Chủ đề 11: Những giả định về bối cảnh hoạt động của công ty: Quy mô, môi trường,

Một phần của tài liệu Học phần Lý thuyết và thiết kế tổ chức BÀI TẬP NHÓM TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY THỰC TẾ VÀ CÔNG TY ẢO (Trang 43 - 48)

trường, công nghệ, mục tiêu (Phải có số liệu minh chứng):

1. Quy mô kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường thiếu sự ổn định và tính cạnh tranh rất cao. Chop Chop luôn phải có những đổi mới, sáng tạo và cải tiến để tồn tại và phát triển. Vì vậy, để có thể nâng cao được thương hiệu của mình và thu hút khách hàng, thì Chop Chop theo đuổi chiến lược là xây dựng thương hiệu uy tín, tăng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành nhờ chất lượng phục vụ tốt để đem lại sự hài lòng cho khách hàng và có những chương trình phù hợp với khách hàng tiềm năng là khách hàng trẻ tuổi và trung tuổi.

Để phù hợp với chiến lược kinh doanh thì công ty đã đề ra quy mô kinh doanh cụ thể như sau:

Quy mô của Chop Chop:

- Xin giấy phép kinh doanh.

- Dự đoán chi phí trong khoản 5 tỷ (VNĐ) và có khoảng dưới 30 lao động nên được xếp vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

- Cơ sở hạ tầng gồm 3 không gian chính: + Khu vực bếp, kho đông lạnh.

+ Khu vực cung cấp dịch vụ trực tiếp: quầy thu ngân, quầy thức ăn, khu vực ăn uống – giải trí.

+ Khu vực an ninh (tầng hầm): phòng bảo vệ, khu vực để xe. 1.1 Quy mô tài chính:

- Tổng vốn dự kiến: 5 tỷ (VNĐ).

- Tổng vốn đầu tư cho các tài sản cố định ban đầu: 2 tỷ (VNĐ).

- Chi phí dự phòng: 2 tỷ (VNĐ).

- Dự đoán thu hồi vốn sau 10 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động. - Dự đoán sau khi thu vốn thì lợi nhuận khoảng 500,000,000 (VNĐ). - Tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%.

1.2 Quy mô nguồn nhân lực:

Vì là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên Chop Chop có 27 nhân viên

Trình độ Số lượng Tỷ trọng

Tốt nghiệp Cao đẳng – Đại học 3 11,1%

Tốt nghiệp trung tâm đào tạo nghề

8 29,6%

Lao động phổ thông 16 59,3%

Tổng 27 100%

2. Môi trường:

2.1 Môi trường tác nghiệp:a. Thị trường: a. Thị trường:

Thực phẩm và đồ uống hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu). Trong đó, điển hình là bia và đồ uống không cồn cùng với thực phẩm đang góp phần lớn vào sức tăng trưởng cho ngành F&B của khối ngoại. Hiện nay cả nước có đến 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Qua từng năm con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng kể.

Khách hàng chủ yếu của các cửa hàng chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam chủ yếu là khách du lịch nước ngoài và người dân có mức thu nhập trung bình khá trở lên.

b. Nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu cho ngành cung cấp dịch vụ ăn uống ngày càng đa dạng và phong phú. Đặc biệt là Việt Nam hiện nay đang hội nhập với văn hóa của các nước trên thế giới nên ẩm thực của Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm nhiều món ăn và nguyên vật liệu có nguồn gốc từ các nước khác. Song song với đó thì vấn đề an toàn thực vấn vẫn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy mà nguyên vật liệu sử dụng trong Chop Chop cũng phải đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Chi phí:

Hiện nay, để đầu tư và phát triển một công ty chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống tại Việt Nam cần một số vốn khá lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư và quản lý cần phải có kiến thức sâu rộng về ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như là các món ăn, thức uống đang dần phổ biến trên thị trường hiện nay. Và các chi phí về nhân sự, xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh cũng cần được chú trọng

d. Nguồn nhân lực:

Tình hình nguồn nhân lực về ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang khá dồi dào. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách bài bản tại các trung tâm đào tạo về nghề pha chế và nấu ăn uy tín và nổi tiếng hiện nay. Theo số liệu thống kê thì tốc độ phát triển ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống đang tăng lên vượt bậc. Vì vậy, lượng lao động trong ngành cũng tăng lên không ngừng.

d. Giá nhân công:

Vì đặc thù của ngành nên lao động tại Chop Chop chia thành từng loại khác nhau như là nhân viên phụ bếp, đầu bếp và nhân viên phục vụ. Mức lương của nhân viên phụ bếp và đầu bếp khoảng 8 – 10 triệu đồng và mức lương nhân viên phục vụ khoảng 4 -5 triệu

đồng. Ngoài ra, lương cho nhân viên thực hiện các chức năng tham mưu khoảng 6 – 8 triệu đồng.

2.1 Môi trường chung:a. Tài chính: a. Tài chính:

Đà Nẵng là một trong những nơi thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Phần lớn vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực du lịch 60.2%, sản xuất chế biến 19.7 %.

Bên cạnh đó, tại Đà Nẵng có hơn 25 ngân hàng lớn nhỏ có thể kể đến như Đông Á, Vietcombank, ACB, SHB, Vietinbank,… với mức lãi suất được giữ ổn định, khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b. Kinh tế:

Đà Nẵng nằm trong top những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Từ năm 2012 - 2016, tốc độ tăng trưởng GDP đều từ 8-9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP cả nước ( khoảng 5,3 -6,3%)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,5% trong năm 2021, cao hơn mức tăng trưởng 6% của toàn thế giới và đạt mức 7,2% vào năm 2022. Từ các số liệu được dự đoán trên, nhóm nhận định chi tiêu khách hàng trong tương lai gần sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Mức lãi suất cho vay tại Việt Nam đang ở mức từ 6-11%/năm. Năm 2021, lãi suất cho vay được kì vọng sẽ tăng lên ở mức đáng kể, tuy tỷ lệ tăng không cao nhưng việc lãi suất được giữ cố định cũng giúp doanh nghiệp yên tâm trong vay vốn.

c. Công nghệ:

Đối với ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống thì cũng có khá nhiều các máy móc chuyên dụng như các máy tạo hình bánh chuyên dụng, các thiết bị chuyên dùng cho pha chế, hệ thống phần mềm quản lý nhà hàng,… Và đây được coi là một trong những yếu tố tạo nên sự chuyên nghiệp để thu hút khách hàng.

d. Văn hóa:

Với mức thu nhập của người dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang dần tăng lên theo sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, nhu cầu về dịch vụ ăn uống và giải trí cũng tăng lên. Nhu cầu về ăn uống bên ngoài và thư giãn hiện nay đang dần trở thành nhu cầu tự nhiên của con người chứ không còn là nhu cầu xa xỉ như trước đây. Và nhờ vậy nên ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Đà Nẵng đang phát triển vượt bậc. e. Chính trị - pháp luật:

Doanh nghiệp hoạt động về ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Quyết định Số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, có 2 mã ngành liên quan đến Chop Chop là:

- 56101: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống: Nhóm này gồm hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Khách hàng được phục vụ hoặc khách hàng tự chọn các món ăn được bày sẵn, có thể ăn tại chỗ hoặc mua món ăn đem về.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tuân thủ các vấn đề khác liên quan về mặt pháp luật như cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách nhân sự.

3. Công nghệ tổ chức:

Chop Chop là công ty hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống mà ở đó việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời và đầu ra theo yêu cầu của khách hàng.

Một số đặc điểm về cấu trúc tổ chức của Chop Chop:

- Vai trò ranh giới tách biệt ít: Vì trong doanh nghiệp thì mức độ phân rõ chức trách, nhiệm vụ khá ít, chủ yếu dựa vào sự linh động của nhân viên.

- Việc ra quyết định là phân quyền: Vì sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên nhân viên được phân quyền để có thể linh hoạt quyết định trong những trường hợp bất ngờ.

- Sự chính thức hoá thấp: Công ty trang bị cho mình những đội ngũ nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm xử lý tình huống để có thể linh hoạt ứng phó với các tình huống hằng ngày và có quyền tự ra quyết định cũng như làm những gì có thể thỏa mãn khách hàng. Vì vậy, sự chính thức hoá trong tổ chức là khá thấp.

- Trình độ kỹ năng của nhân viên là cao vì các nghiệp vụ của ngành dịch vụ ăn uống đòi hỏi phải có tay nghề và kinh nghiệm.

- Sự chú trong kỹ năng mang tính cá nhân.

4. Mục tiêu:

4.1 Mục tiêu chính thức của Chop Chop:

Phát triển cửa hàng dịch vụ ăn uống nhỏ thành hệ thống các cửa hàng thành công ở tầm cỡ thành phố trong lĩnh vực ẩm thực.

4.2 Mục tiêu tác nghiệp của Chop Chop:

Mục tiêu tác nghiệp hiện tại khi mới thành lập của Chop Chop là phát triển về thương hiệu. Thông qua công tác marketing để nắm bắt được nhu cầu khách hàng và từ đó có những chính sách quảng cáo và cung cấp dịch vụ ẩm thực phù hợp với khách hàng để nắm giữ nhiều thị phần tại Đà Nẵng về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong tương lai, Chop Chop sẽ trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong ngành dịch vụ ăn uống tại địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Học phần Lý thuyết và thiết kế tổ chức BÀI TẬP NHÓM TỔNG HỢP VỀ CÔNG TY THỰC TẾ VÀ CÔNG TY ẢO (Trang 43 - 48)