2025
3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro
Để xây dựng được quy trình QTRRTD hợp lý, OceanBank cần thiết phải đặt ra các quy định cấp tín dụng, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp tham gia QTRRTD, các chính sách tín dụng áp dụng cho từng đối tượng trong từng
thời kỳ. Sau đó tiến tới xây dựng mô hình QTRRTD hiện đại bằng cách áp dụng các chuẩn của Basel II về QTRRTD vào hệ thống đo lường RRTD của OceanBank theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II (IRB) nhằm tính toán ba cấu phần PD, LGD và EAD. Từ đó sẽ tính được tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL).
Giai đoạn 2: QTRR danh mục cấp tín dụng bằng cách lượng hóa tổn thất dự kiến (EL) và ngoài dự kiến (UL) của toàn bộ danh mục cấp tín dụng dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản và mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức độ rủi ro tập trung của cả danh mục.
Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp QTRR danh mục đầu tư, ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng.
Giai đoạn 4: Thay vì QTRR danh mục một cách thụ động, Oceanbank cần hướng tới việc QTRR danh mục tín dụng chủ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro thông qua việc sử dụng quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.
Giai đoạn 5: Xây dựng mô hình QTRRTD dựa trên cơ sở giá trị (Value – based management – VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư được xác định giúp công tác QTRRTD được hiệu quả, chính xác.
Nguồn: Theo Basel II
Hình 3.1: Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng
Với phương pháp lượng hóa RRTD như trên, OceanBank sẽ tính toán được việc cho cấp tín dụng có bù đắp được rủi ro hay không, từ đó sàng lọc ra các khách hàng và các khoản cấp tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng giống như kinh nghiệm của VietinBank đã áp dụng hiện tại. Để có thể lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù RRTD và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với từng khách hàng cụ thể, đồng thời để trích lập dự phòng RRTD, OceanBank nên sử dụng kết hợp hai loại mô hình đo lường RRTD là mô hình định tính kết hợp với mô hình lượng hóa. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện công tác đo lường RRTD là vô cùng cần thiết.