Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing mở rộng thị trường cho dịch vụ hàng hải tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật tây nam (Trang 56 - 62)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

3.2.2 Yếu tố bên ngoài

3.2.2.1 Môi trường vĩ mô.

Yếu tố kinh tế: Ngày 13/12, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022 và giữ nguyên mốc thời gian dự kiến để nhu cầu quay trở lại mức trước đại dịch

Ngày 13/12, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022 và giữ nguyên mốc thời gian dự kiến để nhu cầu quay trở lại mức trước đại dịch.

Tổ chức này cũng duy trì ước tính về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong cả năm tới, đồng thời cho biết biến thể Omicron sẽ có tác động "nhẹ" khi thế giới dần thích ứng với đại dịch COVID-19. Quan điểm lạc quan từ OPEC được đưa ra khi giá dầu đã phục hồi sau đà giảm vào tháng trước, khi biến thể Omicron xuất hiện. Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới ở mức trung bình 99,13 triệu thùng/ngày trong quý I/2022, tăng 1,11 triệu thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước.

OPEC cho biết, sự phục hồi của thị trường dầu mỏ được kỳ vọng vào quý IV/2021 đã được chuyển sang quý I/2022, tiếp theo là sự phục hồi ổn định hơn trong suốt nửa cuối năm 2022. Hơn nữa, tác động của biến thể Omicron mới được dự báo là nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi thế giới đang được trang bị tốt hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 và các thách thức liên quan của nó.

Yếu tố chính trị: Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Luật Dầu khí cần mang đặc thù dầu khí” mới đây, các nhà quản lý, các chuyên gia cho rằng Luật Dầu khí năm 1993 đã trải qua 2 lần sửa đổi vào năm 2000 và năm 2008, nhưng đến nay không còn phù hợp, thậm chí còn “trói buộc” hoạt động của ngành năng lượng quan trọng này.

Nghị quyết số 41/NQ của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 yêu cầu: “Hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí, trong đó quy định rõ về hoạt động dầu khí”...

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quyết định số 1748/TTg về Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035, nêu rõ việc cần thiết phải: “Hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí”.

Nghị quyết số 55/NQ của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu: “Sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...”;

Nghị quyết số 140/CP của Chính phủ về Chuông trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55/NQ, cụ thể: “Về dầu khí: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển và co chế chính sách đối với ngành dầu khí để đề xuất với Chính phủ các nội dung sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn”.

Trên co sở các văn bản chỉ đạo, Bộ Công Thưong đã chủ trì, phối hợp với các co quan và tổ chức có liên quan rà soát, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và tổng kết thi hành Luật Dầu khí ban hành năm 1993, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và năm 2008.

Bao gồm các nội dung chính: Đánh giá quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về dầu khí và thực trạng hoạt động dầu khí từ năm 1993 đến nay. Đánh giá tình hình thực hiện các quy định của Luật Dầu khí và các văn bản hướng dẫn thi hành; đề xuất xây dựng dự án Luật Dầu khí thay thế Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008 (Luật Dầu khí sửa đổi) và ngày 23/9/2021 Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi, Dự thảo tờ trình Chính phủ đã được đăng tải trên website của Chính phủ để xin ý kiến rộng rãi.

Ông Lê Ngọc Son, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết với nguyên tắc xây dựng, sửa đổi bổ sung Luật Dầu khí trên co sở 6 nhóm chính sách lớn Bộ Công Thưong trình Chính phủ tại Tờ trình số 9601 ngày 14/12/2020 về đề nghị xây dựng Luật Dầu khí (thay thế Luật Dầu khí 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008), trên co sở nhận diện các bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Dầu khí hiện hành, ngày 19/10/2021, PVN đã gửi ý kiến cho Bộ Công Thưong về dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi với ba mục tiêu.

Thứ nhất, đề xuất các sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý phù hợp cho hoạt động dầu khí.

Thứ hai, khôi phục tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí để thu hút được nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, đảm bảo tính logic, đồng bộ, thống nhất giữa các nội dung của Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi.

3.2.2.2 Các yếu tố vi mô.

Nhà cung cấp

Với nhứng đối tác chiến hàng đầu trong các lĩnh vực như Công ty TNHH dịch vụ vận tại Bình An, Công Ty Tnhh Mtv 128 và Công Ty Cổ Phần Định Vị Thiên Nam, đây là nguồn cung ứng úy tín giúp cho Tây Nam có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Với dối tác chiến lược chính là công ty TNHH dịch vụ vận tại Bình An thành lập vào năm 1996, Công ty TNHH Thưong mại - Dịch vụ vận tải - Đại lý tàu biễn Bình An là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên hoạt động trong lãnh vực lai dắt tàu biển. Trài qua 15 năm kinh nghiệm, Công ty Bình An hiện là một trong những đoanh nghiệp hàng đầu trong lãnh vực lai dắt tàu biển, tàu dịch vụ, cung cấp các dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển tại Việt Nam. Đội tàu lai dắt của Công ty Bình An có công suất 700 HP - 2800 HP, sẵn sàng phục vụ 24 giờ/7 ngày các dịch vụ lai dắt-kéo tàu, kéo xà lan, ụ nỗi, tại các khu vực cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP. HCM & các cảng Đồng bằng sông cửu Long. Đội tàu lai dắt biển, đội tàu dịch vụ AHTS đạt tiêu chuẩn quốc tế của Công ty Bình An, công suất 1800 HP - 5200 HP, hoạt động tại các khu vực biển Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Cambodia, v.v., sẵn sàng cung cấp các dịch vụ:

Dẫn đường, bảo về và hỗ trợ cho các tàu nghiên cứu đĩa vật lý trong công tác thăm dò đĩa chấn, thẳm đinh mỏ, khoan lấy mẫu.

Kéo các xà lan công trình và xà lan chở vật tư phục vụ cho công tác xây dựng, lắp đặt các dàn khoan ngoài khơi.

Chuyên chờ dầu, chở nước ngọt cung cấp cho dàn khoan, dàn khai thác hoặc các tàu chứa ngoài khơi.

Chuyên chờ người, hàng hóa, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng, nhu yếu phẩm và thực phẩm ra giàn khoan, dàn khai thác, các tàu thăm dò địa chấn, v.v...

Bảng 3.4 Thông tin đội tàu

Xà Lan

Tên tàu Đăng Kiểm

Phân cấp Kích thước GRT/ NRT DWT Diện Tích Boong Năm Đóng Bính An 281 ABS-VR 86m x27.5m x5.5m 3387/ 1016 8000 2365m2 2004 Tàu dịch vụ dầu khí

Tên tàu Đăng Kiểm

Phân cấp Công suất Sức kéo Định vị Diện Tích Boong NămĐóng Bình An Victoria dualVR/NKK 4200 45T Không 300m2 2012 Bình An Valiant dualVR/NKK 4200 50T DP-1 330m2 2015 Bình An research VR-USV 2600 35T Không 170m2 2016 Tàu lai dắt cảng

Tên tàu Đăng Kiểm Công

suất

Sức kéo Năm

Bình An 32 VR-BV 5150 65T 2017

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sông Hồng

Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Sông Hồng (PVEP SONGHONG) là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thương mại, logistics; điều hành dự án dầu khí và khai thác mỏ khí tại Thái Bình.

Hiện nay, PVEP SONGHONG đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện thành công chiến lược phát triển của Công ty, đưa Công ty trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong ngành dầu khí trong thời gian tới.

STT Đối thủ Thế mạnh

1 PVEP

SONGHONG

- Có uy tín, kinh nghiệm trong khu vực.

- Có nhiều phương tiện thiết bị khảo sát hiện đại. Nhân sự có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.

- Tàu khảo sát ĐCCT: Hiện đang dùng tàu Mariner, Fugro Voyager cho tại khu vực Đông Nam Á. Tàu này

được trang bị đầy đủ thiết bị khoan, CPT, thí nghiệm mẫu trên tàu. Có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc

tế.

- Đã có thời gian hợp tác lâu dài với Petronas Carigali Overseas, PVEP Overseas, Santos Vietnam, Vietgazprom, ExxonMobil....

dầu khí của PVEP và PVN (Lô 103&107; Lô 101- 100/04; Lô 148&149 và Lô 102/10&106/10, Đề án điều tra, khảo sát tài nguyên dầu khí khu vực trũng An Châu)

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trên thì chính các nhà cung cấp cung có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty, vì bản chất Công Ty TNHH dịch vụ kỹ thuật Tây Nam không trực tiếp sản xuất và cung cấp dịch vụ cho khách mà mà là đại lý trung gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược marketing mở rộng thị trường cho dịch vụ hàng hải tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật tây nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w