Thực trạng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TM TNHH MTV Đại Dương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 37)

2.4.1. Quy trình Quản trị rủi ro tín dụng tại OceanBank

Từ tháng 4 năm 2015 đến 2018, sau khi chuyển đổi thành NHTM TNHH MTV Đại Dương, OceanBank đã nhận ra các lỗ hổng và sự lỏng lẻo trongQTRRTD trong thời gian trước đó nên OceanBank đã không ngừng thay thế các quy định, quy trình cấp tín dụng, các chính sách sản phẩm không phù hợp và từng bước hoàn thiện quy trình QTRRTD.

Quy trình QTRRTD của OceanBank mới dừng lại ở 3 bước là: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tuy nhiên lại chưa có bước cuối cùng là xử lý rủi ro.

Quy trình QTRRTD của OceanBank được lập thành 05 bước chi tiết như sau:

T

đ

ồn

- Bước 1 - Nhận diện: Xác định loại RRTD tiềm ẩn, nguyên nhân gây ra RRTD và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của OceanBank.

- Bước 2 - Đo lường: Phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của RRTD theo phương pháp định tính và/hoặc định lượng.

- Bước 3 – Kiểm soát: Thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát theo các phướng án giảm thiểu, chia sẻ, chuyển tránh RRTD nhằm đảm bảo mức độ RRTD phù hợp với khẩu vị rủi ro của OceanBank.

- Bước 4 – Giám sát: Theo dõi, kiểm tra nhằm đảm bảo các RRTD được nhận diện, bổ sung, cập nhập, đánh giá và kiểm soát phù hợp để có các biện pháp ứng xử kịp thời.

- Bước 5 – Báo cáo: Thực hiện báo cáo thông tin kịp thời, đầy đủ về thực trạng RRTD, hiệu quả của các biện pháp kiểm soát RRTD cho người có thẩm quyền và các bên liên quan để có quyết định phù hợp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao hiệu quả công tác QTRRTD tại OceanBank.

OceanBank thực hiện QTRRTD tại 02 cấp độ: (i) Cấp độ danh mục và (ii) Cấp độ giao dịch (khách hàng).

2.4.1.1. Nhận diện rủi ro tín dụng:

Cấp độ danh mục :

- OceanBank thực hiện đánh giá các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài để nhận diện RRTD đối với danh mục tín dụng (DMTD), làm cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế/kiểm soát những rủi ro này.

- Yếu tố nội tại cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: Phân tích danh mục tín dụng của Oceanbank (cơ cấu, chất lượng, tốc độ tăng trưởng,…).

- Yếu tố bên ngoài cần xem xét bao gồm nhưng không giới hạn: Phân tích dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, các ngành kinh tế, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, NHNN, các quy định của pháp luật,…

Cấp độ khách hàng

Đây là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng và cần được thực hiện đứng theo các quy định, hướng dẫn của OceanBank. Việc nhận diện rủi ro được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh ngay khi tiếp xúc với khách hàng và phải đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin cơ bản về khách hàng, người có liên quan, nguồn trả nợ, mục đích của khoản tín dụng và các rủi ro có thể gặp phải nếu cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới quan hệ với ngân hàng.

- Giao tiếp với khách hàng: Cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng qua điện thoại và thư điện tử nhằm sớm phát hiện dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn.

- Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng: Các Phòng ban nghiệp vụ thường xuyên trao đổi thông tin với nhau, phối hợp chặt chẽ để nắm bắt tình trạng khách hàng và dự án. Điều này nhằm giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện những nguyên nhân dẫn đến RRTD.

Như vậy có thể nói công tác nhận diện rủi ro được thực hiện thường xuyên trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay ngân hàng mới sử dụng 02 phương pháp là phân tích báo cáo tài chính và giao tiếp với khách hàng, nội bộ ngân hàng để nhận diện rủi ro là chưa nhiều và còn thiên về tính hình báo cáo.

2.4.1.2. Đo lường RRTD

Cấp độ danh mục :

- Kiểm tra sức chịu đựng (stress test): OceanBank thực hiện stress test đối với DMTD để đánh giá mức độ ảnh hưởng của kịch bản rủi ro đến cơ cấu, chất lượng DMTD và vốn của ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng ngân hàng trụ vững trong những điều kiện bất lợi. Việc stress test cần tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Khối Quản trị rủi ro, các khối kinh doanh tại HO.

- Ước lượng tổn thất danh mục tín dụng: Khi điều kiện cho phép, OceanBank sẽ sử dụng mô hình đo lường RRTD để lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa củaDMTD, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này.

Cấp độ khách hàng

- OceanBank phải thực hiện chấm điểm XHTDNB khách hàng trong quá trình thẩm định, cấp tín dụng và chấm điểm định kỳ hoặc đột xuất khi có biến động bất lợi có khả năng thay đổi hạng tín dụng của khách hàng để cập nhận chính xác mức độ rủi ro của khách hàng. Việc chấm điểm XHTDNB được thực hiện nhằm các mục đích sau:

 Làm căn cứ đưa ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng.

 Hỗ trợ xây dựng chính sách khách hàng và ứng xử tín dụng với khách hàng.

 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hướng dẫn của NHNN.

 Hỗ trợ định giá khoản tín dụng.

 Đo lường hiệu quả trên cơ sở điều chỉnh rủi ro và hỗ trợ các công tác khác cần xác định mức độ RRTD của khách hàng.

Bảng 2.6: Quy định xếp hạng khách hàng tại OceanBank

Hạng Loại Tình trạng Mức độ rủi ro

AA+ Tối ưu Tình hình tài chính lành mạnh Thấp nhất

AA AA-

Loại ưu Tình hình tài chính lành mạnh Thấp

Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định

Thấp

BB+ Loại khá Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và

năng lực quản lý

Trung bình

BB Trung bình khá

Những nguy cơ tiềm ẩn khả năng trả nợ thấp hơn khách hàng loại BB+

Trung bình

BB- Trung bình Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu, hiệu

quả hoạt động kinh doanh không cao

Cao

CC+ Dưới

Trung bình

Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động

Cao

CC Yếu Hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém

Rất cao

CC-

D

Nguồn: OceanBank

Hiện nay, OceanBank đã có phần mềm hệ thống xếp hạng tín dụng khách

hàng, tuy nhiên, do vẫn kế thừa nhiều từ VietinBank nên vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực trạng tại OceanBank. Hệ thống phần mềm chỉ có đánh giá một số các chỉ tiêu cơ bản nên kết quả phân tích khách hàng đôi khi không đúng thực tế gây khó khăn cho cán bộ tín dụng đánh giá khách hàng.

2.4.1.3. Kiểm soát RRTD

Trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng, tại bước kiểm soát RRTD được chia tiếp làm ba bước: kiểm soát RRTD ; giám sát RRTD và báo cáo RRTD

Cấp độ danh mục :

Kém Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, ngân hàng mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay

Rất cao

- Bước 1: Kiểm soát RRTD

 OceanBank thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro như là một phương thức chủ động trong việc quản lý DMTD.

 Trong trường hợp rủi ro của DMTD vượt quá mức độ chấp nhận rủi ro của OceanBank hoặc OceanBank muốn thay đổi cấu trúc DMTD hiện tại, OceanBank có thể cân nhắc việc thực hiện chuyển rủi ro thông qua bán nợ, chứng khoán hóa, phái sinh tín dụng,… Việc sử dụng những công cụ chuyển rủi ro phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Giám sát RRTD

 Giám sát DMTD: OceanBank thực hiện giám sát DMTD toàn hệ thống và/hoặc từng phân khúc khách hàng nhằm kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó. Các nội dung giám sát DMTD bao gồm nhưng không giới hạn: Giám sát diễn biễn tăng trưởng DMTD; giám sát chất lượng DMTD; giám sát cơ cấu và mức độ tập trung DMTD; giám sát các hạn mức rủi ro và cảnh báo sớm các hạn mức có thể bị vi phạm; giám sát các Chi nhánh nợ xấu cao, chuyển biến tiêu cực, tiềm ẩn rủi ro; đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro DMTD.

 Giám sát danh mục TSBĐ: OceanBank thực hiện giám sát danh mục TSBĐthông qua kiểm soát tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và cơ cấu TSBĐ trong hệ thống OceanBank, phát hiện rủi ro trong việc nhận/quản lý/giám sát TSBĐ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hệ thông OceanBank.

- Bước 3: Báo cáo RRTD

 OceanBank duy trì và cập nhập kho dữ liệu thông tin tín dụng trên hệ thống, là cơ sở để khai thác, phân tích dữ liệu, lập báo cáo phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý và yêu cầu nội bộ của OceanBank.

 Trên cơ sở giám sát DMTD và danh mục TSBĐ, Khối QTRR thực hiện các báo cáo để kịp thời cảnh báo tới các cấp có thẩm quyền khi có biến động DMTD bất thường và/hoặc các hạn mức rủi ro gần chạm tới các giới hạn đã thiết lập. Căn cứ vào Bảng cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của OceanBank giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 [phụ lục 06, tr 96], ta có thể thấy sự biến động lớn trong việc thay đổi danh mục tín dụng của ngân hàng, nếu như năm 2013 và 2014, cơ cấu tỉ trọng tín dụng của Oceanbank tập trung ở ngành Bất động sản và xây dựng, trong khi thị trường bất động sản từ năm 2012-2014 bị đóng băng dẫn đến Oceanbank bị mất thanh khoản năm 2015. Theo đó, từ năm 2015, ngân hàng đã thay đổi cơ cấu danh mục tín dụng tập trung nhiều vào thị trường bán lẻ là tập trung cho vay các hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình, do đó mà tỉ lệ nợ nhóm 1 tăng một cách đáng kể (cụ thể năm 2018 tăng 6,59% so với năm 2015).

Cấp độ khách hàng

- Bước 1: Kiểm soát RRTD

 OceanBank thực hiện kiểm soát rủi ro khách hàng/khoản tín dụng thông qua việc thẩm định, đánh giá và phê duyệt/ quyết định các khoản tín dụng mới cũng như thay đổi, gia hạn và tái tục các khoản tín dụng hiện tại. Kết quả thẩm định được thể hiện trong báo cáo thẩm định hoặc tờ trình đề xuất cấp tín dụng.

 Với vai trò lớp phòng vệ thứ nhất trong hoạt động QTRRTD, đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm về tính xác thực, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình phê duyệt.

 Sau khi cấp tín dụng, các đơn vị kinh doanh phải tiếp tục định kỳ đánh giá lại khách hàng để nhận diện RRTD phát sinh, đảm bảo giới hạn tín dụng/ khoản tín

phải được tiến hành trên cơ sở thẩm định đầy đủ thông tin cập nhập về tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng.

 Tần suất và nội dung đánh giá lại khách hàng phải được quy định phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng/ sản phẩm.

- Bước 2: Giám sát RRTD

 OceanBank thực hiện giám sát liên tục khách hàng/khoản tín dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc có sự gia tăng mức độ rủi ro để có biện pháp ứng xử kịp thời.

 Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát khách hàng, phát hiện sớm và báo cáo các khoản nợ có vấn đề dựa trên các tiêu trí về tình trạng tín dụng, đặc biệt là các tiêu chí định lượng. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, đơn vị kinh doanh cần đưa ra các biện pháp ứng xử kịp thời nhằm phòng ngừa và giảm thiểu RRTD.

 Các tiêu chí giám sát khoản tín dụng bao gồm nhưng không giới hạn: Tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng; tình hình sử dụng vốn vay; lịch sử quan hệ tín dụng; tình hình tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng; TSBĐ; khách hàng và người có liên quan.

- Bước 3: Báo cáo RRTD

Trong quá trình cấp và quản lý tín dụng, đơn vị kinh doanh lập báo cáo theo yêu cầu (nếu có) liên quan đến khách hàng, khách hàng và người có liên quan để phục vụ quá trình QTRRTD của OceanBank.

Chúng ta có thể thấy từ năm 2016 trở đi, nhóm nợ xấu của Oceanbank giảm đáng kể, cụ thể năm 2018 đã giảm 6,55% so với năm 2015, điều này cho thấy, ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn trong quy trình QTRRTD trước và sau cho vay. Tuy nhiên căn cứ vào phụ lục 02 có thể thấy, độ tuổi trung bình của CBTD dưới 30 chiếm 60% và độ tuổi trung bình của CBTĐ dưới 30 chiếm 62%. Vì vậy, nên có thể thấy các cán bộ tín dụng và thẩm định có tuổi khá trẻ nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá khách hàng cũng như nhận biết được rủi ro tiềm ẩn do khách hàng mang lại. Ngoài ra, ngoài nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tín dụng, các cán bộ tín dụng còn chịu các chỉ tiêu kinh doanh khác như: huy động vốn, phí dịch vụ… nên đôi khi không chuyên tâm giám sát khách hàng trong quá trình sau giải ngân.

2.4.2. Mô hình QTRRTD tại OceanBank

Nguồn: Mô hình QTRRTD tại OceanBank

Hình 2.1: Mô hình QTRRTD tại OceanBank hiện nay

Sự thay đổi lớn nhất trong mô hình QTRRTD kể từ khi cơ cấu lại OceanBank là chuyển Phòng HTKD tại chi nhánh thành phòng VHTD. Phòng VHTD tuy vẫn làm việc tại các Đơn vị kinh doanh nhưng không chịu sự quản lý của

Phòng thẩm định KHDN Phòn g kiểm soát nội bộ Phòng thẩm định KHCN Phòng QTR R TD K. Tuân thủ K. Thẩm định Khối QTRR

Vòng kiểm soát thứ hai

Vòng kiểm soát thứ nhất Phòng tín dụng KHCN & KHDN tại các ĐVCT D Phòng VHTD trực thuộc Khối Thẩm định Vòng kiểm soát thứ ba Phòng kiểm toán nội bộ

Đơn vị kinh đó mà trực thuộc Khối thẩm định, ngoài ra phòng tín dụng tại các ĐVCTD cũng được phân thành hai bộ phận là bộ phận kinh doanh và bộ phận thẩm định. Như vậy, OceanBank đã tăng cường kiểm soát RRTD ngay từ vòng đầu tiên khi mà có hai đơn vị độc lập tham gia QTRRTD. Với sự thay đổi này, OceanBank đã khắc phục và giải quyết các vấn đề sau: (1) Khách hàng phối hợp với Đơn vị kinh doanh làm giả hồ sơ hay báo cáo sai sự thật để được cấp tín dụng gây RRTD cho ngân hàng; (2) Đơn vị cấp tín dụng đánh giá khách hàng không chính xác (đánh giá tốt lên hoặc thay đổi tình trạng thực tế của khách hàng) để có đủ thẩm quyền tự phê duyệt cấp tín dụng mà không cần trình lên hội sở; (3) Trưởng Đơn vị kinh doanh chỉ đạo nhân viên trong để cấp tín dụng cho khách hàng khi khách hàng chưa thỏa mãn điều kiện cấp tín dụng của OceanBank và pháp luật như chưa hoàn thiện hồ sơ, vẽ nguồn thu cho khách hàng khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Ngoài ra, OceanBank đã có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với các bộ phận trong bộ máy QTRRTD. Cụ thể như sau:

Đơn vị kinh doanh:

- Thực hiện QTRRTD theo chiến lược QTRRTD, khung QTRRTD và các chính sách, quy định, quy trình, chỉ đạo trong công tác QTRRTD đã được Ban điều hành phê duyệt.

- Xây dựng, phát triển các thị trường mục tiêu, phát triển khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng phải đảm bảo QTRRTD theo khẩu vị rủi ro của OceanBank trong từng thời kỳ.

- Chủ động nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát, giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi có các dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thực hiện các báo cáo QTRRTD theo quy định.

Khối thẩm định tín dụng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w