Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngânhàng thương mại TNHH MTV Đại Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 33)

2.2.1. Thực trạng quy trình cấp tín dụng tại OceanBank

Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank quy định về trình tự, thủ tục thực hiện trong việc cấp tín dụng nhằm xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện cấp tín dụng, hạn chế RRTD. Do đó, quy trình cấp tín dụng là văn bản quan trọng của OceanBank trong việc xây dựng quy trình

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Quyết định cấp tín dụng

Thẩm định độc lập và phê duyệt tín dụng tại TSC

Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng/Phê duyệt tín dụng tại ĐVCTD Thẩm định

Tiếp cận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng Bước 7 Bước 8 Bước 9 Bước 10 Bước 11 Bước 12 Lưu hồ sơ

Thanh lý HĐCTD, giải chấp, xuất kho TSBĐ Xử lý các phát sinh

Kiểm tra, giám sát tín dụng, điều chỉnh lãi suất, và thu nợ gốc, lãi, phí Cấp tín dụng

Bàn giao hồ sơ tín dụng

QTRRTD. Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank bao gồm 12 bước như sơ đồ sau:

Nguồn: OceanBank

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại OceanBank

Quy trình cấp tín dụng này đã bổ sung nhiều vị trí so với quy trình cấp tín dụng trước khi thực hiện chuyển đổi mô hình ngân hàng thành NHTM TNHH MTV 100% vốn nhà nước. Cụ thể:

- Phòng kinh doanh tại các ĐVCTD sẽ bao gồm 2 bộ phận độc lập là bộ phận kinh doanh và bộ phận thẩm định để cùng nhau phối hợp hỗ trợ tìm kiếm và phân tích nhu cầu cấp tín dụng của Khách hàng.

- Phòng hỗ trợ kinh doanh tại chi nhánh sẽ được hủy bỏ, thay vào đó là phòng VHTD trực thuộc khối Thẩm định của HO nhưng sẽ làm việc tại chi nhánh để hỗ trợ kiểm soát tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng và kiểm soát trước,trong và sau khi giải ngân.

- Ngoài ra, quy trình cấp tín dụng này cũng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quy trình cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.

2.2.2. Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Từ năm 2014 trở về trước, OceanBank luôn tập trung tài trợ vốn vào các tổ chức kinh tế như các công ty con và công ty liên quan của tập đoàn VinGroup; CTCP tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), CTCP Tập đoàn xây dựng và

thương mại Thăng Long (Tincom group) và CTCP Đại An,…. Đồng thời OceanBank cũng là ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ và nhận diện thương thiệu tốt từ những năm 2014 trở về trước.

Theo bảng cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của OceanBank từ năm 2013 đến năm 2018 [Phụ lục 06, tr 96], từ cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của OceanBank từ năm 2013 đến năm 2018 có thể thấy được OceanBank tập trung cấp tín dụng chính cho các tổ chức kinh tế trong năm 2013 và năm 2014, tỷ trọng cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế luôn chiếm trên 90% trong năm 2013, năm 2014 và năm 2015. Năm 2015 và năm 2016, OceanBank đã bị hạn chế cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp như đã nêu ở phần 2.1.3, OceanBank tập trung thu nợ đối với các khoản nợ có khả năng mất vốn theo kết luận của Thanh tra NHNN (chủ yếu là thuộc phân khúc khách hàng doanh nghiệp), và OceanBank đẩy mạnh cho vay Khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. Do đó, từ năm 2016, OceanBank đã cấp tín dụng mới trên

2.000 tỷ đồng đối với khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, chiếm 15,75% tỷ trọng dư nợ tín dụng. Trong năm 2018, OceanBank tiếp tục tập trung tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng khách hàng bán lẻ là hộ kinh doanh và cá nhân (theo đó cho vay cá nhân, hộ gia đình chiếm 46,44% tỷ trọng dư nợ tín dụng) do có mức độ rủi ro thấp hơn, an toàn và bền vững hơn đối với đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.

2.2.3. Cơ cấu tín dụng theo các ngành kinh tế:

Qua bảng cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 07, tr97] có thể thấy các ngành đầu tư vốn vào các dự

án bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao như ngành xây dựng (năm 2014 đạt 18,37% và năm 2018 đạt 13,04% dư nợ cấp tín dụng), ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (năm 2014 đạt 27,02% và năm 2018 đạt 18,52% dư nợ cấp tín dụng). Với việc tập trung cấp tín dụng vào các dự án bất động sản kết hợp với tình hình thị trường bất động sản đóng băng kéo dài từ năm 2012 đến năm 2014 đã khiến cho các khoản cấp tín dụng trực tiếp và gián tiếp đổ vốn vào thị trường này đều có nguy cơ mất vốn và đều bị chuyển nhóm nợ nhóm 5 theo yêu cầu của cơ quan thanh tra NHNN cuối năm 2014. Từ năm 2015 trở đi, OceanBank đã đẩy mạnh việc thu nợ do đó tổng dư nợ cấp tín dụng đã giảm rõ rệt, OceanBank tập trung phát triển mảng khách hàng bán lẻ cụ thể là tập trung cho vay các hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình do đó chỉ tiêu này đã tăng từ dư nợ là 157 tỷ đồng (chiếm 0,53% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2014) lên đến 3452 tỷ đồng (chiếm 17,37% tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2018).

2.2.4. Cơ cấu theo kỳ hạn tín dụng

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nợ ngắn hạn 11.625 40,82% 8.823 29,88% 4.684 23,08%

Nợ trung hạn 8.002 28,10% 10.919 36,98% 7.131 35,14%

Nợ dài hạn 8.853 31,08% 9.785 33,14% 8.481 41,79%

Tổng 28.480 100% 29.527 100% 20.296 100%

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nợ ngắn hạn 5.987 30,73% 6.582 33,48% 6.963 35,05%

Nợ trung hạn 5.204 26,71% 5.385 27,39% 5.921 29,80%

Nợ dài hạn 8.289 42,55% 7.695 39,14% 6.983 35,15%

Tổng 19.480 100% 19.662 100% 19.867 35,05%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2,000 0 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn Tỷ đồng 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Qua bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 và biểu đồ như hình trên có thể thấy OceanBank chưa có định hướng rõ ràng tập trung cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn. Cụ thể năm 2013, OceanBank tập trung cho vay ngắn hạn thì đến năm 2014 OceanBank tập trung cho vay trung hạn và dài hạn. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015, OceanBank ngừng cấp tín dụng theo yêu cầu kiểm soát đặc biệt của NHNN thì các khoản nợ ngắn hạn giảm rõ rệt, các khoản nợ trung và dài hạn cũng giảm do việc chuyển nhóm nợ và yêu cầu khách hàng tất toán khoản vay trước hạn đối với các khoản vay có nguy cơ mất vốn theo kết luận của thanh tra NHNN. Năm 2016 trở đi, OceanBank tập trung cho vay đối với khách hàng bán lẻ vay tiêu dùng, do đó nợ ngắn hạn tăng 2.279 tỷ so với năm 2015. Năm 2016, tổng dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và không thay đổi quá lớn so với năm 2015 do các khoản nợ xấu chưa thu hồi được. Tuy nhiên đến năm 2018, tổng dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng gần bằng tổng dư nợ ngắn hạn, do các khoản nợ xấu dần dài hạn dần được thu hồi.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đếnnăm 2018 năm 2018

2.3.1. Phân loại nợ

Tại bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 08, tr 99] cho thấy, sau thời điểm ra kết luận thanh tra NHNN năm 2014, OceanBank tăng 12.204 tỷ nợ nhóm 5, 120 tỷ nợ nhóm 4 và 532tỷ nợ nhóm 3; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 54,21%. Năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng mạnh do các khoản nợ nhóm 1 chủ yếu là nợ ngắn hạn đến hạn trả và các khách hàng tất toán khoản vay trước hạn. Nợ nhóm 1 giảm mạnh so với năm 2014 nguyên nhân chính là do sự kiện OceanBank mất thanh khoản vào tháng 1 năm 2015 khiến các doanh nghiệp không rút được tiền, không trả lương và thưởng cho nhân viên đúng dịp cận tết nguyên đán; do đó doanh nghiệp mất niềm tin vào OceanBank và giảm dần quan hệ tiền gửi, quan hệ thanh toán và quan hệ vay vốn tại OceanBank. Tuy nhiên, năm 2017, 2018, tỷ lệ nợ nhóm 1 của Oceanbank đã được cải thiện, cụ thể năm 2018, nợ nhóm 1 của Oceanbank chiếm 32,42% (tăng 6,59% so với năm 2015)

Nợ khoanh và nợ chờ xử lý không thay đổi từ năm 2013, đây là các khoản nợ của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các thành viên của SBIC đã chuyển sang tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) sau khi được hoán đổi thành trái phiếu của công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong năm 2013. OceanBank đã phân loại các khoản cho vay này sang nhóm 5 và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Hiện nhóm nợ này trong năm 2018 đã giảm xuống còn 295 tỷ (giảm 8 tỷ so với năm 2015) do đã xử lý được 1 phần nợ.

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ % 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo nhóm nợ trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Việc cấp tín dụng tập trung vào các công ty, tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản trong thời kỳ năm 2012 và năm 2013 trong khi thị trường bất động sản đóng băng tại thời điểm này dẫn đến nguồn trả nợ của các khoản cấp tín dụng không đảm bảo, phần lớn phải cơ cấu lại nợ để không bị nhảy nhóm nợ. Chất lượng tín dụng khoản vay kém kèm theo đó là OceanBank không công bố minh bạch thông tin dẫn tới hệ lụy phát sinh tăng vọt các khoản nợ xấu, các khoản nợ có khả năng mất vốn năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2014 đến 2018 của OceanBank luôn ở mức cao (năm 2018 là 64,70%), OceanBank đã phải trích lập dự phòng rủi ro, âm vốn chủ sở hữu và mất thanh khoản ngân hàng vào tháng 1 năm 2015. Vì vậy, nhiệm vụ chính và chủ yếu của OceanBank từ khi chuyển đổi mô hình thành ngân hàng TNHH MTV 100% vốn nhà nước, là thu hồi nợ xấu, xây dựng và hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng để có thể được NHNN phê duyệt tái cấu trúc ngân hàng và được trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Từ việc nhận diện RRTD theo hai cấp độ trên, trong giai đoạn từ 2013 đến 2018, tthực trạng hoạt động QTRRTD tại OceanBank cụ thể như sau:

- Phân tích báo cáo tài chính: Trong hoạt động tín dụng, phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét ra quyết định cho vay và nhận diện những RRTD trong quá trình cho vay. Hoạt động phân tích báo cáo tài chính được thực hiện trong 02 giai đoạn: giai đoạn thẩm định và trong quá trình cho vay. Khi thẩm định một khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện phân tích Báo cáo Tài chính (BCTC) tối thiểu trong 02 năm gần nhất (đối với KHDN)/ hoặc 06 tháng (đối với KHCN) đối với thời điểm đề nghị vay vốn. Trong giai đoạn cho vay, định kỳ đầu quý, ngân hàng sẽ thực hiện thẩm định BCTC khách hàng để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, xác định khả năng thu hồi nợ cũng như những rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng do những bất ổn tài chính của khách hàng gây ra.

2.4. Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương

2.4.1. Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank

Từ tháng 4 năm 2015 đến 2018, sau khi chuyển đổi thành NHTM TNHH MTV Đại Dương, OceanBank đã nhận ra các lỗ hổng và sự lỏng lẻo trongQTRRTD trong thời gian trước đó nên OceanBank đã không ngừng thay thế các quy định, quy trình cấp tín dụng, các chính sách sản phẩm không phù hợp và từng bước hoàn thiện quy trình QTRRTD.

Quy trình QTRRTD của OceanBank mới dừng lại ở 3 bước là: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tuy nhiên lại chưa có bước cuối cùng là xử lý rủi ro.

Quy trình QTRRTD của OceanBank được lập thành 05 bước chi tiết như sau:

T

đ

ồn

- Bước 1 - Nhận diện: Xác định loại RRTD tiềm ẩn, nguyên nhân gây ra RRTD và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của OceanBank.

- Bước 2 - Đo lường: Phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của RRTD theo phương pháp định tính và/hoặc định lượng.

- Bước 3 – Kiểm soát: Thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát theo các phướng án giảm thiểu, chia sẻ, chuyển tránh RRTD nhằm đảm bảo mức độ RRTD phù hợp với khẩu vị rủi ro của OceanBank.

- Bước 4 – Giám sát: Theo dõi, kiểm tra nhằm đảm bảo các RRTD được nhận diện, bổ sung, cập nhập, đánh giá và kiểm soát phù hợp để có các biện pháp ứng xử kịp thời.

- Bước 5 – Báo cáo: Thực hiện báo cáo thông tin kịp thời, đầy đủ về thực trạng RRTD, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát RRTD cho người có thẩm quyền và các bên liên quan để có quyết định phù hợp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao hiệu quả công tác QTRRTD tại OceanBank.

OceanBank thực hiện QTRRTD tại 02 cấp độ: (i) Cấp độ danh mục và (ii) Cấp độ giao dịch (khách hàng).

2.4.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng:

Cấp độ danh mục :

- OceanBank thực hiện đánh giá các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài để nhận diện RRTD đối với danh mục tín dụng (DMTD), làm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế/kiểm soát những rủi ro này.

- Yếu tố nội tại cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: Phân tích danh mục tín dụng của Oceanbank (cơ cấu, chất lượng, tốc độ tăng trưởng,…).

- Yếu tố bên ngoài cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: Phân tích dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, các quy định của pháp luật,…

Cấp độ khách hàng

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng và cần được thực hiện đứng theo các quy định, hướng dẫn của OceanBank. Việc nhận diện rủi ro được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh ngay khi tiếp xúc với khách hàng và phải đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng, người có liên quan, nguồn trả nợ, mục đích của khoản tín dụng và các rủi ro có thể gặp phải nếu cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới quan hệ với ngân hàng.

- Giao tiếp với khách hàng: Cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng qua điện thoại và thư điện tử nhằm sớm phát hiện dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.

- Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng: Các Phòng ban nghiệp vụ thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, phối hợp chặt chẽ để nắm bắt tình trạng khách hàng và dự án. Điều này nhằm giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện những nguyên nhân dẫn đến RRTD.

Như vậy có thể nói công tác nhận diện rủi ro được thực hiện thường xuyên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay ngân hàng mới sử dụng 02 phương pháp là phân tích báo cáo tài chính và giao tiếp với khách hàng, nội bộ ngân hàng để nhận diện rủi ro là chưa nhiều và còn thiên về tính hình báo cáo.

2.4.1.2. Đo lường RRTD

Cấp độ danh mục :

- Kiểm tra sức chịu đựng (stress test): OceanBank thực hiện stress test đối với DMTD để đánh giá mức độ ảnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w