Công tác vận động nông dân của tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 58 - 70)

Về vận động nông dân, Hồ Chí Minh dạy rằng: - Tổ chức nông dân thật chặt chẽ. - Đoàn kết nông dân thật khăng khít. - Huấn luyện nông dân thật giác ngộ.

- Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc.

Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa

là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc [47, tr.710-711]. Thực hiện lời dạy của Bác và dựa vào chủ trương của Ban Dân vận tỉnh, trong 5 năm (2001 - 2005), các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các ban, ngành ở Quảng Bình đã triển khai công tác nông vận và có các hoạt động nổi bật sau đây:

* Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá, xã hội, kỹ thuật, xây dựng người nông dân mới:

+ Không ngừng giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá cho nông dân

Các hoạt động này đã bám sát đường lối, quan điểm đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác của Hội Nông dân nhằm phát huy tinh thần tự giác, hăng hái cách mạng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước; tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.

Các cấp Hội Nông dân ở Quảng Bình phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tổ chức các đợt giáo dục chính trị, tư tưởng - văn hoá; sử dụng hình thức tuyên truyền lồng ghép, mở các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng ở cơ sở nhằm quán triệt Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII và các Nghị quyết Đại hội IV Hội Nông dân Việt Nam; tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, phối hợp với chính quyền và các đoàn thể nhân dân tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi), vận động “dồn điền đổi thửa”, Luật Dân sự, các pháp lệnh của Nhà nước về dân số gia đình và trẻ em, về phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, v.v...

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm 60 năm thành lập nước, kỷ niệm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam, kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình..., những cuộc mít tinh, toạ đàm, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao... được tổ chức, thu hút gần 290.000 lượt hội viên nông dân tham gia sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội. Các hoạt động nêu trên đã khơi dậy sự sáng tạo, tạo ra sự nhất trí, phát huy ý thức trách nhiệm cộng đồng, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc của nông dân. Nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyệt đại nông dân Quảng Bình tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

+ Bồi dưỡng văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, tay nghề cho nông dân. Trong những năm qua Hội Nông dân các cấp không ngừng giúp hội viên nâng cao tri thức văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ và kiến thức về quản lý kinh tế, pháp luật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Việc giáo dục bồi dưỡng văn hoá, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, tay nghề cho nông dân đã giúp nông dân có kiến thức phát triển sản xuất, vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Cụ thể:

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mở 716 lớp cho 42.994 lượt hội viên tham gia học tập chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện chương trình thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, các hoạt động khuyến nông và áp dụng công nghệ sinh học ở địa phương.

Hội phối hợp với Sở Thuỷ sản mở 144 lớp cho 8.469 lượt ngư dân và nông dân để tập trung tuyên truyền việc khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế biển, kết hợp việc đánh bắt đi đôi với bảo vệ nguồn thuỷ sản và khôi phục môi trường sinh thái vùng biển gần bờ, các biện pháp, tổ chức đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thâm canh.

Thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 29/CP của Chính phủ, Chỉ thị 07/HND của TW Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, Hội Nông dân Quảng Bình chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thực hiện Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, Hội ký kết các chương trình phối hợp với các ngành Tư

pháp, Địa chính, Thanh tra và các cơ quan liên quan để giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các địa phương, giúp nông dân thực hiện đúng và được hưởng các quyền dân chủ của mình.

Ngoài việc tuyên truyền thông qua các lớp học, hội nghị..., các cấp Hội còn dùng quỹ Hội mua báo và tạp chí “Nông thôn ngày nay” cho cán bộ hội viên học tập các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh giỏi, các điển hình trong sản xuất kinh doanh... Từ đó nâng cao hiểu biết cho cán bộ, hội viên và nông dân.

Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nông dân hiểu rõ và thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức tư tưởng, nâng cao niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo hăng hái cách mạng. Không ít cán bộ, hội viên từ những nhận thức chính trị đúng đắn đã có những tư duy kinh tế mạnh dạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào giai cấp nông dân. Bởi vì, giai cấp nông dân là chủ thể và là nguồn nội lực quan trọng nhất của sự nghiệp này. Hội Nông dân có trách nhiệm, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn nội lực của nông dân. Để làm tốt điều đó, trong 5 năm qua Ban Dân vận kết hợp với Hội Nông dân tỉnh giải quyết các vấn đề sau:

- Thực hiện công tác vận động nông dân. Mục đích của công tác này là làm cho nông dân nhận thức được rằng có thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp toàn diện, làm ra nông sản hàng hoá với năng suất, chất lượng cao thì mới đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nông dân phải thực sự coi đây là nhiệm vụ trọng đại.

- Tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Để tập hợp, vận động nông dân tham gia các phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, các cấp uỷ đảng và Hội Nông dân Quảng Bình xác định các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải xuất phát từ những lợi ích của nông dân; tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng là mục đích và là thước đo kết quả công tác vận

động nông dân. Đồng thời muốn tạo ra phong trào quần chúng thi đua thực hiện các nhiệm vụ đó, không thể hô hào chung chung và càng không thể ra lệnh bắt nông dân thực hiện, mà phải bằng công tác tổ chức, kiên trì vận động nông dân. Phong trào thi đua đó phải có kế hoạch tổ chức cụ thể, tỉ mỉ, liên tục, có sơ kết, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, đơn vị có nhiều thành tích, có kinh nghiệm hay. Nói tóm lại phải thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ về phong trào thi đua ái quốc:

Phải có kế hoạch tỉ mỉ, kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm. Nghĩa là phải sao cho mỗi nhóm, mỗi người tự giác tự động.

Nội dung kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực. Khi đặt kế hoạch phải tuyệt đối tránh sơ suất “đại khái”, quá cao, phiền phức, miễn cưỡng. Thi đua phải lâu dài và rộng khắp, không phải chỉ trong một thời gian nào (những ngày kỷ niệm là những đợt để lấy đà và để kiểm thảo, chứ không phải qua những ngày ấy rồi lại nghỉ thi đua), không phải chỉ riêng ngành nào, nhóm người nào [48, tr.270].

Vận dụng quan điểm ấy của Bác, các cấp uỷ Đảng và Hội Nông dân Quảng Bình đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, trong đó có ba phong trào thi đua lớn sau đây:

* Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi hình thành và phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Bám sát các nghị quyết của Trung ương Đảng, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân, nghị quyết của Hội đồng Nhân dân và các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, Hội Nông dân Quảng Bình không ngừng tăng cường công tác chỉ đạo thi đua thống nhất từ tỉnh đến cơ sở bằng các chương trình mục tiêu, nội dung cụ thể. Phong trào đã được các cấp Hội Nông dân trực tiếp tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú và thiết thực, thu hút hàng trăm đơn vị cơ sở và hàng ngàn hộ nông dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Từ năm 2000 đến năm 2005, phong trào nông dân thi đua yêu nước tiếp tục được mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực của từng hộ nông dân, tạo được bước chuyển biến căn bản về chất của phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Phong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trào này nhằm góp phần làm tăng trưởng nhanh kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi là lực lượng nòng cốt đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đồng thời là lực lượng tích cực đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, thực hiện các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai bão lụt. Hầu hết các xã, phường đều có mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi ở Quảng Bình đã tạo ra tiền đề và điều kiện cần thiết để Quảng Bình hướng tới một nền sản xuất hàng hoá, thúc đẩy lực lượng, sản xuất phát triển, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

Bảng 2.1: Tổng số hộ nông dân đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi

(đến năm 2005) TT Tên huyện Tổng số hộ nông dân SX- KD giỏi Trong đó Cấp tỉnh Cấp thành phố, huyện Cấp cơ sở 1 Lệ Thuỷ 6.777 236 1.233 5.308 2 Quảng Ninh 9.387 737 2.056 6.594 3 Đồng Hới 2.488 198 673 1.617 4 Bố Trạch 8.337 160 1.500 6.677 5 Quảng Trạch 9.740 354 1.723 7.663 6 Tuyên Hoá 2.631 216 447 1.968 7 Minh Hoá 619 51 150 418 Toàn tỉnh 39.979 1.952 7.782 30.245

Trong tổng số hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có: - 9.723 hộ trồng trọt, chăn nuôi, chiếm 24,3%;

- 4.146 hộ trồng rừng và phát triển kinh tế trang trại, chiếm 10,3%; - 7.644 hộ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, chiếm 19,1%;

- 14.941 hộ làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh tổng hợp, dịch vụ nông thôn, chiếm 37,3%;

- 3.525 hộ đa dạng nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, chiếm 8,8%;

(Trong đó có 29 doanh nghiệp, công ty TNHH phát triển từ mô hình kinh tế xã, tổ hợp tác liên hộ gia đình anh em họ tộc);

Có 1.952 hộ thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên; 164 mô hình đạt thu nhập từ 50 triệu đồng đến 150 triệu đồng. Có nhiều doanh nghiệp nông dân, công ty TNHH nông dân doanh thu từ 500 triệu đến 4.000 triệu đồng/năm; giải quyết hàng ngàn lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.

+ Phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi đã phát huy nội lực, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, tạo bước chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chế biến sản phẩm. Trong 5 năm qua, phong trào nông dân thi đua yêu nước, sản xuất, kinh doanh giỏi đã phát triển liên tục và mạnh mẽ. Phong trào không chỉ có ở đồng bằng, mà còn ở cả vùng cát ven biển, đồi núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Bằng sức mạnh tổng hợp của cơ chế, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng vươn lên của từng hộ nông dân, phong trào đã làm chuyển biến nền sản xuất nông nghiệp; nội lực, tiềm năng, thế mạnh của từng vùng được phát huy, khai thác và bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung với cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp. (Nuôi tôm trên cát ở các xã vùng sông, ven biển Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Quảng Trạch; trồng rau sạch ở các xã ở dọc đường quốc lộ ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; các vùng trồng cây ăn quả ở các huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và các xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ; các mô hình chăn nuôi bò ở Bố Trạch, chăn nuôi lợn ở Quảng Ninh; mô hình trồng cây cao su tiểu điền ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá). Đến năm 2005, toàn tỉnh có trên 1.000 trang trại thu hút 7.600 lao động, tăng thu nhập trên 60 tỷ đồng. Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng từ độc canh thuần nông sang đa canh theo hướng nông - công nghiệp - dịch vụ; nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển; nghề chế biến hải sản phát triển mạnh, tạo công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động, tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập thường xuyên cho các hộ nông dân vùng ven biển, vùng đồng bằng thiếu ruộng đất. Sau đây là một số mô hình tiêu biểu trên các lĩnh vực:

- Lĩnh vực sản xuất lương thực: Vận dụng chủ trương khuyến khích đầu tư phát

triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình và nguyện vọng của nông dân, các cấp Hội Nông dân đã chủ động vận động hội viên đầu tư thâm canh, đưa giống lúa lai vào sản xuất. Nhờ đó, nhiều hợp tác xã và nhiều gia đình đạt năng suất cao. (15 hợp tác xã ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh đạt năng suất 100 tạ/ha, đặc biệt hợp tác xã Thống Nhất (An Ninh, Quảng Ninh) bình quân 1 khẩu đạt 1.300 - 1.400 kg thóc; Hội viên nông dân Lê Hữu Sơn thôn An Xá - Lộc Thuỷ - Lệ Thuỷ nhận đất khai hoang và đầu tư thâm canh cây lúa - cá một

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 58 - 70)