Hoàn thiện xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 56)

2025

3.2.4.Hoàn thiện xử lý, tài trợ rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Hoàn thiện mô hình xử lý rủi ro tín dụng:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 3.3: Mô hình QTRRTD đề xuất

Như đã đề cập ở trên, quy trình QTRRTD tại OceanBank hiện tại mới chỉ gồm 3 bước (nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro; giám sát rủi ro).Trong quy trình QTRRTD hiện tại chưa quy định rõ bước xử lý, tài trợ RRTD. Thay vào đó, OceanBank đã thành lập thêm khối Quản lý nợ có vấn đề, thực hiện chuyên trách việc đưa ra các biện pháp xử lý, tài trợ RRTD phát sinh. Tuy nhiên, việc tách rời khối Quản lý nợ có vấn đề ra khỏi quy trình QTRRTD khiến cho việc phối hợp

Phòng kiểm soát nội bộ Khối Quản lý nợ có vấn đề Vòng kiểm soát thứ ba Phòng kiểm toán nội bộ

giữa khối QTRRTD với các đơn vị khác trong công tác QTRRTD không theo một quy trình thống nhất và không phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Vì vậy, việc bổ sung khối Quản lý nợ có vấn đề vào vòng kiểm soát thứ 2 sẽ giúp cho OceanBank có một quy trình QTRRTD thống nhất, quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong từng bước của quy trình QTRRTD.

Từ những kiến nghị về hoạt động xây dựng quy trình QTRRTD trên, tác giả đề xuất các bước thực hiện theo quy trình QTRRTD như sau:

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Sơ đồ 3.3: Các bước thực hiện trong quy trình QTRRTD được đề xuất

Để thực hiện được quy trình QTRRTD theo các bước cụ thể như đề xuất trên, ngoài các giải pháp đã nêu tại mục 3.2, OceanBank cần có giải pháp hoàn thiện yếu tố khác cụ thể như sau:

Nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng tại các ĐVCTD là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các công việc trong việc thu thập hồ sơ và thẩm định ban đầu khoản cấp tín dụng, cán bộ tín dụng có vai trò quyết định sự thành công của hoạt động tín dụng ngân hàng. Năng lực chuyên môn, bản lĩnh kinh doanh và sự nhạy bén trong công việc của cán bộ tín dụng càng cao hoạt động tín dụng ngân hàng càng hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như ngân hàng không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ rất có thể dẫn

đến nguy cơ cán bộ tín dụng làm sai hồ sơ tín dụng hay thực hiện sai quy trình tín dụng vì lợi ích cá nhân. Cụ thể như sau:

- Chú trọng phát triển năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng toàn diện: đánh giá, phân tích tài chính khách hàng một cách chính xác; thẩm định phương án, dự án sản xuất kinh doanh một cách khoa học (thời gian và chính xác), thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đúng quy trình chế độ xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho vay, quản lý các khoản vay trong và sau khi cho vay; vấn đề tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh để hạn chế những rủi ro; nắm bắt cập nhật được nhiều thông tin về các lĩnh vực.

- Nâng cao bản lĩnh kinh doanh của cán bộ tín dụng, khả năng giao tiếp với khách hàng, khả năng nắm bắt thông tin để hạn chế RRTD.

- Tạo môi trường làm việc chủ động để cán bộ tín dụng có cơ hội cống hiến tư duy nghề nghiệp và phát huy hết năng lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao với thời gian hợp lý.

- Tăng cường hoạt động hợp tác với đồng nghiệp, với các cơ quan có liên quan để thu thập nhiều thông tin cần thiết đánh giá đúng thực chất về môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương nơi ngân hàng phục vụ tín dụng.

- Thực hiện rà soát, đánh giá phân loại cán bộ tín dụng để kịp thời phát hiện những thiếu sót về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng, để có hướng đào tạo bổ sung. Đồng thời thực hiện luân chuyển trong việc quản lý khách hàng của cán bộ tín dụng để giảm thiểu rủi ro đạo đức và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhiều nhóm khách hàng khác nhau, từ đó nâng cao khả năng xử lý công việc.

Phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động QTRRTD

Hệ thống thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc QTRRTD. Hệ thống thông tin phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng cũng như thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cán bộ tín dụng cũng như cấp lãnh đạo nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng và kịp thời đưa ra các phươngán hợp lý.

Thiết lập chế độ báo cáo thường xuyên tình hình cấp tín dụng đối với các khách hàng cũng rất cần thiết. Nếu thiết lập được chế độ báo cáo thường xuyên thì các cấp lãnh đạo sẽ biết được sự xát xao đối với khoản vay của cán bộ tín dụng và tình hình các khoản vay và các đề xuất của khách hàng.

Trong công tác quản lý RRTD, các số liệu phản ánh trung thực và kịp tời tình trạng chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để từ đó Ban điều hành và lãnh đạo các đơn vị có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường. Vì vậy, việc nâng cấp công nghệ thông tin trong Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cập nhập thông tin dữ liệu từ hệ thống, hệ thống và giám sát khoản vay.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng

Tình trạng hiện tại của OceanBank, cán bộ tín dụng vừa là người trực tiếp gặp Khách hàng, tiếp thị sản phẩm của Ngân hàng đến Khách hàng, vừa là cán bộ xử lý thẩm định khoản vay, giải ngân và theo dõi giám sát thu nợ … Việc này dễ dẫn tới tiêu cực, móc ngoặc giữa các cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Giải quyết tình trạng trên, OceanBank đã bổ sung thêm bộ phận thẩm định cũng thuộc phòng tín dụng tại các ĐVCTD, các CBTĐ sẽ phối hợp cùng CBKD để phối hợp thẩm định; bổ sung thêm phòng Vận hành tín dụng trực thuộc Khối Thẩm định nhưng làm việc tại đơn vị để kết hợp giám sát khoản vay. Tuy nhiên, OceanBank chưa có quy trình hoạt động của bộ phận thẩm định thuộc phòng thẩm định, và việc phân công nhiệm vụ để phối hợp làm việc giữa phòng Vận hành tín dụng và các ĐVCTD chưa được rõ ràng nên nhiều lần phải sửa đổi bổ sung quy trình hoạt động của đơn vị này.

Vì vậy, để hạn chế RRTD, OceanBank cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đưa vào hoạt động đối với bộ phận thẩm định tại các ĐVCTD để tiến hành tuyển nhân sự và đạo tạo. Theo đó

các CBTĐ sẽ có chức năng thẩm định thông tin và hồ sơ do CBDK thu thập được, sau đó lập tờ trình cấp tín dụng đến trưởng ĐVCTD.

Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế, quy trình và thủ tục cấp tín dụng

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng là do Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống văn bản, quy trình đồng bộ, chặt chẽ. Để hạn chế RRTD, Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ, tạo quy chuẩn cho hoạt động tín dụng:

- Xây dựng quy chế cho vay của Ngân hàng dựa trên cơ sở luật các tổ chức tín dụng do NHNN ban hành năm 2010 và các quy định, thông tư hướng dẫn của NHNN.

- Ban hành các văn bản kịp thời, có hướng dẫn thực hiện kèm theo để các đơn vị trên toàn hệ thống áp dụng theo quy chuẩn một cách đúng đắn, không bị hiểu sai lệch, tạo tính thống nhất trên toàn hệ thống.

- Các ĐVCTD phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ có liên quan đến công tác tín dụng đều phải nắm vững văn bản chế độ và thực thi chính xác.

- Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan tới công tác tín dụng để biết được văn bản nào đã hết hiệu lực và văn bản nào đang được áp dụng. Đảm bảo tính tuân thủ trong ban hành văn bản, tính hiệu lực cũng như sự thống nhất giữa các văn bản.

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại giá trị TSBĐ để từ đó sẽ có cơ sở đánh giá chất lượng TSBĐ, trích lập dự phòng RRTD định kỳ và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý RRTD phát sinh.

3.2.4.2. Thường xuyên đánh giá lại giá trị TSBĐ

Như đã phân tích ở phần thực trạng. OceanBank tập trung cấp tín dụng chủ yếu cho các công ty, tập đoàn lớn để đầu tư vào các dự án bất động sản. Trong bối cảnh thị trường bất động sản luôn thay đổi như hiện nay, việc quản lý và theo dõi TSBĐ thường xuyên giúp OceanBank có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, khả năng khả mại nếu cần phải bán tài sản để trả nợ cho Ngân hàng và đưa ra mức trích lập dự phòng đúng theo quy định pháp luật đối với các khoản nợ có vấn đề.

Theo đó, đối với TSBĐ là bất động sản, tần suất thường xuyên kiểm tra đánhgiá lại TSBĐ tối đa là 1 năm/1 lần, các ĐVCTD có thể tiến hành kiểm tra đánh giá lại TSBĐ đột xuất khi có những thông tin như: Khách hàng quá hạn, khách hàng làm ăn thua lỗ, TSBĐ bị quy hoạch hay hư hại,…. Đối với TSBĐ là động sản như máy móc thiết bị, ô tô thì tần suất thường xuyên kiểm tra đánh giá lại TSBĐ tối đa là 6 tháng/1 lần, các ĐVCTD có thể tiến hành kiểm tra đánh giá lại TSBĐ đột xuất khi có những thông tin như: Cháy, nổ, hỏa hoạn, tai nạn,… và kiểm tra bảo hiểm TSBĐ xem có đúng quy định của OceanBank hay không, đã hết hạn chưa,…Đối với TSBĐ là hàng hóa thì tần suất tối đa là 1 tháng/1 lần tùy theo khả năng bảo quản và luẩn chuyển hàng hóa của khác hàng, TSBĐ là cổ phiếu chưa lên sàn thì 1 tháng/1 lần và kiểm tra báo cáo tài chính của công ty đó là 3 tháng/1 lần, TSBĐ là cổ phiếu đã lên sàn thì theo dõi giá trị hàng ngày và định giá 1 tháng/1 lần dựa trên trung bình của 10 đến 20 phiên giao dịch gần nhất.

Công tác tái định giá TSĐB giúp ngân hàng kịp thời thông báo cho khách hàng bổ sung TSBĐ khi giá trị tài sản xụt giảm dưới mức yêu cầu của OceanBank và đánh giá được khả năng xử lý RRTD khi không còn biện pháp xử lý thu hồi nợ nào khác.

3.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn theo đúng quy định

Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo quy đinh của OceanBank và pháp luật, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lạnh mạnh hóa tài chính của ngân hàng.

Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ giúp Ngân hàng dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động tín dụng và đối phó kịp thời đối với các RRTD có thể xảy ra.

Kết hợp với định hướng phát triển của OceanBank và những yêu cầu cần thiết để hoàn thiện quy trình QTRRTD tại OceanBank, chương 3 đã đề ra những giải pháp cụ thể, kiến nghị và đề xuất đối với hoạt động xây dựng quy trình QTRRTD tại OceanBank trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế của Basel II và một ngân hàng vừa được cơ cấu lại như OceanBank không phải trong thời gian ngắn là có thể thực hiện được mà cần có lộ trình và định hướng của NHNN để OceanBank có thể thực hiện tái cơ cấu thành công.

3.3. Kiến nghị chính sách

3.3.1. Kiến nghị đối với OceanBank

Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu còn tồn đọng, OceanBank cần hoàn thiện mô hình QTRR phù hợp với điều kiện nhân sự, mạng lưới hoạt động và cơ sở hạ tầng của mình. Trong đó cần tuân thủ theo các nguyên tắc QTRR theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel và thông lệ quốc tế trong QTRRTD.

- Việc chấm điểm đánh giá xếp hạng tín dụng không nhất thiết bắt buộc các ĐVCTD phải phát triển tín dụng mà nên khuyến khích chất lượng tín dụng, lợi nhuận, chênh lệch thu chi.

- Chú trọng đào tạo các cán bộ nhân viên, bổ nhiệm cán bộ có đạo đức và trình độ chuyên môn.

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin nhằm cập nhập thông tin dữ liệu từ hệ thống, hệ thống và giám sát khoản vay, giảm thiểu việc thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác từ đó làm giảm nguy cơ tăng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

- Đẩy mạnh sự hợp tác giữa các NHTM, nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhằm tránh trường hợp nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa trả nợ của khách hàng đó.

- Giám sát và quản lý sau cho vay nhằm chủ động để đảm bảo khách hàng trả được nợ, ngân hàng có thể tìm được những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN

- Nghiên cứu và chọn lọc các tiêu chuẩn QTRRTD theo hiệp ước Basel phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, từ đó, ban hành các tiêu chuẩn, chuẩn mực để các NHTM có thể tham khảo, thực hiện.

- Ban hành các quy định, chuẩn mực QTRR mà các NHTM phải thực hiện theo lộ trình nhằm hiện đại hóa mô hình QTRRTD của hệ thống NHTM Việt Nam

- Nâng cao năng lực kiểm tra, thanh tra, giám sát tính tuân thủ cũng như phát hiện những dấu hiệu rủi ro trong hoạt động của các NHTM

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng của cácNHTM như đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay... cần được nghiên cứu hoàn thiệnphù hợp với thưc tiễn hoạt động và thông lệ quốc tế nhằm hạn chế rủi ro về pháp lý cho các NHTM.

- Các quy định về xử lý tài sản đảm bảo và việc phối hợp thực hiện được xem xét sửa đổi nhằm giúp các NHTM có thể đẩy nhanh việc xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ.

Tiểu kết chương 3

Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro ngân hàng là một vấn đề rất quan trọng đối với hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, đối với OceanBank nói riêng trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu và hội nhập vói kinh tế quốc tế. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện quy trình QTRRTD luôn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, góp phần đảm bảo cho sự hoạt động an toàn, lành mạnh và bền vững của mỗi ngân hàng.

Tại Chương 3, Luận văn đã nêu rõ định hướng phát triển OceanBank nói chung và định hướng QTRRTD nói riêng tại OceanBank tới năm 2025. Luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện từng bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả QTRRTD tại OceanBank. Đồng thời, Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị chính sách đối với OceanBank và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và của OceanBank nói riêng gặp khá nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong lĩnh vực hoạt động, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Có thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 56)