Giải pháp chung

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 74 - 83)

Giải pháp thứ nhất: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác nông vận

Đảng là thành viên của hệ thống chính trị và là người lãnh đạo cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tiến hành công tác dân vận. Công tác dân vận là công tác cơ bản của Đảng, liên quan đến sức mạnh và vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị tiến hành công tác dân vận để phát huy sức mạnh toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng lãnh đạo thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở; coi trọng trách nhiệm dân vận của chính quyền các cấp; thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đảng gắn việc thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nông vận là một tất yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào cấp uỷ đảng quan tâm công tác vận động quần chúng thì ở đó công tác nông vận đạt hiệu quả tốt.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác vận động quần chúng ở Quảng Bình trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Đảng uỷ các cấp phải thường xuyên quan tâm công tác nông vận; chống xa rời quần chúng, coi nhẹ công tác nông vận; chống lối quan liêu, mệnh lệnh; nắm vững và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình bằng phương pháp dân chủ.

+ Phải thành lập Ban Dân vận ở tỉnh, ở huyện và cấp tương đương, thành lập Khối Dân vận cơ sở; phân công một Uỷ viên Thường vụ phụ trách công tác dân vận, có một số cán bộ giúp việc. Các đồng chí cấp uỷ viên được phân công phụ trách công tác dân vận phải chuyên trách hoặc giành phần lớn thời gian làm công tác đó.

+ Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với Hội Nông dân theo hướng nâng cao nhận thức và làm đúng vai trò là hạt nhân chính trị của tổ chức đảng ở cơ sở.

+ Các tổ chức đảng lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của nhân dân làm nội dung chủ yếu trong hoạt động của mình; có kế hoạch thường xuyên tìm hiểu tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và có chủ trương, biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời những thắc mắc của nông dân.

+ Các cấp uỷ cần cử cán bộ có uy tín và khả năng về công tác dân vận trực tiếp phụ trách các đoàn thể, bảo đảm cho các cấp của đoàn thể có cán bộ cốt cán.

+ Mỗi đảng viên đều phải làm công tác vận động quần chúng, gương mẫu thực hiện chức trách trong cơ quan, đơn vị và nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú, hoạt động tích cực trong đoàn thể mà mình tham gia. Nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên, biểu dương những đảng viên gương mẫu, xử lý nghiêm những phần tử thoái hoá, biến chất, ức hiếp quần chúng, lợi dụng chức quyền vi phạm lợi ích của nhân dân, dù người đó ở cấp nào và nắm giữ cương vị công tác nào. Cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý theo pháp luật.

+ Củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng từ đảng uỷ đến chi bộ, tổ đảng, đặc biệt là chi bộ, bảo đảm cho chi bộ đủ sức trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chăm lo quyền lợi của nhân dân.

+ Thường xuyên kiểm tra công tác nông vận ở cơ sở dưới nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra của các cấp uỷ và kiểm tra của các Ban Xây dựng Đảng. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, chỉ đạo mô hình, điển

hình, kiểm tra thực tiễn về công tác nông vận; coi trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra, giao ban, phản ánh tình hình, đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, hiệu quả.

Giải pháp thứ hai: Tăng cường công tác nông vận của chính quyền, của đội ngũ

cán bộ công chức.

Nông vận không chỉ là việc của Đảng, mà của cả chính quyền, Nhà nước. Nhân viên Nhà nước phải coi trọng và làm tốt công tác nông vận. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Chính quyền các cấp điều hành công việc theo chức năng quản lý nhà nước, đồng thời làm công tác vận động quần chúng, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền. Chính quyền làm nông vận bằng các chính sách đúng đắn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội; bằng việc tổ chức, điều hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến dân; bằng việc phối hợp cùng Mặt trận, đoàn thể nhân dân động viên nhân dân tham gia các phong trào hành động cách mạng và xây dựng chính quyền... Do vậy, để tăng cường công tác nông vận thì chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các việc sau đây:

+ Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận và Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND về tăng cường công tác dân vận của UBND tỉnh. UBND tỉnh cần có kế hoạch sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện, xây dựng, bổ sung chương trình công tác nông vận của chính quyền các cấp; phải thường xuyên kiểm tra công tác nông vận ở một số ngành có liên quan đến dân; phân công một đồng chí trong Thường trực UBND tỉnh theo dõi công tác nông vận.

+ Các cơ quan quản lý khi thể chế hoá chỉ thị, nghị quyết của Đảng, ban hành những chủ trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của dân, nhất là về quy hoạch xây dựng đô thị, giải toả, đền bù..., cần đảm bảo đúng quy trình dân chủ, công khai, công bằng, hợp lòng dân; trong quá trình thực hiện các quy định của chính quyền, cần coi trọng biện pháp dân vận, không đơn thuần dùng biện pháp hành chính.

+ Các cấp chính quyền cần tăng cường công tác nông vận bằng việc đẩy mạnh cải cách hành chính, mà khâu đột khá là cải cách thủ tục hành chính, làm cho cơ quan chính quyền làm tốt nhiệm vụ nông vận. Điều đó nghĩa là sửa đổi bổ sung các quy định của Chính phủ, của các Bộ, các UBND để giải quyết công việc của dân, giải quyết các quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với nhau một cách nhanh chóng, đúng chính sách, không gây phiền hà cho dân, không gây phiền hà cho nhau; tập trung giải quyết kịp thời

những vấn đề bức xúc của nhân dân. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến xác đáng của nhân dân khi xây dựng các chủ trương, chính sách, làm cho chính sách hợp lòng dân, đi vào đời sống nhân dân.

+ Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là những ngành, những đơn vị có quan hệ trực tiếp với dân, cần quy định các tiêu chuẩn cụ thể về trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên chính quyền, công bố để nhân dân biết và kiểm tra việc thực hiện.

+ Các đại biểu Quốc hội, HĐND cần thực hiện chế độ trách nhiệm trước cử tri; tăng cường tiếp xúc với cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri để phản ánh và kiến nghị với các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng pháp luật, chính sách của Nhà nước; thúc đẩy các cơ quan có trách nhiệm giải quyết những yêu cầu chính đáng của cử tri; đồng thời tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật và làm tròn nghĩa vụ công dân.

+ Đối với cán bộ, công chức cần xây dựng phong cách và phương thức công tác: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; “nghe dân nói, nói

dân hiểu, làm dân tin"; "hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân"; "không thành kiến, phân biệt

đối xử khi làm việc với dân" [56, tr.30].

Giải pháp thứ ba: Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức quần chúng.

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là người đại diện cho lợi ích chung và lợi ích của từng giai cấp, từng giới quần chúng, đồng thời là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình. Mọi công chức phải thấm nhuần quan điểm của Bác Hồ “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [47, tr.700]. Phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phải lấy điểm xuất phát là dân và đích cuối cùng là lợi ích của dân. Đảng ta đã chỉ rõ:

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính tri - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, chăm lo bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. Các cấp Hội phải tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và tổ chức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp mọi tầng lớp nông dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống

hội viên, nông dân, xây dựng nông thôn mới. Hội phải nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn, tâm tư nguyện vọng của nông dân; chủ động và có chính kiến đề xuất với cấp uỷ, chính quyền những chủ trương, biện pháp đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của nông dân [56, tr.15].

Cán bộ Mặt trận, đoàn thể nhân dân phải gần dân, nắm bắt được nguyện vọng của dân, khơi dậy được lòng nhiệt tình hăng hái của mỗi người dân, động viên họ tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng theo phương châm “ích quốc lợi nhà” làm kiểu mẫu cho dânl; đồng thời phát động sâu rộng các phong trào thi đua hướng vào các cuộc vận động chung: toàn dân đoàn kết, phấn đấu vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới.

Do vậy, công tác của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức quần chúng cần tiếp tục được đổi mới theo hướng sau:

+ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức quần chúng tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, gần dân, sâu sát dân hơn, nắm chắc tình hình nhân dân, phối hợp với các cấp, các ngành giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại cơ sở.

+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần phải có những hình thức đa dạng, phong phú trong việc tập hợp, vận động quần chúng, vận động đoàn viên, hội viên, quân chúng tích cực hưởng ứng các phong trào hoạt động cách mạng thực hiện thắng lợi cách nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh. Trước hết, Hội Nông dân tỉnh phải thực sự trở thành tổ chức tập hợp được đông đảo nông dân trong các ngành nghề trên địa bàn nông thôn. Hội phải lấy chi hội làm đơn vị cơ bản, được thành lập theo nghề nghiệp hoặc theo cụm dân cư với quy mô thích hợp; mỗi chi hội là một đơn vị hành động cách mạng, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa xây dựng người nông dân mới đủ năng lực làm chủ, làm nòng cốt trong các phong trào ở nông thôn. Chi hội là nơi giúp nông dân nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp; là nơi trao đổi kinh nghiệm làm ăn, nắm bắt thông tin v.v..; đồng thời chi hội còn là nơi hòa giải, giải quyết tranh chấp nội bộ, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong nhân dân; là nơi xây dựng cuộc sống mới ở khu vực dân cư, tăng cường đoàn kết nông dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội trên địa bàn nông thôn.

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phải thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, củng cố tổ chức đoàn thể, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội viên, mở rộng các hình thức, biện pháp tập hợp, vận động, giáo dục bộ phận quần chúng chậm tiến; xây dựng lực lượng đoàn kết trong các giới, các tầng lớp nhân dân, các địa bàn trọng điểm.

+ Công tác vận động quần chúng, hơn bất cứ lĩnh vực công tác nào, phải được xã hội hoá rộng rãi, phải trở thành một công tác xã hội, ai ai cũng phải tham gia, trước hết là cán bộ, đảng viên; ai ai cũng phải có trách nhiệm, trước hết và trên hết phải là cán bộ, đảng viên, là các tổ chức thành viên cấu thành hệ thống chính trị, đặc biệt là Đảng, Nhà nước và Mặt trận.

Thực chất của những giải pháp nêu trên là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tất cả các cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân... đều phải phụ trách dân vận” [47, tr.699].

Giải pháp thứ tư: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân

Hồ Chí Minh viết: “Nông vận là phải:

Tổ chức nông dân thật chặt chẽ” [47, tr.710];

"Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo” [43, tr.289].

Đây là bước quan trọng của công tác vận động nông dân. Hiện nay thường nói nhiệm vụ lớn nhất là tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng nhân dân để tiến hành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đoàn kết, tập hợp không chỉ bằng khẩu hiệu, bằng phong trào, mà phải bằng tổ chức. Hiện nay, cái yếu của công tác vận động quần chúng là tổ chức. Cái ít được quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động quần chúng cũng là tổ chức. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội thì nhiều nhưng sức thu hút, tập hợp quần chúng thì rất kém. Do vậy, ở tỉnh Quảng Bình việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân là một giải pháp rất quan trọng, cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động nông dân.

Trong 5 năm qua (2001-2005), Hội Nông dân Quảng Bình đã tích cực đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, tạo ra các phong trào nông dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đáng kể vào những

thành tựu của nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống nông dân, làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Bằng những biện pháp thiết thực, Hội đã đóng góp vai trò nòng cốt thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, công tác xây dựng Hội và vận động nông dân còn có những hạn chế. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện củng cố tổ chức và hoạt động của Hội, nhất là ở cơ sở. Để tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp nông dân và vai trò nòng cốt của Hội trong phong trào nông dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thì nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân là việc cực kỳ quan trọng, Phải nhận thức rõ rằng: "Hội thật sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân, là nhân tố quan trọng của khối liên

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh quảng bình trong những năm đầu thế kỷ xxi (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)