Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng thương mại TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 36)

2,000 0 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn Tỷ đồng 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Qua bảng cơ cấu tín dụng của OceanBank theo kỳ hạn tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 và biểu đồ như hình trên có thể thấy OceanBank chưa có định hướng rõ ràng tập trung cho vay ngắn hạn hay trung dài hạn. Cụ thể năm 2013, OceanBank tập trung cho vay ngắn hạn thì đến năm 2014 OceanBank tập trung cho vay trung hạn và dài hạn. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015, OceanBank ngừng cấp tín dụng theo yêu cầu kiểm soát đặc biệt của NHNN thì các khoản nợ ngắn hạn giảm rõ rệt, các khoản nợ trung và dài hạn cũng giảm do việc chuyển nhóm nợ và yêu cầu khách hàng tất toán khoản vay trước hạn đối với các khoản vay có nguy cơ mất vốn theo kết luận của thanh tra NHNN. Năm 2016 trở đi, OceanBank tập trung cho vay đối với khách hàng bán lẻ vay tiêu dùng, do đó nợ ngắn hạn tăng 2.279 tỷ so với năm 2015. Năm 2016, tổng dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và không thay đổi quá lớn so với năm 2015 do các khoản nợ xấu chưa thu hồi được. Tuy nhiên đến năm 2018, tổng dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng gần bằng tổng dư nợ ngắn hạn, do các khoản nợ xấu dần dài hạn dần được thu hồi.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đếnnăm 2018 năm 2018

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương từ năm 2013 đếnnăm 2018 năm 2018 99] cho thấy, sau thời điểm ra kết luận thanh tra NHNN năm 2014, OceanBank tăng 12.204 tỷ nợ nhóm 5, 120 tỷ nợ nhóm 4 và 532tỷ nợ nhóm 3; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 54,21%. Năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng mạnh do các khoản nợ nhóm 1 chủ yếu là nợ ngắn hạn đến hạn trả và các khách hàng tất toán khoản vay trước hạn. Nợ nhóm 1 giảm mạnh so với năm 2014 nguyên nhân chính là do sự kiện OceanBank mất thanh khoản vào tháng 1 năm 2015 khiến các doanh nghiệp không rút được tiền, không trả lương và thưởng cho nhân viên đúng dịp cận tết nguyên đán; do đó doanh nghiệp mất niềm tin vào OceanBank và giảm dần quan hệ tiền gửi, quan hệ thanh toán và quan hệ vay vốn tại OceanBank. Tuy nhiên, năm 2017, 2018, tỷ lệ nợ nhóm 1 của Oceanbank đã được cải thiện, cụ thể năm 2018, nợ nhóm 1 của Oceanbank chiếm 32,42% (tăng 6,59% so với năm 2015)

Nợ khoanh và nợ chờ xử lý không thay đổi từ năm 2013, đây là các khoản nợ của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các thành viên của SBIC đã chuyển sang tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) sau khi được hoán đổi thành trái phiếu của công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong năm 2013. OceanBank đã phân loại các khoản cho vay này sang nhóm 5 và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của pháp luật. Hiện nhóm nợ này trong năm 2018 đã giảm xuống còn 295 tỷ (giảm 8 tỷ so với năm 2015) do đã xử lý được 1 phần nợ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương. (Trang 36)