều kiện về thâm niên, hệ số lương hiện xếp và các điều kiện về lý luận chính trị). Do đó, người có trình độ đại học nhưng có thâm niên cao, đã đạt được đủ các điều kiện thi chuyên viên chính thì có thể thi chuyên viên chính và khi đỗ thì được xếp vào ngạch chuyên viên chính và hưởng mức lương cao, trong khi người có trình độ thạc sĩ nhưng còn trẻ, chưa đủ thâm niên,... thì vẫn chỉ xếp lương ngạch chuyên viên.
3.3.2.3. Đánh giá về mức độ đảm bảo mức sống của bản thân và gia đình của người làm công ăn lương, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
* Đánh giá của Công chức cấp xã về thu nhập từ tiền lương của bản thân so với mức sống trung bình của xã hội
Theo kết quả điều tra bằng phiếu bảng hỏi cho thấy: Trong số 500 công chức cấp xã trả lời phỏng vấn, có tới 91,86% công chức ở cấp xã cho rằng thu nhập từ tiền lương của bản thân hiện nay thấp hơn so với mức sống trung bình của xã hội (trong đó, có 46,23% cho rằng là thấp hơn nhiều), Điều này cho thấy công chức cấp xã hiện đang có mức tiền lương, thu nhập rất thấp, không đảm bảo đời sống.
Xét đối tượng trả lời bảng hỏi theo các cấp trình độ thì phần lớn công chức (ở tất cả các trình độ đào tạo) đều cho rằng thu nhập từ tiền lương của bản thân thấp hơn và thấp hơn rất nhiều so với mức sống trung bình của xã hội. Trong đó, cao
nhất là tỷ lệ công chức ở trình độ đào tạo trung cấp (91,52%) và cao đẳng (92,07%) cho rằng thu nhập từ tiền lương của bản thân thấp hơn và thấp hơn nhiều mức sống trung bình của xã hội. Điều này cho thấy, công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng hiện đang có mức tiền lương, thu nhập hàng tháng rất thấp, không đảm bảo đời sống cho họ.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % Công chức cấp xã cho rằng thu nhập từ tiền lương của bản thân hiện nay thấp và thấp hơn rất nhiều so với mức sống trung bình
của xã hội chia theo trình độ đào tạo
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Chuyên viên cao cấp
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ % công chức cấp xã cho rằng thu nhập từ tiền lương của bản thân hiện nay thấp và thấp hơn rất nhiều so với mức sống trung bình
Xét theo các chức danh công tác hiện tại thì tỷ lệ công chức cho rằng thu nhập từ tiền lương mà bản thân nhận được hàng tháng thấp hơn và thấp hơn nhiều mức sống trung bình của xã hội, rất cao ở các chức danh công việc thấp (nhân viên: 94,48%, cán sự: 91,52%). Đây là những đối tượng hiện đang được xếp ở hệ số lương rất thấp. Do đó, mức lương của họ nhận được hàng tháng không đảm bảo cuộc sống cho bản thân.
* Đánh giá của công chức cấp xã về mức tăng lương mỗi lần nâng bậc lương hiện nay cho công chức
Bên cạnh mức lương thấp thì mức tăng lương của công chức cấp xã sau mỗi lần nâng bậc lương cũng rất thấp, làm giảm động lực làm việc của công chức cấp xã, không kích thích họ gắn bó làm việc lâu dài cho khu vực hành chính nhà nước. Cụ thể, kết quả điều tra 500 công chức cấp xã cho thấy: Trong số 500 công chức trả lời phỏng vấn thì có tới 93 % cho rằng mức tăng lương mỗi lần nâng bậc của công chức hiện nay là thấp và rất thấp (trong đó có 60% cho là thấp và 33% là rất thấp).
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy tiền lương nhận được hàng tháng hiện nay của công chức là rất thấp, thấp hơn nhiều so với mức sống trung bình của xã hội. Bên cạnh đó, mức tăng lương mỗi lần nâng bậc lương cũng rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút những người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực làm việc tốt vào làm việc cho các cơ quan hành chính nhà nước và ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và tinh thần làm việc của những công chức hiện đang làm việc cho các cơ quan hành chính nhà nước.
3.3.2.4. Tác động của chính sách tiền lương hiện hành đến số lượng và chất lượng đội ngũ công chức cấp Xã
Như vậy, chính sách tiền lương công chức hiện hành với nhiều bất cập đã ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng đội ngũ công chức. Về số lượng, trong khi số lượng biên chế cán bộ, công chức nói chung và công chức cáp xã ngày càng tăng lên thì số lượng công chức có năng lực tốt rời khỏi cơ quan hành chính nhà nước cấp xã ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng những ứng viên giỏi vào làm việc ở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã ngày càng khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công chức cấp xã khi mà những người cán bộ, công chức giỏi, năng động rời khỏi cơ quan hành chính nhà nước để làm việc ở khu vực sản xuất kinh doanh có mức tiền lương, thu nhập cao hơn, trong khi những cán bộ,
công chức ở lại và tuyển mới vào cơ quan hành chính nhà nước có năng lực hạn chế muốn làm ở cơ quan hành chính nhà nước vì sự ổn định, công việc ít áp lực hơn.
Sự thay đổi số lượng và chất lượng của công chức cấp xã có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu tác động đến số lượng và chất lượng công chức cấp xã là do tiền lương thấp, không đảm bảo đời sống cho công chức cấp xã. Do tiền lương thấp nên nhiều cán bộ, công chức cấp Xã đã rời bỏ cơ quan ra làm việc ở khu vực sản xuất kinh doanh có mức lương, thu nhập cao hơn. Do tiền lương thấp nên không thu hút được lao động giỏi vào làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã. Do tiền lương thấp không đảm bảo đời sống nên nhiều Công chức cấp xã đã không tận tụy với công việc, làm việc thiếu trách nhiệm, hạch sách nhân dân, …Cũng do tiền lương thấp và không phản ánh đúng kết quả làm việc nên nhiều Công chức cấp xã phải tìm các công việc làm thêm khác ngoài cơ quan để có thêm thu nhập dẫn đến không còn thời gian dành cho việc học tập nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng làm việc, không nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt công việc.
3.3.2.5. Tác động của chính sách tiền lương đến thái độ và tinh thần làm việc của công chức cấp xã
Để làm rõ tác động của chính sách tiền lương hiện hành tác động đến thái độ và tinh thần làm việc của công chức cấp xã như thế nào, Luận án đã tiền hành điều tra bằng phiếu bảng hỏi với 500 công chức cấp xã và thu được kết quả như sau:
(1) Về mức độ khai thác khả năng làm việc của chính sách tiền lương công chức hiện nay
Trong số 500 công chức trả lời phiếu bảng hỏi thì có 54,60% người cho rằng chính sách tiền lương đối với công chức hiện nay chỉ khai thác khả năng làm việc của công chức ở mức độ trung bình; có 37,20% cho rằng chỉ khai thác ở mức độ thấp và rất thấp, ý kiến cho rằng chính sách tiền lương công chức đã khai thác tốt khả năng làm việc của công chức chiếm tỷ lệ rất thấp.
(2) Về mức độ tác động đến tinh thần trách nhiệm trong công việc của chế độ