Quảng Bình
Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục đưa công tác nông vận của tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả cao được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ các cấp, của chính quyền các cấp và các đoàn thể nhân dân. Để làm được điều đó, công tác nông vận trong những năm tới phải tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010; tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo ra sự đổi mới trong công tác nông vận của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 59- CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; vận động và tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân phát huy quyền và nghĩa vụ công dân tham gia giám sát các hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao hơn nữa năng lực và chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ nông vận. Cán bộ tỉnh phải đến tận các huyện, các xã, các thôn và phải “Chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ” [47, tr.711].
Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tiếp tục đưa công tác nông vận của tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả cao được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ các cấp, của chính quyền các cấp và các đoàn thể nhân dân. Để làm được điều đó, công tác nông vận trong những năm tới phải tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2005-2010; tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo ra sự đổi mới trong công tác nông vận của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 59- CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; vận động và tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân phát huy quyền và nghĩa vụ công dân tham gia giám sát các hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao hơn nữa năng lực và chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ nông vận. Cán bộ tỉnh phải đến tận các huyện, các xã, các thôn và phải “Chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ” [47, tr.711].
Công tác nông vận có ý nghĩa chiến lược trong các thời kỳ cách mạng, là công tác cơ bản, thường xuyên của Đảng. Trong 5 năm qua (2001-2005), công tác nông vận ở tỉnh Quảng Bình đã góp phần làm chuyển biến mọi mặt: To động lực cho các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới, giữ vững ổn định chính trị, mở rộng quyền dân chủ, cải thiện, đời sống của nhân dân, củng cố niềm tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác nông vận còn tồn tại một số khuyết điểm quan trọng. Cụ thể: Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông