Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 – 1993

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

6. Kết cấu của luận án

3.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 – 1993

Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế. Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ.

Song song với đổi mới trong cơ chế quản lý nền kinh tế, quá trình CNH, HĐH được Đảng ta nhấn mạnh và mang sắc thái riêng của nền KTTT. Về mặt kinh tế, giai đoạn này nước ta có những bước phát triển đáng khích lệ, đã tập tập trung được sức mạnh của toàn dân tộc, tâp trung được mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nên tạo ra được những bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất ổn, đời sống người lao động nói chung và cán bộ, công chức nhìn chung còn thấp.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó, Tháng 9/1987, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 147/HĐBT ngày 22/9/1987 về tiền lương và đời sống công nhân viên chức, các lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội. Đến năm năm 1993, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá IX, Chính phủ đã báo cáo phương hướng giải quyết chế độ tiền lương và đời sống trong năm 1993 và được Quốc hội thông qua. Đề án về tiền lương do Chính phủ trình với một số nội dung: Điều chỉnh mức lương tối thiểu; ban hành hệ thống thang, bảng lương cho các khu vực hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang; ban hành mới một số loại phụ cấp và điều chỉnh một số loại phụ cấp đã có đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w