Khái niệm về thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing mở rộng thị trường cho dịch vụ hàng hải tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật tây nam (Trang 31 - 32)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

2.1.1.Khái niệm về thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội vvà sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, khái niệm thị trường có nhiều biến đổi và ngày càng được bổ xung hoàn thiện hơn.

Ban đầu thị trường quan niệm đơn giản là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của các chủ thể kinh tế.Thị trường có tính không gian, thời gian, có mặt cả người mua và người bán và đối tượng được đem trao đổi. Thị trường được xem như các chợ của làng, của một địa phương. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, các mặt hàng trở lên phong phú, đa dạng với nhiều hình thức trao đổi phức tạp hơn thì cách hiểu thị trường như cũ không phản ánh đầy đủ bản chất cuả thị trường, đòi hỏi phải có quan niệm phù hợp hơn.

Philip Kotler, trong các tác phẩm về Marketing của mình quan niệm:’’ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó”. Ở đây, Philip Kotler phân chia người bán thành ngành sản xuất còn người mua thì họp thành thị trường.

Ở Việt Nam có nhà kinh tế quan niệm:’’ Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá và dịch vụ’ ’..

Định nghĩa thị trường theo góc độ Marketing được hiểu như sau:’’ Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nu cầu và mong muốn đó”.

Như vậy theo những khái niệm này, quy mô thị trường sẽ tuỳ thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn, lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hoá thoã mãn nhu cầu và mong muốn đó.Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người đã có nhu cầu và mong muốn khác nhau.

Mặc dù tham gia vào thị trường có cả người mua và người bán, nhưng người làm Marketing lại coi người bán hợp thành ngành sản xuất- cung ứng còn người mua mới hợp thành thị trường.Do vậy, họ thường dùng thuật ngữ thị trường để ám chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định được thoả mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể. Nhóm khách hàng đó có đặc điểm, giới tính hay tam sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và sinh sống ở một vùng cụ thể.

2.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường2.1.2.1 Vai trò của thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing mở rộng thị trường cho dịch vụ hàng hải tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật tây nam (Trang 31 - 32)