CHƯƠNG 2 : KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ KINH DOANH XÂY LẮP
3.3.4. Phương pháp kế toán theo phương thức tự làm
Theo quy định, chủ đầu tư chỉ có thể thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức tự làm khi có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, loại, cấp công trình và công việc cụ thể. Ví dụ như công ty muốn thực hiện dự án đầu tư theo phương thức tự làm có liên quan đến hoạt động xây dựng thì phải có chức năng hành nghề xây dựng, tức là phải có giấy phép hành nghề.
Về phương diện kế toán, khi doanh nghiệp sử dụng lực lượng lao động của mình để thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình thì tất cả các chi phí có liên quan đến uqá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như điều tra khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, vật liệu và thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản, tiền lương công nhân xây lắp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn tính theo lương, khấu hao máy móc thiết bị thi công,... đều được tập hợp vào TK 2412 “Xây dựng cơ bản”, tương tự như phương thức giao thầu. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản có thể tiến hành trên hệ thống sổ kế toán riêng, nhưng thông thường tiến hành trong cùng một hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
(11)Khi mua thiết bị lắp đặt vào công trình, ghi:
Nợ TK 152, 153, 2412 – giá trị thiết bị xây dựng cơ bản chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng (12)Tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ TK 2412 – Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản
Có TK 152 – Giá thực tế xuất kho vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản
Có TK 153 – Giá thực tế xuất kho CC-DC dùng phục vụ công tác xây dựng Có TK 334 – Tiền lương phải trả cho bộ phân xây dựng cơ bản
Có TK 338 – Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định
Có TK 214 – Chi phí khấu hao tài sản cố định