Khung phân tích

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 35)

Khung phân tích của đề tài “Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn” bao gồm tập trung làm rõ thực trạng di cư qua các đặc điểm của hộ gia đình có người đi di cư, đặc điểm của người đi di cư trên cơ sở đó phân tích những thuận lợi và khó khăn của di cư đối với đời sống của các hộ gia đình tại nông thôn. Đồng thời chỉ ra sự khác biệt trong di cư giữa nhóm người đi di cư nội địa và di cư quốc tế.

Thực trạng di cư của hộ gia đình nông thôn

Đặc điểm của hộ gia đình có người di cư

(Nhân khẩu, số lao động của hộ, điều kiện kinh tế, các khoản chi

tiêu, tiền gửi, lý do di cư) Đặc điểm của người di cư

(Tuổi, giới tính, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, sức khỏe,

quan hệ gia đình)

Hộ gia đình có người di cư quốc tế

Hộ gia đình có người di cư nội địa

Thuận lợi và khó khăn của di cư đến đời sống hộ gia đình có người di cư (Thu nhập, nhà ở, tiền gửi, mức sống, điều kiện sống, bảo hiểm y tế, phương

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của người đi di cư

4.1.1. Độ tuổi

Độ tuổi người đi di cư là một chỉ báo nhắm đánh giá được thực trạng người đi di cư chủ yếu nằm chung độ tuổi nào. Từ đó có thể chỉ ra xu hướng về độ tuổi đi di cư… nhìn chung độ tuổi của người đi di cư trong các hộ gia đình điều tra nằm trong khoảng từ 18 – 40 tuổi.

Bảng 4.1. Độ tuổi của người đi di cư

Độ tuổi Di cư nội địa Di cư quốc tế Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 14 46.7 18 60.0 32 53.3 30 đến dưới 40 tuổi 6 20.0 7 23.3 13 21.7 40 đến dưới 50 tuổi 7 23.3 3 10.0 10 16.7 Trên 50 tuổi 3 10.0 2 6.7 5 8.3 Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2020) Theo kết quả điều tra cho thấy, người đi di cư nội địa và quốc tế được khảo sát trong địa bàn xã Bình Hòa chủ yếu ở độ tuổi từ dưới 30 tuổi đến 40 tuổi, đây là độ tuổi được đánh giá là có sức khỏe tốt nhất trong đó những người từ trong độ tuổi dưới 30 chiếm 53.3%. Người đi di cư nội địa trong độ tuổi dưới 30 là 46.7% và người đi di cư quốc tế là 60.0%.

Lý do số người trong độ tuổi này đi di cư là đây là độ tuổi lao động lý tưởng của người lao động. Các công ty trong và ngoài nước khi tìm hiểu hồ sơ lao động thì có những ưu ái hơn với độ tuổi này nhờ có đặc trưng về sức khỏe, thời gian, năng lực

cần thiết cho các công việc lao động phổ thông. Đối với các công việc lao động phổ thông ở cả trong và ngoài nước đều cần đến sức khỏe của người trong độ tuổi này. Ở độ tuổi trên 40 thường sẽ đi di cư trong nước đến các thành phố lớn để làm việc (chiếm 23.3%), chủ yếu là kinh doanh buôn bán và làm công nhân. Ở độ tuổi này đối với người đi XKLĐ cũng có lợi thế riêng vì ở độ tuổi này những ai đi XKLĐ thì gần như trước đó cũng đã từng đi lao động tại nước ngoài và giờ có cơ hội đi tiếp , họ tham gia thị trường lao động với lợi thế là kinh nghiệm làm việc và thông thạo ngôn ngữ nên dễ dàng được các công ty lựa chọn cho những công việc đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao và có kinh nghiệm làm việc tốt, tuy nhiên thì số lượng người đi XKLĐ ở độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm rất ít (10.0%). Cũng có một số ít người có độ tuổi trên 50 tuổi đi lao động ở nước ngoài (chiếm 6.7%) nhưng chủ yếu là họ đã đi từ rất lâu và thường đến các nước ở Châu Âu, nghề nghiệp chính của họ là làm kinh doanh buôn bán tại các nhà hàng hoặc làm Nail (sơn móng tay).

Hộp 1: Người đi XKLĐ nằm trong độ tuổi lao động trẻ, có sức khỏe

“Số lượng người dân đi làm ăn xa rơi vào khoảng từ 400 đến 500 lao động đi làm tự do, các nghề chính như xây dựng, xe ôm, buôn bán, trong đó có cả sinh viên chưa có việc làm và khoảng 40 hộ đi XKLĐ, số người đi khoảng 60 người. Về độ tuổi thì nếu như làm cho các công ty, xí nghiệp thì độ tuổi giao động từ 18 đến 40 tuổi ngày càng tăng vì lứa tuổi này còn trẻ khỏe, có nhiều thời gian để đi lao động nước ngoài và đi làm ăn xa trong nước để gia tăng kinh tế hơn cho gia đình”

PVS, Nam, 55 tuổi, cán bộ LĐ & TBXH

 Như vậy, xét về độ tuổi của người đi di cư trong nước và quốc tế trong các hộ gia đình thường rất đa dạng, độ tuổi dưới 30 tuổi cho đến những người trên 50 tuổi. Điều này cho thấy thị trường lao động ở cả trong nước và quốc tế luôn mở rộng cơ

hội cho những người muốn đi di cư. Theo số liệu điều tra, có thể thấy nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (8.3%) nhưng họ đa phần là những người đã từng đi di cư trước đó và giờ có cơ hội lại đi tiếp hoặc là những người đã đi ra nước ngoài lâu năm. Họ có kinh nghiệm làm việc, thông thạo ngôn ngữ nên rất dễ dàng để có thể được tuyển dụng đối với các công ty doanh nghiệp môi giới đi XKLĐ. Độ tuổi dưới 30 của cả người đi di cư nội địa và quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 53.3%) vì ở lứa tuổi này họ có nhiều ưu thế về thời gian, sức khỏe nên các công ty doanh nghiệp tuyển dụng cũng ưu tiên tuyển các lao động ở độ tuổi này nhiều hơn.

4.1.2. Giới tính

Bên cạnh độ tuổi của người đi di cư thì giới tính cũng là một chỉ báo cần nghiên cứu bởi qua đó chỉ ra xu hướng đi di cư theo giới tính. Kết quả điều tra ở xã Bình Hòa cho thấy:

Bảng 4.2: Giới tính của người đi di cư

Độ tuổi Di cư nội địa Di cư quốc tế Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 26 86.7 16 53.3 42 70.0 Nữ 4 13.3 14 46.7 18 30.0 Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2020) Thông thường khi đi di cư nam giới có nhiều thuận lợi hơn nữ giới không chỉ bởi họ có sức khỏe mà còn từ thực tế, họ ít vướng bận với vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, gia đình như nữ giới. Tuy nhiên vì gia đình phụ nữ sẵn sàng di cư như nam giới. Về việc đi làm ăn xa trong nước thường là những công việc lao động chân tay nặng nhọc như xây dựng, xe ôm, bốc vác,…nên số lượng nam giới đi làm ăn xa trong nước hơn vượt trội so với nữ giới (87.6% so với 13.3%) (Bảng 4.2). Khi nữ

giới đi làm ăn xa trong nước thì chủ yếu là phục vụ trong các nhà hàng, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ, giúp việc gia đình. Đây là tình trạng chung của những gia đình có người đi làm ăn xa tại nông thôn.

Trong việc đi làm ăn xa trong nước nữ giới có tỷ lệ thấp rất nhiều so với nam giới nhưng đi XKLĐ thì tỷ lệ nữ giới khá đông, thậm chí cao gần bằng nam giới, (46.7% so với 53.3%) (Bảng.4.3). Có thể thấy XKLĐ không phải là lựa chọn dành cho một giới mà cả hai giới đều có thể tham gia nếu đáp ứng được thị trường lao động và họ có mong muốn đi XKLĐ để mang lại nguồn thu nhập tốt hơn cho gia đình. Khi nữ giới đi XKLĐ thường sẽ làm những công việc bớt nặng nhọc hơn nam giới và nguồn việc làm lại rất nhiều. Tuy nhiên việc nữ giới đi XKLĐ đặt ra thách thức đối với gia đình khi vai trò giới được hoán đổi, nam giới ở nhà gánh vác trách nhiệm chăm sóc con cái.

Hộp 2: Công việc nơi đến của người di cư nội địa và quốc tế

“Đối với người đi làm ăn xa trong nước thường là các lao động đi làm tự do, các nghề chính như xây dựng, xe ôm, buôn bán, bốc vác, công ty xí nghiệp, trong đó có cả sinh viên chưa có việc làm.

Còn đối với lao động đi XKLĐ thường nam giới sẽ làm những công việc nặng nhọc hơn như xây dựng, chăn nuôi bò sữa, cơ khí,…còn nữ giới thì sẽ làm

những việc thiên về nông nghiệp như thu hoạch dưa hấu, trồng cà chua, hoặc các ngành nghề về du lịch, bàn hàng thuê, quản lý nhà hàng,…”

PVS, Nam, 55 tuổi, cán bộ LĐ & TBXH

 Như vậy qua bảng 4.2 cho thấy thường những hộ gia đình có người đi làm ăn xa trong nươc thì nam giới sẽ đi nhiều hơn rất nhiều so với nữ giới, vì những công việc trong nước chủ yếu là chân tay nặng nhọc, nghề nghiệp không quá đa dạng cho nữ giới ở các thành phố lớn nên người đi làm ăn xa sẽ chủ yếu là nam nhiều hơn. Còn về đi XKLĐ thì tỉ lệ nam nữ không chênh lệch nhau đáng kể, bởi lẽ bên các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc có những đơn hàng giành riêng cho nam giới và có những đơn hàng giành riêng cho nữ giới với mức thu nhập hấp dẫn tạo cơ hội thúc đẩy cả nữ giới ra nước ngoài làm việc. Việc nữ giới đi XKLĐ cũng sẽ để lại rất nhiều bất cập trong gia đình nhất là việc nội trợ và chăm sóc con cái tuy nhiên vì cuộc sống họ sẵn sàng đi làm ăn xa để có thể cho gia đình một cuộc sống tốt hơn rất nhiều.

4.1.3. Tình trạng hôn nhân

Kết quả điều tra cho thấy người đi di cư đã có vợ/chồng cao hơn so với người chưa có vợ/chồng. (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Tình trạng hôn nhân của người đi di cư

nhân Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cơ vợ/chồng 15 50.0 12 40.0 27 45.0 Chưa có vợ/chồng 12 40.0 11 36.7 23 38.3 Ly hôn 0 0.0 0 3.3 1 1.7 Góa 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Độc thân 3 10.0 7 23.3 9 15.0 Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2020) Theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người có vợ/chồng đi di cư nội địa chiếm tỷ lệ là 50%. Còn số lượng người chưa có vợ/chồng chiếm 40% (xem bảng 4.3). Số lượng người có vợ/chồng và chưa có vợ/chồng hơn nhau không đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy người chưa có vợ/chồng sẽ dễ đưa ra quyết định hơn người đã có vợ/chồng nhưng người đã có vợ chồng sẽ có quyết tâm rất cao đi làm để kinh tế gia đình ổn định, cuộc sống sung túc hơn đầy đủ hơn, lúc này không chỉ làm để lo cho bản thân mà còn lo cho cả gia đình.

Về tình trạng hôn nhân của người đi XKLĐ theo số liệu điều tra trong số người đi XKLĐ tại địa bàn xã Bình Hòa thì có 40% số người đã có vợ/chồng. Còn số lượng người chưa có vợ/chồng là 36.7%. Tỷ lệ giữa người lao động có vợ/chồng và chưa có vơ/chồng cũng không chênh lệch nhau quá nhiều. Cũng như những lao động di cư nội địa, người lao động di cư quốc tế mà chưa có vợ/chồng thường sẽ dễ đưa ra quyết định hơn, ngoài ra việc đi XKLĐ cũng được chính thành viên trong gia đình mình tác động nhiều để ra nước ngoài lao động nhằm tăng đời sống của hộ gia đình, ổn định kinh tế. Về người đã có vợ/chồng thì họ sẽ khó đưa ra quyết định hơn bởi họ còn gặp một số vấn đề như nuôi dạy con cái, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và công việc của vợ/chồng bị đảo lộn nếu như một trong hai người vợ hoặc chồng đi XKLĐ. Tuy nhiên vì cuộc sống họ vẫn sẵn sàng đi ra nước ngoài để làm việc.

 Qua bảng 4.3 cho thấy tình trạng hôn nhân của người đi di cư thường sẽ có vợ/chồng nhiều hơn người chưa có vợ/chồng. Tính cả người đi di cư nội địa và quốc tế, số lượng người đã có vơ/chồng chiếm tới 45.0% và người chưa có vợ/chồng thấp hơn, chiếm 38.3%. Số lượng người di cư nội địa có vợ/chồng (50.0%) cao hơn so với người đi XKLĐ (40.0%) lý do vì trong số những người đi XKLĐ có một số bộ phận là học sinh/sinh viên học xong chưa có việc làm nên quyết định di chuyển đi XKLĐ để kiếm vốn làm ăn sau khi về nước. Còn những người đi di cư nội địa thì họ có xu hướng muốn ở gần gia đình hơn nhưng công việc tại địa phương lại không đáp ứng được nhu cầu đời sống của gia đình và bản thân họ nên họ phải di cư sang một số tỉnh thành khác để tìm kiếm việc làm, vừa có thể tăng thu nhập cho gia đình vừa có nhiều thời gian về thăm gia đình hơn là đi XKLĐ.

4.1.4. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người di cư nội địa và quốc tế là một chỉ báo cũng rất đáng quan tâm bởi trình độ học vấn có mỗi quan hệ tác động qua lại với nghề nghiệp của họ. Nếu người đi di cư có trình độ học vấn cao họ có thể đảm nhận các công việc đòi hỏi kĩ năng tay nghề chuyên môn và dễ nắm bắt được yêu cầu của công việc. Ngược lại khi người đi di cư nội địa và quốc tế có trình độ học vấn không cao thì hầu hết các công việc họ làm là các công việc chân tay do đó ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của họ. Vì vậy nghiên cứu về trình độ học vấn của người đi di cư sẽ nắm bắt được chất lượng lao động.

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của người đi di cư

Trình độ học vấn Di cư nội địa Di cư quốc tế Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Tiểu học 3 10.0 1 3.3 4 6.7 Trung học cơ sở 2 6.7 3 10.0 5 8.3 Trung học phổ thông 13 43.3 13 43.3 26 43.3 CĐ/ĐH 12 40.0 13 43.3 25 41.7 Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2020) Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.4 ta thấy người đi di cư nội địa chủ yếu là những người đã tốt nghiệp THPT chiếm 43.3% và CĐ/ĐH là 40%, trong khi đó Tiểu học cơ sở là 10% và 6.7% là trung học cơ sở, không có trường hợp người không biết chữ. Nhìn chung trình độ học vấn của người đi di cư nội địa tại địa bàn xã Bình Hòa là khá cao.

Qua khảo sát cho thấy số lao động có trình độ học vấn là THPT và CĐ/ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất đều là 43.3%. Số người học hết Trung học cơ sở chiếm 10%, người có trình độ tiểu học cơ sở là 0.4% và không có trường hợp nào không biết chữ. Trong yêu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lao động Việt Nam thì việc tốt nghiệp trung học phổ thông là yếu tố bắt buộc. Bên cạnh đó mức lương mà nhà tuyển dụng phải trả cho người lao động tốt nghiệp trung học phổ thông cũng thấp hơn chi phí của người tốt nghiệp CĐ/ĐH, những lao động chuyên môn có tay nghề. Những người có trình độ CĐ/ĐH đi XKLĐ là do họ chưa xin được việc làm tại địa phương nên đi XKLĐ để tìm kiếm cơ hội cho mình một công việc tốt so với trong nước.

Hộp 3: Trình độ học vấn của người đi di cư tương đối thấp

“Trình độ học vấn của người đi làm ăn xa, thường lao động làm ở các công ty, xí nghiệp do độ tuổi trẻ nên thường có trình độ học vấn 12/12 còn các lao động tự do thì chiếm chủ yếu là trình độ học vấn thấp, rất ít người có trình độ hết THPT hoặc CĐ/ĐH.

Về trình độ học vấn của người đi XKLĐ thì yêu cầu bắt buộc của một số nước

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w