- Tất cả vì lợi ích của nhân dân
Lợi ích của nhân dân là một vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng này đã trở thành mục tiêu duy nhất của Đảng do Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Người nói: “Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác” [52, tr.4]. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, ngay từ đầu Người đã đặt vấn đề vận động quần chúng vì ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết là cho nhân dân lao động. Sau khi nước nhà độc lập, Người chỉ rõ rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [46, tr.56]. "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ" [46, tr.152]. Từ đó, Người dạy rằng:
Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn.
2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó [46, tr.152].
Đường lối dân vận của Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên toàn dân tiến lên đánh thắng các đế quốc to, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, muốn vận động quần chúng thì mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định của luật pháp đều phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, lợi ích trước mắt cũng như lâu dài, lợi ích cá nhân cũng như của xã hội; có vậy, nhân dân mới sẵn sàng hưởng ứng và tham gia tích cực; mới tập hợp được quần chúng và tạo được phong trào quần
chúng; ngược lại, sẽ không tập hợp được quần chúng và không có phong trào quần chúng. Trong bài “Rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm”, Người viết:
“Việc Hồ Chủ tịch mua gạo khao quân vừa rồi là một kinh nghiệm rất thiết thực, rất quý báu.
Việc ấy hợp thời: khao quân vào ngày kỷ niệm độc lập.
Rất hợp lòng dân: đồng bào ta luôn luôn sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bộ đội” [47, tr.703].
Trong bài viết nhan đề “Sao cho được lòng dân? ”, Người phê bình những ông chủ tịch, các ông uỷ viên “ngông nghênh cậy thế cậy quyền” để dân khinh, dân ghét và Người chỉ thị cán bộ chính quyền các cấp:
Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dẫu khó khăn đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân... Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được đặc biệt chú ý... Nói tóm lại, muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư [46, tr.47-48].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, muốn được dân yêu, cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với dân. Người còn căn dặn: “Dân không đủ muối Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo... Tất cả mọi việc, Đảng phải lo” [52, tr.463-464]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nông dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công nông, thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh” [43, tr.18].
Hồ Chí Minh chỉ rõ làm công tác dân vận là lãnh đạo nhân dân thực hiện lợi ích và quyền hành của dân; xây dựng Đảng xứng đáng với sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo, xây dựng chính quyền của dân, do dân vì dân, thu hút được lực lượng đông đảo các tầng lớp, các giai cấp và cả dân tộc để thực hiện tốt lợi ích, trách nhiệm và quyền hạn của từng người và của cả cộng đồng dân tộc. Về phương thức lãnh đạo phải giữ gìn tăng
cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân; coi trọng tác phong sâu sát thực tế, gần dân, nghe dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân. Người chỉ rõ, Đảng phải:
Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh
nhân dân phê bình mình;
Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo [48, tr.293].
Đồng thời, Người cũng cảnh tỉnh cho tất cả cán bộ, đảng viên về nguy cơ thoát ly lợi ích của nhân dân, làm biến chất và mất nguồn sức mạnh của Đảng. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, ngày 17/10/1945 Hồ Chí Minh gửi thư phê bình cán bộ trong cơ quan chính quyền của “các kỳ, tỉnh, huyện, làng” về các lỗi lầm mà họ phạm phải như: “trái phép”, “cậy thế”, “hủ hoá”, “tù túng”, “chia sẻ”, “kiêu ngạo”. Người căn dặn: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” [46, tr.56]. Đây thực sự là một vấn đề lớn mà Bác đã đặt ra trong một nước dân chủ mới; và cho thấy rằng, Đảng phải coi công tác dân vận là một nhiệm vụ chiến lược của mình.
Hồ Chí Minh cho rằng việc quan tâm lợi ích quần chúng phải rất thiết thực, cụ thể, không thể nói chung chung được. Người dặn: “Nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông” [48, tr.292].
Hồ Chí Minh dạy cán bộ, đảng viên, công chức và các tổ chức cơ quan của Đảng, chính quyền Nhà nước phải vì lợi ích của nhân dân, vì cần cho nhân dân mà tìm ra những cách tổ chức, cách làm việc cho thiết thực, bổ ích, sinh động và vừa tầm. Những hình thức, cách tổ chức và cách làm việc nào không xuất phát từ lợi ích của quần chúng nhân dân, không cần thiết đối với nhân dân, hình thức chủ nghĩa, “ba hoa”, “hẹp hòi”, quan liêu, mệnh lệnh hành chính... đều bị dân từ chối, xa lánh, phản đối, thậm chí nổi giận. Người viết:
Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc [47, tr.246].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng dân vận của Người nói riêng, việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân còn có nghĩa là phải luôn luôn chăm lo hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân về mọi mặt để nhân dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá nhằm cải thiện và nâng cao đời sống. Người viết:
Lâu nay, chúng ta đòi hỏi nhân dân đóng góp. Từ đây, chúng ta phải ra sức hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân hơn nữa trong việc sản xuất và tiết kiệm, để cải thiện đời sống của bộ đội và nhân dân, để làm cho dân giàu, nước mạnh. Có như thế nhân dân mới càng thấy Chính phủ hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, Chính phủ là Chính phủ của nhân dân. Như thế, nhân dân sẽ càng hăng hái đoàn kết và kháng chiến [48, tr.441].
Trước khi đi xa, viết Di chúc, Người dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [54, tr.511].
- Dân chủ là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt của công tác dân vận:
Theo Hồ Chí Minh, muốn phát huy vai trò to lớn của các tầng lớp nhân dân, đoàn kết được mọi lực lượng của dân thì phải phát huy dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực, bởi vì, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ" [48, tr.515].
Đây là một vấn đề thuộc bản chất của chế độ ta. Vận động nhân dân thực hành dân chủ và tạo điều kiện cần thiết để bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục đích cao nhất và cũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của công tác dân vận. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng cho thấy ở đâu việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được tiến hành theo quy trình dân chủ "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", thì ở đó công tác dân vận có hiệu quả rõ rệt; ở đâu phát huy được
quyền làm chủ của nhân dân, thì ở đó Đảng tin dân, dân tin Đảng, mối quan hệ Đảng - dân được củng cố vững vàng.
Dân vận và dân chủ là hai phạm trù khác nhau, nhưng luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau và người ta sử dụng chúng bên nhau như một nguyên lý: Dân vận luôn gắn bó với dân chủ và thực hành dân chủ; có dân chủ và thực hành dân chủ thật tốt mới dân vận tốt được, ngược lại dân vận không thành công nếu không thực hành dân chủ; dân vận phải đạt tới dân chủ và thực hiện dân chủ là kết quả của dân vận.
Cũng theo Hồ Chí Minh, dân chủ và dân vận quan hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể: dân vận phải được đặt trên cơ sở một chế độ dân chủ thực sự, mục tiêu dân vận là thực sự vì dân và do dân, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Dân vận là vì lợi ích, quyền hạn, trách nhiệm của nhân dân và phải do nhân dân thực hiện.
Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh, cần phát huy mạnh mẽ động lực dân chủ để động viên mọi sáng kiến của nhân dân và cán bộ, đưa sự nghiệp cách mạng của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đến thắng lợi hoàn toàn. Hồ Chí Minh viết: “Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [51, tr.592]; “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” [47, tr.244]. “Thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [54, tr.249].
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất dân chủ của Nhà nước ta không chỉ thể hiện ở việc nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nước, mà còn thể hiện đậm nét, đa dạng ở việc huy động được sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý các công việc của Nhà nước. Trong bài “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, trong phần “Tổ chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sức sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc Nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà [51, tr.590].
Xét từ gốc độ công tác dân vận, việc đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý các công việc nhà nước là một hình thức thể hiện dân chủ, thể hiện bản chất tiến bộ của nhà nước ta và nhằm tập hợp sức mạnh của toàn dân cho sự nghiệp cách mạng.
Khi phát huy quyền dân chủ, huy động sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nước thì vấn đề niềm tin của dân đối với chính quyền và niềm tin của chính quyền đối với dân là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề hoàn toàn không đơn giản, ngoài những lí do nhận thức sai lệch, còn có tình trạng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không
dám phê bình.
Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng xa rời nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.
Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác.
Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra thói “thậm thà thậm thụt” và những thói xấu khác [47, tr.243].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, nói dân chủ thì phải làm dân chủ, phải lắng nghe ý kiến của người dân. Đó là một tiêu chuẩn quan trọng trong công tác vận động quần chúng. Chính Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương sáng ngời về phong cách lãnh đạo dân chủ, tập thể, đi đúng đường lối quần chúng, đi tận nơi, xem tận chốn, "làm sao cho nhân
dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm"
[54, tr.223].
Trong suốt những năm tháng giữ cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi rất nhiều nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ nhà máy đến nông thôn, bệnh viện, trường học... tiếp xúc với đủ các giai tầng xã hội, các tôn giáo, các thành phần dân tộc. Mục đích các chuyến đi của Người không gì khác là làm công tác dân vận. Người tìm hiểu đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, phát hiện những điển hình
tiên tiến làm lợi cho dân, cổ vũ toàn dân học tập làm theo và kịp thời ngăn chặn những việc làm sai trái có hại cho dân.
- Đoàn kết, tập hợp lực lượng là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận:
Hồ Chí Minh là nhà chiến lược thiên tài, một nhà tổ chức vĩ đại, đặc biệt trong đó, Người kết nối khối đại đoàn kết toàn dân, hình thành sức mạnh toàn dân tộc. Người luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong vận động cách mạng, Người coi đoàn kết, đại đoàn kết như một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu. Vận động quần chúng để thu hút quần chúng thực hiện nguyên tắc: "trên vì nước, dưới vì nhà, một là ích nước, hai là lợi dân", để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá.
Ngay từ năm 1927 trong tác phẩm: "Đường kách mệnh" Hồ Chí Minh đã viết: "Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được" [44, tr.276]. Do đó, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đại đoàn kết và có rất nhiều bài nói, bài viết về vấn đề này. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng, đại đoàn kết toàn