Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 59 - 60)

6. Kết cấu của luận án

2.4.4. Cải cách hành chính

Cải cách hành chính là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện cải cách chính sách tiền lương công chức. Bởi cải cách hành chính nếu được thực hiện triệt để trên tất cả các lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy

hành chính nhà nước, cải cách tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng, cải cách tài chính công sẽ góp phần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính các cấp, tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ (làm tăng biên chế cán bộ, công chức); cải cách thủ tục hành chính, giảm các khâu trung gian, hạn chế được tiêu cực của cán bộ, công chức đồng thời tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và hạn chế tham nhũng do quản lý tài chính công lỏng lẻo. Do đó, cải cách hành chính và cụ thể là cải cách bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã được thực hiện tốt sẽ góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tăng tiền lương, thu nhập cho công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Ngược lại, cải cách hành chính thực hiện không tốt sẽ dẫn đến bộ máy hành chính cồng kềnh, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát ngân sách nhà nước, tăng chi lương từ ngân sách (do phải trả lương cho bộ máy công chức quá lớn) và việc tăng tiền lương, thu nhập cho công chức sẽ gặp rất nhiều khó khăn, làm giảm động lực làm việc của công chức. Vì vậy để thực hiện tốt cải cách chính sách tiền lương cho công chức thì trước hết cần cải cách hành chính nhà nước, đảm bảo bộ máy tổ chức công chức cấp xã gọn nhẹ, giảm tiêu cực, chống tham nhũng...

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG đối với CÔNG CHỨC cấp xã ở VIỆT NAM (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w