Phần 4 : Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm của người đi di cư
4.1.9. Thu nhập của người đi di cư nội địa và quốc tế
Thu nhập là mối quan tâm hàng đầu khi đi di cư của người lao động và hộ gia đình. Tìm kiếm được cơng việc ổn định và có thu nhập cao là một niềm phấn khởi mà bất cứ người lao động nào cũng mong muốn. Hầu hết người đi di cư cả trong nước và quốc tế có mức lương tương đối cao và ổn định.
Bảng 4.9: Thu nhập bình quân hàng tháng của người đi di cư Thu nhập bình
quân tháng của người đi di cư
Di cư nội địa Di cư quốc tế Tổng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 10 triệu 6 20.0 0 0.0 6 10.0 Từ 10 đến 20 triệu 21 70.0 5 16.7 26 43.3 Trên 20 triệu 3 10.0 25 83.3 28 46.6
Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2020) Theo số liệu thống kê tại bảng 4.9 cho thấy, số người đi di cư nội địa có thu nhập từ 10 đến 20 triệu là nhiều nhất (chiếm 70%), tiếp đến là số người đi di cư có mức lương dưới 10 triệu là 20% và số người có mức lương trên 20 triệu chỉ chiếm 10%. Thường những người có mức lương từ 10 đến 20 triệu mỗi tháng sẽ làm nghề nghiệp có chun mơn, kĩ thuật cao và kinh nghiệm làm việc cũng đã lâu năm. Trong đó cũng có cả những người di cư đi đến các thành phố lớn để buôn bán/kinh doanh. Số người có mức thu nhập dưới 10 triệu thì thường lại làm những công việc chân tay, công việc vất vả như xây dựng, làm công ăn lương, xe ôm hoặc bn bán ve chai, bán hàng rong,... Cịn lại những người có mức lương trên 20 triệu thường sẽ làm những cơng việc liên quan đến đầu óc hoặc sẽ làm chủ các doanh nghiệp, của hàng, nhà hàng,…
XKLĐ là một hoạt động việc làm nhận được nhiều sự quan tâm, là một hoạt động đem lại cho người lao động một thu nhập không nhỏ giúp cải thiện được cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ, đồng thời cong giúp phát triển kinh tế đất nước.
Theo điều tra cho thấy, số lao động đi XKLĐ có mức lương trên 20 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (83.3%), đây là những người đi XKLĐ được 3, 4 năm hoặc nhiều hơn thế, đã quen với công việc và chủ yếu ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, …vốn vẫn được biết đến là nơi trả mức lương hấp dẫn cho người lao động, họ chủ yếu là làm công nhân tại các xưởng và nhà máy lớn. Ngồi ra trong số những người có mức lương trên 20 thì có một số lượng nhỏ đi XKLĐ ở Châu Âu như Đức, Tiệp Khắc,…họ sang đó cũng từ rất lâu và chủ yếu là làm kinh doanh/bn bán hoặc làm Nail (Sơn móng tay). Tiếp đến là số người có thu nhập từ 10 đến 20 triệu (chiếm 16.7%), là những người phần lớn là giúp việc gia đình và nơng dân tại
các trang trại nơng nghiệp. So với ở trong nước thì đây cũng là một mức lương cao góp phần cải thiện đời sống gia đình. Và tại địa bàn xã Bình Hịa khơng có lao động nào đi XKLĐ có mức lương dưới 10 triệu.
Tóm lại XKLĐ đã và đang trở thành một xu hướng giúp cho người lao động có thể tìm được một cơng việc có thu nhập cao hơn, được phát huy bản năng của bản thân và tìm được một cơng việc phù hợp.
Thu nhập bình qn hàng tháng của người đi XKLĐ rõ ràng sẽ có mức lương cao hơn so với thu nhập của lao động trong nước. XKLĐ có mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 83.3% trong đó với người di di cư nội đỉa chỉ có 10%, đây là sự chênh lệch khá lớn có thể được nhận thấy một cách dễ dàng.
Như vậy qua kết quả điều tra cho thấy người đi di cư chủ yếu trong độ tuổi từ 18 – 40 với số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, tình trạng kết hơn thì số lượng thì số lượng người đã có vợ/chồng nhiều hơn người chưa có vợ/chồng tuy nhiên chênh lệch không đáng kể. Về điểm đến thì chủ yếu người di cư nội địa đi đến các tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng,…nơi này tập trung dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, cơ hội tìm kiếm việc làm là rất cao. Cịn người đi XKLĐ thì chủ yếu đến những nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,…sở dĩ đây là những nước có số lượng lao động xuất khẩu nhiều vì theo họ những thị trường này khi tuyển dụng khơng khắt khe với người lao động, chi phí để đi cũng như mức lương phù hợp. Ngoài ra người dân tại địa bàn xã Bình Hịa cịn đến một số nước Châu Âu như Đức, Tiệp Khắc, Ý,… Hình thức đi của những người đi di cư trong nước chủ yếu là đi theo người quen/người thân hoặc họ hàng, rất số ít người đi theo các daonh nghiệp cơng ty hoặc nhà nước. Vì thường những người đi làm ăn xa như vậy là do ở địa phương họ không thể kiếm được việc là hoặc việc làm không đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, họ cần nhờ tới những người thân quen, họ hàng đã từng đi làm ăn xa để kiếm việc làm tại những nơi đó, rõ ràng việc nhờ người giúp đỡ sẽ
dễ dàng hơn là việc tự mình đi đến một nơi đất khách quên người để tìm kiếm việc làm. Theo như số liệu khảo sát thì có rất nhiều người đi XKLĐ hết hợp đồng về Việt Nam rồi lại tiếp tục quay lại nước đã đi với thời gian lưu trú từ 4 đến 7 năm và họ chủ yếu đi XKLĐ theo cơng ty mơi giới, ngồi ra có một số ít người đi XKLĐ sang Châu Âu thì thường sẽ đi theo hình thức là người nhà bên nước đó bảo lãnh, đi sang một thời gian lâu dài thì được phép định cư ở lại nơi đó để làm việc và sinh sống. Cơng việc chủ yếu của người đi làm ăn xa trong nước chủ yếu là làm những cơng việc lao động phổ thơng, chun mơn có trả cơng/trả lương, những ngành nghề chân tay, buôn bán/kinh doanh tại các thành phố lớn hoặc phục vụ/bán hàng tại các cửa hàng. Cịn những người đi XKLĐ cơng việc chủ yếu là làm công nhân trong các nhà máy, công ty và phục vụ bán hàng tại các cửa hàng, cịn một số khác thì đi giúp việc gia đình và làm việc trong các nơng trại.