Công tác vận động nông dân của tỉnh quảng bình 1 Công tác dân vận của Ban Dân vận tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 54 - 58)

Thấm nhuần quan điểm của Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) "công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị" và tư tưởng của Bác Hồ "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân... đều phải phụ trách dân vận" [47, tr.699]; "Dân vận là

vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp

thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và Đoàn thể đã giao cho" [47, tr.698]; đồng thời xác định công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng, trong 5 năm qua Đảng bộ tỉnh Quảng Bình hết sức quan tâm, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác dân vận. Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII năm 2001, Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Bình đã lãnh đạo các cấp uỷ đảng triển khai, sơ kết, tổng kết nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng về công tác dân vận, như tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết số 88-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về "đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân"; triển khai Chỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở; triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (phần 2 - khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 59CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW về công tác cán bộ nữ và tổng kết các nghị quyết, chỉ thị về công tác Mặt trận, đoàn thể của Tỉnh uỷ và của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ các nhiệm kỳ trước. Việc triển khai, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết góp phần làm chuyển biến rõ nét nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, đoàn viên về công tác dân vận của Đảng. Công tác dân vận của các cấp uỷ đã đi vào các vấn đề cụ thể như đề ra các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội phải hợp với tâm tư, nguyện vọng của đa số nhân dân, được nhân dân phấn khởi đồng tình ủng hộ. Nhờ đó, công tác này đã khơi dậy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, đẩy mạnh nền kinh tế của tỉnh phát triển. Bên cạnh đó các cấp uỷ đảng còn dành nhiều thời gian đối thoại trực tiếp với nhân dân và chủ động phân công cán bộ, đảng viên bám sát cơ sở. Đặc biệt những xã vùng sâu,

vùng xa, nơi khó khăn nhất của tỉnh cũng được các đồng chi Thường trực Tỉnh uỷ đến thăm, kiểm tra và nghe dân phản ánh.

Các cấp chính quyền và các ngành trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức đối với công tác dân vận, nhất là từ khi UBND tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 18 của Chính phủ về tăng cường công tác dân vận trong các cơ quan Nhà nước; triển khai thực hiện các Nghị định số 29-NĐ/CP, Nghị định số 71-NĐ/CP (thay thế Nghị định số 29) của Chính phủ về thực hiện Quy chế Dân chủ ở ba loại hình đạt kết quả tốt. Vì vậy, trong 5 năm (2001-2005), Quảng Bình đã phát huy được nguồn lực to lớn trong nhân dân đề xây dựng các công trình phúc lợi như điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá... Các ngành chức năng như Thanh tra, Địa chính, Tư pháp, Tổ chức chính quyền, Thương binh - Xã hội làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, do đó tình hình khiếu nại, tố cáo giảm rõ rệt. Bên cạnh đó các cấp chính quyền đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính một cửa, một dấu, bước đầu có kết quả tốt, được dư luận đồng tình; xây dựng quy trình ban hành các chủ trương của địa phương theo hướng dân chủ, hợp lòng dân, giải quyết hài hoà lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân bước đầu được đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, chỉ đạo có mục tiêu, địa chỉ rõ ràng; coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới cách tổ chức các phong trào thi đua, gắn các hoạt động của mỗi tổ chức với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương. Nhiều phong trào thi đua, các cuộc vận động đã đảm bảo tính bền vững, hoạt động có hiệu quả. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có tác dụng thiết thực ở khu dân cư. Các phong trào giúp nhau xoá đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, xoá nhà tranh, nhà dột nát và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được triển khai thực hiện có kết quả rõ nét. Các đoàn thể nhân dân đã tập hợp được đông đảo quần chúng, góp phần tăng cường sức chiến đấu của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII). Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp tham gia sâu rộng hơn vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Quy chế Dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ trở thành hiện thực khi được đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng tuyên truyền, giải thích, cổ vũ nhân dân thực hiện. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh "cán bộ là gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"; dân tin vào Đảng, vào chế độ; chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho dân, phải thông qua cái "gốc" là người cán bộ. Thấm nhuần quan điểm đó, Ban Dân vận tỉnh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận ở các cấp, các ngành trong tỉnh được củng cố, từng bước nâng cao năng lực công tác. Tác phong công tác và lề lối làm việc của đội ngũ này đã có nhiều đổi mới, sâu sát cơ sở, tinh thần và trách nhiệm được tăng lên. Trong 5 năm qua đã có 1.500 cán bộ dân vận các cấp uỷ được bồi dưỡng công tác dân vận ở các Trung tâm Chính trị huyện, thị, Trường Chính trị tỉnh, trong đó Trường Chính trị tỉnh đã mở được 8 lớp bồi dưỡng cán bộ dân vận với số lượng 692 người tham gia.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận tỉnh Quảng Bình đã hướng dẫn Ban Dân vận các cấp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Truyền thống công tác dân vận của Đảng; tổ chức phát động đợt thi đua "75 ngày thi đua cao điểm dân vận khéo". Đợt thi đua được các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở tích cực hưởng ứng. 7/7 huyện, thành phố có kế hoạch hướng dẫn thi đua; các chi bộ, chi hội, chi đoàn lồng ghép các phong trào, chọn việc, chọn công trình, đăng ký giao ước thi đua cụ thể. Qua các phong trào, biểu dương 1.300 việc làm dân vận khéo tiêu biểu; ở huyện, thành phố biểu dương 15 tập thể, 45 cá nhân tiêu biểu. Thừa uỷ quyền của Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận tỉnh trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân vận” của Đảng cho 75 đồng chí, trong đó 42 đồng chí cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Việc này động viện cán bộ phấn đấu trong công tác dân vận.

Đội ngũ tham mưu cho các cấp uỷ đảng về công tác dân vận tiếp tục được củng cố, phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng. Các cấp uỷ kiện toàn, củng cố Ban Dân vận các cấp, lập khối dân vận cơ sở. Tỉnh ủy phân công các đồng chí Thường vụ cấp uỷ làm Trưởng Ban, đồng chí Uỷ viên Thường trực làm Trưởng Khối. Thường vụ Tỉnh uỷ thành lập ba phòng chuyên môn thuộc Ban Dân vận Tỉnh uỷ. 159/159 xã, phường, thị trấn lập Khối Dân vận cơ sở; 1.521 đồng chí là thành viên tham mưu cho cấp uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong 5 năm 2001-2005, công tác dân vận của Quảng Bình còn nhiều hạn chế, yếu kém: chưa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng về công tác dân vận; chưa vận dụng nhuần nhuyễn, đồng bộ giữa lý luận và thực tiễn; tư tưởng xem nhẹ công tác dân vận vẫn chưa được khắc phục; một số cấp ủy đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác dân vận; có cán bộ chính quyền còn biểu hiện quan liêu, chậm giải quyết ý kiến, khiếu nại, tố cáo của công dân; cá biệt có nơi cán bộ còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy; công tác dân vận của chính quyền các cấp còn nhiều bất cập; tình trạng thiếu dân chủ, quan liêu, cửa quyền còn xảy ra ở một số nơi; quyền làm chủ của người lao động trong các doanh nghiệp còn bị xâm phạm, đặc biệt là trong các thành phần kinh tế tư nhân, hợp tác xã. Chất lượng hoạt động của Ban Dân vận cấp huyện và Khối Dân vận cơ sở ở một số nơi còn chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, còn chậm và không thường xuyên. Nội dung và phương thức hoạt động của một số đoàn thể quần chúng còn đơn điệu, dập khuôn, chưa thực sự có sức thuyết phục để cảm hoá quần chúng. Việc tập hợp quần chúng nhân dân tham gia sinh hoạt các tổ chức quần chúng còn hình thức. Cán bộ, đảng viên, công chức chưa thực sự gương mẫu trước dân; tác phong, lề lối, trách nhiệm còn nhiều hạn chế. Đặc biệt đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác dân vận trong các Ban Dân vận, Khối Dân vận còn yếu, chưa được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, toàn diện; một số trường hợp bố trí chưa hợp lý nên còn ngại đi cơ sở, nếu đi chỉ thích nói cho dân nghe, không thích nghe dân nói và càng không thích nghe dân nói thật; ghi nhận các ý kiến, nhưng lại chậm giải quyết hoặc để “nghiên cứu”.

Từ thực tiễn công tác dân vận trong những năm qua cho thấy, nơi nào cấp uỷ có các giải pháp cụ thể lãnh đạo các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận, nhất là giải quyết thoả đáng, đúng pháp luật các yêu cầu của nhân dân và xử lý nghiêm minh các vụ tiêu cực, thì nơi đó công tác dân vận có hiệu quả. Những nơi cán bộ dân vận còn thiếu, cấp uỷ chỉ quan tâm chung chung, hoạt động hình thức, những nơi đó công tác dân vận bị xem nhẹ, nội bộ phát sinh nhiều tiêu cực, Đảng mất lòng tin từ nhân dân.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 54 - 58)