2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của OceanBank
Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập vào năm 1993. Năm 2007, Ngân hàng chuyển đổi mô hình lần thứ nhất và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương và lấy tên viết tắt là OceanBank làm nhận diện thương hiệu của Ngân hàng. Năm 2015, OceanBank tiếp tục chuyển đổi mô hình và đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương.
Xuất phát điểm của OceanBank từ một ngân hàng địa phương với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Bằng sự nỗ lực của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, OceanBank đã không ngừng đổi mới và phát triển, đưa nhận diện thương hiệu và mô hình kinh doanh hiện đại, OceanBank đã đạt vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng vào năm 2011. Sự phát triển quá nóng và nhanh của ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2014, kết hợp với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng yếu kém dẫn tới việc Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu chuyển nhóm nợ sang nhóm 5 đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn (hơn 14.000 tỷ đồng) và yêu cầu thực hiện trích lập dự phòng 100% vào tháng 12/2014. Điều này làm cho OceanBank âm vốn chủ sở hữu và mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Tháng 5/2015, NHNN đã mua lại toàn bộ cổ phần OceanBank với giá 0 đồng. OceanBank chuyển đổi mô hình thành ngân hàng 100% vốn Nhà nước và đổi tên thành NHTM TNHH MTV Đại Dương.
Các mốc lịch sử đáng ghi nhớ của OceanBank:
- Năm 2007, chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên từ Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hưng thành Ngân hàng TMCP Đại Dương và lấy tên viết tắt là OceanBank, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng vào ngày 5/6/2007.
- Năm 2008, đưa phần mềm FlexCube vào sử dụng tại OceanBank. Ngày 28/11/2008 được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Năm 2009, thành lập thêm 5 chi nhánh và 12 PGD, 5 chi nhánh mới bao gồm: Chi nhánh Thăng Long tại Hà Nội, chi nhánh Vũng Tàu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chi nhánh Vinh tại tỉnh Nghệ An, chi nhánh Cà Mau tại tỉnh Cà Mau, chi nhánh Quảng
Ngãi tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Tháng 1/2009: Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam, và trở thành cổ đông lớn và chiến lược của Ngân hàng.
- Tháng 5/2009: Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
- Tháng 10/2010: Hoàn thành việc tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng và phát hành thẻ quốc tế Visa.
- Năm 2011: OceanBank mở thêm 6 chi nhánh tại Thanh Hóa, Nha Trang, Đồng Nai, Thái Bình, Quy Nhơn và Bình Dương; nâng tổng số chi nhánh của Oceanbank trên địa bàn cả nước là 21 chi nhánh, trên 100 điểm giao dịch PGD và quỹ tiết kiệm. Cũng tại thời điểm này OceanBank ra mắt trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 24/4 (1800588815).
- Năm 2013: Phát triển nhận diện thương hiệu, thay đổi logo và diện mạo của các chi nhánh, PGD.
- Năm 2014: Thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội công bố các sai phạm trong hoạt động tín dụng và huy động vượt trần của OceanBank, yêu cầu chuyển nhóm nợ các khoản nợ có khả năng mất vốn sang nhóm 5. Một số lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị và Ban điều hành bị khởi tố hình sự.
- Tháng 1/2015: OceanBank bị mất thanh khoản, âm vốn chủ sở hữu. NHNN đã vào hỗ trợ quản lý điều hành ngân hàng. OceanBank đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
- Tháng 5/2015: NHNN chính thức mua lại OceanBank với giá 0 đồng, OceanBank chuyển đổi mô hình thành ngân hàng 100% vốn nhà nước và đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Dại Dương. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được NHNN yêu cầu hỗ trợ điều hành.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương
Tại sơ đồ tổ chức Cơ cấu tổ chức của NHTM TNHH MTV Đại Dương [Phụ lục 4,
tr. 94], sau khi chuyển đổi mô hình từ NHTMCP tư nhân sang ngân hàng 100% vốn nhà nước và được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hỗ trợ điều hành, OceanBank đã thay đổi cơ cấu sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại.
Cụ thể, đứng đầu trong quản trị điều hành tại OceanBank là Hội đồng thành viên, giúp việc cho Hội đồng thành viên để quản trị, điều hành hệ thống OceanBank có Ban kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các ủy ban phụ trách, văn phòng hội đồng thành viên và Ban điều hành. Giúp việc cho Ban điều hành có 10 khối nghiệp vụ, 2 trung tâm, 1 ban và các chi nhánh phòng giao dịch, cụ thể như sơ đồ trên. Mỗi khối nghiệp vụ sẽ được phân ra thanh các phòng với nhiệm vụ và chức năng rõ ràng để đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và thuận tiện trong việc quản lý điều hành ngân hàng.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đến năm 2018
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank trong giai đoạn 2013 -2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản 67.075 43.089 23.347 23.474 23.584 23.714
Tiền gửi của
Khách hàng 51.924 47.802 29.592 30.349 31.260 32.510 Cho vay khách hàng 27.756 15.739 7.769 8.414 8.675 9.204 Cho vay khách hàng 28.480 29.527 20.296 19.480 19.662 19.876 Dự phòng rủi ro (724) (13.788) (12.526) (11.065) (10.895) (10.672) Vốn chủ sở hữu 4.355 (11.173) (11.143) (11.033) (10.867) (10.640) Vốn điều lệ 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000
Lợi nhuận trước
thuế 232 (15.484) 1.364 107 115 135
Lợi nhuận sau
thuế 189 (15.484) 1.364 107 115 135
Nguồn: Báo cáo tài chính của OceanBank
Kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank từ năm 2013 đến năm 2018 chothấy rằng trước khi Thanh tra NHNN chi nhánh Hà Nội phát hiện các sai phạm trong hoạt động huy động vốn và cho vay thì OceanBank có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Năm 2013, tổng tài sản đạt khoảng 67 nghìn tỷ đồng, tăng 7,25% so với năm 2012 (tổng tài sản năm 2012 đạt khoảng 64,5 nghìn tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế đạt 189 tỷ đồng tương ứng với ROE đạt 4,34%, tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ là 2,54% nằm trong giới hạn nợ xấu cho phép của NHNN. Năm 2014, lợi nhuận của Oceanbank giảm hơn 15 nghìn tỷ đồng nguyên nhân do ngân hàng bị mất thanh khoản, NHNN yêu cầu chuyển một số các khoản nợ sang nhóm 5 và cán bộ lãnh đạo bị khởi tố. Năm 2015, VietinBank tiếp quản quản lý NH Oceanbank, và thực hiện bán một số tài sản đảm bảo để xử lý một số khoản nợ nhóm 5 nên lợi nhuận NH đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2016 trở đi, ngân hàng bắt đầu có lãi, cụ thể năm 2018 lợi nhuận sau thuế của NH dạt 135 tỷ đồng 17,39% so với năm 2017, ROE đạt 0,5%.
Tại bảng kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động [phụ lục 5, tr 95], từ thời điểm sau khi Thanh tra NHNN thanh tra OceanBank và phát hiện ra các sai phạm trong hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng, OceanBank đã chuyển nhóm nợ hơn 14 nghìn tỷ đồng các khoản vay có khả năng mất vốn theo kết luận Thanh tra NHNN sang nợ nhóm 5 và trích lập dự phòng 100% theo quy định. Do đó, OceanBank đã bị âm vốn chủ sở hữu và có lợi nhuận sau thuế âm rất lớn trong năm 2014 (âm khoảng 15,5 nghìn tỷ đồng). Theo bảng 2.2 có thể thấy, hoạt động tín dụng của OceanBank là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn và chủ yếu của Ngân hàng. Kể từ tháng 1/2015 đến nay, OceanBank mất thanh khoản và NHNN đã đưa ngân hàng vào diện kiểm soát đặc biệt. khi bị kiểm soát đặc biệt và hạn chế cấp tín dụng, do vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tín dụng chủ yếu là từ việc thu các khoản nợ tồn đọng.
Giai đoạn từ tháng 5/2015 đến nay, OceanBank chuyển đổi mô hình thành ngân hàng TM TNHH MTV 100% vốn Nhà nước do VietinBank hỗ trợ điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh đã khả quan hơn khi thu hồi được một phần nợ xấu và được NHNN cho phép hoạt động kinh doanh để tạo lợi nhuận ở một số sản phẩm cấp tín dụng như:
- Cho phép huy động vốn từ tổ chức và cá nhân;Từ tháng 8/2015, NHNN cho phép OceanBank cấp tín dụng đối với Khách hàng bán lẻ.
- Cho phép cấp tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp trong một số trường hợp: (1) Cho vay hợp vốn với VietinBank; (2) Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm hoặc hợp đồng tiền gửi; (3) Cho vay để bổ sung vốn lưu động và đầu tư tàu du lịch;
(4) Cho vay bổ sung vốn lưu động và đầu tư TSCĐ cho doanh nghiệp kinh doanh bốc xung trong lĩnh vực khai thác than cho tập đoàn công nghệ khai thác than và khoáng sản Việt Nam; (5) Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; và (6) Cấp bảo lãnh đối với hợp đồng bảo lãnh.
Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đối với các loại hình đầu tư khác như: mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, góp vốn cổ phần hầu như ngân hàng không thực hiện kinh doanh mà thực hiện thu hồi từ những khoản đầu tư trước năm 2015.
Sau khi trở thành ngân hàng 100% vốn nhà nước và được VietinBank hỗ trợ điều hành, OceanBank đang dần phục hồi và lấy được niềm tin của Khách hàng khi huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 2.918 tỷ so với năm 2015, tổng huy động tiền gửi từ khách hàng năm 2018 đạt 32.510 tỷ đồng bằng 68% so với năm 2014 (thời điểm trước khi chuyển đổi mô hình), hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. OceanBank đang dần hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng để trình phương án tái cấu trúc ngân hàng lên NHNN và chính phủ phê duyệt và sau đó có thể được trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương
2.2.1. Thực trạng quy trình cấp tín dụng tại OceanBank
Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank quy định về trình tự, thủ tục thực hiện trong việc cấp tín dụng nhằm xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện cấp tín dụng, hạn chế RRTD. Do đó, quy trình cấp tín dụng là văn bản quan trọng của OceanBank trong việc xây dựng quy trình
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Quyết định cấp tín dụng
Thẩm định độc lập và phê duyệt tín dụng tại TSC
Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng/Phê duyệt tín dụng tại ĐVCTD Thẩm định
Tiếp cận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng Bước 7 Bước 8 Bước 9 Bước 10 Bước 11 Bước 12 Lưu hồ sơ
Thanh lý HĐCTD, giải chấp, xuất kho TSBĐ Xử lý các phát sinh
Kiểm tra, giám sát tín dụng, điều chỉnh lãi suất, và thu nợ gốc, lãi, phí Cấp tín dụng
Bàn giao hồ sơ tín dụng
QTRRTD. Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank bao gồm 12 bước như sơ đồ sau:
Nguồn: OceanBank
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank
Quy trình cấp tín dụng này đã bổ sung nhiều vị trí so với quy trình cấp tín dụng trước khi thực hiện chuyển đổi mô hình ngân hàng thành NHTM TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Cụ thể:
- Phòng kinh doanh tại các ĐVCTD sẽ bao gồm 2 bộ phận độc lập là bộ phận kinh doanh và bộ phận thẩm định để cùng nhau phối hợp hỗ trợ tìm kiếm và phân tích nhu cầu cấp tín dụng của Khách hàng.
- Phòng hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh sẽ được hủy bỏ, thay vào đó là phòng VHTD trực thuộc khối Thẩm định của HO nhưng sẽ làm việc tại chi nhánh để hỗ trợ kiểm soát tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng và kiểm soát trước,trong và sau khi giải ngân.
- Ngoài ra, quy trình cấp tín dụng này cũng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy trình cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.
2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Từ năm 2014 trở về trước, OceanBank luôn tập trung tài trợ vốn vào các tổ chức kinh tế như các công ty con và công ty liên quan của tập đoàn VinGroup; CTCP tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), CTCP Tập đoàn xây dựng và
thương mại Thăng Long (Tincom group) và CTCP Đại An,…. Đồng thời OceanBank cũng là ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ và nhận diện thương thiệu tốt từ những năm 2014 trở về trước.
Theo bảng cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của OceanBank từ năm 2013 đến năm 2018 [Phụ lục 06, tr 96], từ cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của OceanBank từ năm 2013 đến năm 2018 có thể thấy được OceanBank tập trung cấp tín dụng chính cho các tổ chức kinh tế trong năm 2013 và năm 2014, tỷ trọng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế luôn chiếm trên 90% trong năm 2013, năm 2014 và năm 2015. Năm 2015 và năm 2016, OceanBank đã bị hạn chế cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp như đã nêu ở phần 2.1.3, OceanBank tập trung thu nợ đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn theo kết luận của Thanh tra NHNN (chủ yếu là thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp), và OceanBank đẩy mạnh cho vay Khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Do đó, từ năm 2016, OceanBank đã cấp tín dụng mới trên
2.000 tỷ đồng đối với khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, chiếm 15,75% tỷ trọng dư nợ tín dụng. Trong năm 2018, OceanBank tiếp tục tập trung tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng khách hàng bán lẻ là hộ kinh doanh và cá nhân (theo đó cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm 46,44% tỷ trọng dư nợ tín dụng) do có mức độ rủi ro thấp hơn, an toàn và bền vững hơn đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.
2.2.3. Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế:
Qua bảng cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 07, tr97] có thể thấy các ngành đầu tư vốn vào các dự
án bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao như ngành xây dựng (năm 2014 đạt 18,37% và năm 2018 đạt 13,04% dư nợ cấp tín dụng), ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (năm 2014 đạt 27,02% và năm 2018 đạt 18,52% dư nợ cấp tín dụng). Với việc tập trung cấp tín dụng vào các dự án bất động sản kết hợp với tình hình thị trường bất động sản đóng băng kéo dài từ năm 2012 đến năm 2014 đã khiến cho các khoản cấp tín dụng trực tiếp và gián tiếp đổ vốn vào thị trường này đều có nguy cơ mất vốn và đều bị chuyển nhóm nợ nhóm 5 theo yêu cầu của cơ quan thanh tra NHNN cuối năm 2014. Từ năm 2015 trở đi, OceanBank đã đẩy mạnh việc thu nợ do đó tổng dư nợ cấp tín dụng đã giảm rõ rệt, OceanBank tập trung phát triển mảng khách hàng bán lẻ cụ thể là tập trung cho vay các hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình do đó chỉ tiêu này đã tăng từ dư nợ là 157 tỷ đồng (chiếm 0,53% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2014) lên đến 3452 tỷ đồng (chiếm 17,37% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2018).
2.2.4. Cơ cấu theo kỳ hạn tín dụng
Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 11.625 40,82% 8.823 29,88% 4.684 23,08%
Nợ trung hạn 8.002 28,10% 10.919 36,98% 7.131 35,14%
Nợ dài hạn 8.853 31,08% 9.785 33,14% 8.481 41,79%
Tổng 28.480 100% 29.527 100% 20.296 100%
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nợ ngắn hạn 5.987 30,73% 6.582 33,48% 6.963 35,05%
Nợ trung hạn 5.204 26,71% 5.385 27,39% 5.921 29,80%
Nợ dài hạn 8.289 42,55% 7.695 39,14% 6.983 35,15%
Tổng 19.480 100% 19.662 100% 19.867 35,05%
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018