Phần 2 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.3. Tác động của di cư đến đời sống của các hộ gia đình có người di cư
Việc di cư nội địa và di cư quốc tế đã và đang góp một phần rất lớn vào việc cải thiện đời sống của các hộ gia đình ở nơng thơn, làm tăng thu nhập cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn. Lý do di cư của các hộ gia đình thường liên quan đến kinh tế, bởi vậy việc đi di cư đóng vai trị rất quan trọng khơng chỉ đối với các hộ gia đình có người di cư mà cịn đối với xã hội. Qua nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh (2017) cho biết việc di cư có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của của các hộ gia đình có người đi di cư. Thường các gia đình có người đi di cư sẽ có một cuộc sống ổn định hơn so với các gia đình khơng có người đi di cư. Ngồi ra hộ gia đình có người đi di cư còn cho biết kinh tế và đời sống của hộ đã tốt hơn rất nhiều so với trước khi có người đi di cư trong hộ gia đình. Tất cả lao động di cư cho biết họ nhận tháy những cải thiện trong vai trò và quyền lực của bản thân đối với gia đình do những đóng góp kinh tế mà họ mang lại. Hầu như tất cả những gia đình có người di cư đều cho biết điều kiện sống của gia đình
đã tốt hơn trước. 82% cho biết họ đã dùng toàn bộ hoặc một phần số tiền chuyển về để trang trải cho những chi tiêu hàng ngày cảu gia đình và chỉ có 5% gia đình sừ dụng số tiền đó để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Tiền chuyển về cũng có vai trị to lớn trong việc đảm bảo chi tiêu cho giáo dục (hơn 40%) chăm sóc sức khỏe, trả nợ, sắm đồ, kiến thiết nhà cửa và mua sắm công cụ sản suất (Đặng Nguyên Anh, 2000). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm và Lê Bạch Dương (2011) chỉ ra rằng tiền gửi về của người lao động của người di cư được sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, phát triển vốn con người và các hoạt động sản xuất. Những khác biệt về loại hình nhà ở, chất lượng nhà ở của những hộ gia đình có người đi di cư và không đi di cư được dùng như một chỉ báo để đánh giá sự tác động của di cư tới đời sống gia đình. Trong tỷ lệ những người có hộ gia đình có người di cư sống trong nhà kiên cố là cao hơn (41.3% so với 35.9%), thì hộ khơng có người di cư có xu hướng sống trong nhà đơn giản và tạm thời (16.5% so với 9.3%). Bên cạnh đó khoản tiền đóng góp của người di cư tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế đời sống cho gia đình đầu tư sản xuất là một phần cải thiện đời sống. Có nhiều gia đình đã xây được nhà và mua sắm thêm được nhiều tài sản có giá trị… nhờ đó đã góp phần rút ngắn sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và góp phần xóa đói giảm nghèo(Nguyễn Thị Minh Phượng & Nguyễn Đình Long, 2013). Ngồi ra những hộ gia đình có người đi di cư cũng có sức khỏe khá tốt, vì khi họ ổn định được kinh tế họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đi khám sức khỏe đều và định kì.
Ngồi góp phần tăng thu nhập , và nâng cao mức sống cho người dân khu vực nông thôn, di cư cũng có những tác động nhất định đến các mối quan hệ trong gia đình, trịn đó trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng khá rõ. Khi mái ấm gia đình thiếu đi một trong hai người (bố hoặc mẹ) thì tâm lý của con cái cũng bị thay đổi kéo theo
đó là việc chăm sóc học hành cho con cái cũng trở lên khó khăn hơn (Nguyễn Thị Thu, 2016).
Kết quả cuộc điều tra di cư 2004 cho thấy khoản chi lớn thứ 3 của hộ gia đình từ tiền gửi về là đầu tư cho giáo dục, giáo dục cho trẻ em là mối quan tâm lớn đối với hộ gia đình. Tuy nhiên, khi bàn về tác động của di cư lên tình trạng sức khỏe và học hành của trẻ em, nghiên cứu viện xã học, 2009 cho thấy việc thiếu đi cha hoặc mẹ trong gia đình thì trẻ em đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi trở nên rất yếu thế với các rủi ro về sức khỏe, về giáo dục, hơn 1 nửa số hộ điều tra cho biết họ không hài long với kết quả học tập của con ở trường khi cha mẹ hoặc cả cha cùng mẹ đều di cư, điều này đồng nghĩa với việc con cái thiếu hướng dẫn, hỗ trợ của cha mẹ và các em phải mất nhiều thời gian cho các cơng việc gia đình hơn. Khơng chỉ ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ - con cái, di cư còn ảnh hưởng tới mối quan hệ vợ - chồng, ở rất nhiều hộ gia đình có vợ hoặc chồng đi di cư thì mối quan hệ vợ - chồng cũng trở lên lỏng lẻo, không bền vững. Bên cạnh những cặp vợ chồng thấu hiểu yêu thương nhau nhiều hơn, lo lắng đi xa nhau thì cũng có những cặp vợ chồng khơng chịu được nỗi xã cách họ sa vào chơi bời, nghi ngờ lẫn nhau. Một trong những nguyên nhân dấn đến ly hôn và rạn nứt quan hệ hôn nhân ở gia đình có vợ chồng đi di cư là do vợ chồng xã cách lâu ngày, vợ chồng ngoại tình (Kiều Nga, 2013)
Có thể thấy, trong các hộ gia đình có người đi di cư thì đời sống của họ được ổn định hơn rất nhiều so với trước đây hộ chưa có người đi di cư. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quan tâm tới sức khỏe của gia đình nhiều hơn, đầy đủ điều kiện sinh hoạt, nhà ở, phương tiện đi lại, đầu tư cho giáo dục cũng được tốt hơn.