Thuận lợi và khó khăn của hộ gia đình có người đi di cư

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 84)

4.3.1. Thuận lợi của hộ gia đình có người đi di cư

Việc di cư đem lại rất nhiều lợi ích cho các hộ gia đình cũng như bản thân người di cư ở nông thôn. Qua điều tra bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm có thể thấy thuận lợi chính của việc di cư đó chính là đem lại kinh tế cho gia đình, giúp tăng thu nhập, tăng mức sống, đời sống của hộ gia đình và bản thân người đi di cư cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Khi ở địa phương không thể tìm kiếm được việc làm hoặc việc làm không thể đủ trang trải cho cuộc sống của cả một gia đình nhỏ thì việc di cư là lựa chọn khá tối ưu. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy việc di cư nội địa đem lại các thuận lợi sau : Tăng thu nhập cho gia đình, có cơ hội cho con cái phát triển, mở rộng quan hệ hiểu biết, có cơ hội phát triển năng lực chuyên môn.

Bảng 4.19: Xếp hạng thuận lợi của hộ gia đình có người đi di cư nội địa Người đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 Tổng Xếp hạng Tăng thu nhập cho gia đình 1 1 1 1 1 5 1

Có cơ hội cho con phát triển 2 4 2 2 3 13 2 Mở rộng quan hệ hiểu biết 4 2 3 3 2 14 3 Có cơ hội phát triển năng lực chuyên môn 3 3 4 4 4 18 4

Theo điều tra bằng phương pháp thảo luận nhóm cho thấy tiêu chí “tăng thu nhập cho gia đình” được đánh giá hàng đầu (với tổng điểm là 5) do mục đích chính của việc đi di cư là để đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống. Tất cả người được hỏi đều cho rằng tăng thu nhập cho gia đình là thuận lợi hàng đầu của việc di cư vì theo họ việc tăng thu nhập cho gia đình là động lực chính để bản thân người di cư và gia đình họ quyết định đến việc đi di cư. Ngoài ra khi kinh tế đã ổn định thì mọi tiêu chí khác cũng được đáp ứng. Vì vậy tiêu chí này được người dân đánh giá là thuận lợi hàng đầu.

Tiêu chí được đánh giá cao thứ hai là “cơ hội cho con cái phát triển” (tổng điểm là 13). Việc gia đình có kinh tế ổn định sẽ đầu tư cho giáo dục được tốt hơn, giúp con cái tiếp thu được nhiều luồng kiến thức mới, phát triển đầy đủ trong tư duy, đủ kiểu kiện học tập tốt. Vì vậy có 3/5 hộ đánh giá thuận lợi này xếp thứ 2.

“Mở rộng quan hệ hiểu biết” là thuận lợi đánh giá cao thứ 3 (với tổng điểm là 14). Khi đi di cư, người di cư sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới, kiến thức mới và chính từ những mối quan hệ, kiến thức đó sẽ giúp cho người di cư có cơ hội kiếm thêm được việc làm và từ đó tạo thêm nguồn thu nhập mới.

Thuận lợi được đánh giá thấp nhất là “có cơ hội phát triển năng lực chuyên môn” (với tổng điểm là 18). Có 3/5 người được hỏi cho rằng tiêu chí này là tiêu chí được quan tâm cuối cùng vì khi đáp ứng được ba thuận lợi bên trên là tăng thu nhập cho gia đình, có cơ hội cho con phát triển và mở rộng quan hệ hiểu biết thì họ mới quan tâm đến vấn đề phát triển năng lực chuyên môn. Khi đi di cư họ đã có năng lực chuyên môn ở mức độ nhất định trong ngành nghề chính mà họ làm khi đi di cư nên họ chỉ chú tam vào việc kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình, vì vậy việc phát triển năng lực chuyên môn rất ít được chú trọng.

Hộp 10: Tăng thu nhập gia đình

“Khi đi làm ăn xa như vậy cơ hội kiếm được việc làm và công việc sẽ tốt hơn rất nhiều khi ở nhà, nếu ở nhà không có việc gì để làm thì cũng nên đi làm ăn xa như vậy thì mới có thể có thêm được thu nhập”

TLN, Nữ, 60 tuổi, Nông dân “Như trước kia chồng chị ở nhà toàn đi làm quét vôi, quét sơn lương tháng chỉ được 5 6 triệu thực sự là không thể trang trải đủ cho gia đình và 2 đứa con đang ăn học nên quyết định vào lên Hà Nội làm ở các công trình xây dựng, tuy rất vất vả nhưng đồng lương xứng đáng với công sức của mình”

TLN, Nữ, 34 tuổi, Giáo viên “ Nhà chị giờ còn 2 đứa con đi học, nếu chồng chị mà cứ quanh quẩn làm ở nhà rồi công việc bấp bênh như trước khi thì không thể nào có thể lo cho cuộc sống của cả gia đình được, tiền học của 2 đứa thì cũng rất nhiều”

TLN, Nữ, 33 tuổi, Nông dân

Qua điều tra bằng phương pháp thảo luận nhóm có thể thấy người dân đã nhận thức được tầm trọng và những lợi ích mà việc di cư đã đem lại cho bản thân và gia đình họ. Từ đó họ cũng đánh giá được mức độ quan trọng của từng thuận lợi mà việc đi di cư mang đến với cuộc sống của gia đình.

4.3.1.2. Thuận lợi của hộ gia đình có người đi XKLĐ

Bên cạnh những thuận lợi của hộ gia đình có người đi di cư nội địa, những hộ gia đình có người đi di cư quốc tế cũng có những thuận lợi nhất định: mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, học hỏi được kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, học hỏi kiến thức mới, nâng cao mức sống cho gia đình.

Bảng 4.20 : Xếp hạng thuận lợi của hộ gia đình có người đi XKLĐ Người đánh

giá

Tiêu chí

1 2 3 4 5 Tổng Xếp hạng

Mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình 4 1 2 2 1 10 1 Học hỏi được kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh 1 4 3 3 4 15 4 Học hỏi kiến thức mới 2 3 1 4 3 13 3 Nâng cao mức sống cho gia đình 3 2 4 1 2 12 2

Theo kết quả điều tra bằng phương pháp thảo luận nhóm tiêu chí “Mang lại hiểu quả kinh tế cho gia đình” được đánh giá xếp hạng cao nhất (với tổng điểm là 10). Cũng giống như việc di cư nội địa, việc đi XKLĐ cũng chú trọng nhiều nhất đến lợi ích kinh tế, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Khi đã ổn định được kinh tế cho gia đình thì việc nâng cao mức sống cho gia đình sẽ được chú trọng, họ sẽ đầu tư nhiều hơn cho tiện nghi sinh hoạt của gia đình. Sau khi đi di cư các đồ dùng trong gia đình đã được sắm cơ bản là đầy đủ hơn để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày (Bảng 4.18). Vì vậy thuận lợi này được đánh giá xếp thứ hai (với tổng là 12 điểm).

Khi đi XKLĐ được tiếp xúc với các công nghệ, khoa học – kĩ thuật tiên tiến mới của nước ngoài và đem những kiến thức mới đó về với gia đình họ. Từ những kiến thức mới đó họ có thể áp dụng vào lối sống hàng ngày của gia đình, giúp gia đình có lối sống văn minh tiến bộ hơn, nhận thức được tốt hơn. Thuận lợi này được đánh giá xếp thừ 3 (với tổng điểm là 13) vì lý do những người được hỏi họ cho rằng khi cả kinh tế gia đình và mức sống của gia đình đều được nâng cao thì họ mới chú trọng vào việc học hỏi kiến thức mới từ đó cũng sẽ có lối sống văn minh tiến bộ hơn.

Tiêu chí “học hỏi được kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất” được đánh giá là thuận lợi thấp nhất (với tổng điểm là 15). Những gia đình có người đi XKLĐ sẽ có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong công việc mà người đi di cư trong gia đình đã làm, từ những kinh nghiệm mà người đi di cư đem lại cho bản thân và gia đình, họ áp dụng nó vào trong việc sản xuất kinh doanh của gia đình tại địa phương, từ đó có thể gia tăng được thu nhập. Họ cho rằng việc học hỏi được kinh nghiệm trong kinh doanh sản xuất được đánh giá thấp nhất bởi vì khi cả ba thuận lợi trên được đáp ứng thì họ mới quan tâm đến việc học hỏi kiến

thức mới và sử dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày của người đi di cư khi trở về với gia đình.

Hộp 11: Lợi ích kinh tế là thuận lợi của việc đi XKLĐ

“Đi XKLĐ mang lại kinh tế cho gia đình đồng thời học hỏi được kiến thức công nghệ 4.0 trong thời hiện đại của thế giới, tay nghề và kinh nghiệm nghề nghiệp được nâng cao rất nhiều.”

TLN, Nữ, 63 tuổi, nông dân “Khi gia đình có người đi XKLĐ thì trước tiên chắc chắn là phải làm gia tăng kinh tế cho gia đình rồi, sau đó là khi có kinh tế thì điều kiện sống của mình cũng được tốt hơn rất nhiều, đồ dùng dụng cụ được sắm nhiều hơn, việc đầu tư cho con cái ăn học cũng tốt hơn”

TLN, Nam, 54 tuổi, Kinh doanh/buôn bán

 Theo kết quả của việc thảo luận nhóm khi được hỏi về thuận lợi của việc gia đình có thành viên đi di cư thì cả di cư nội địa và di cư quốc tế đều đánh giá tiêu chí liên quan đến gia tăng thu nhập và ổn định kinh tế là xếp hạng quan trọng nhất. Do đặc thù khác nhau về việc di cư nội địa và di cư quốc tế nên các tiêu chí đánh giá thuận lợi còn lại của 2 nhóm tương đối khác nhau. Nhìn chung thì những thuận lợi đến từ việc di cư nội địa chủ yếu tác động ở mức vừa phải tới cuộc sống hàng ngày của người di cư và tới hộ gia đình (vấn đề ăn uống, tiện nghi sinh hoạt, nuôi dạy con cái, nhà cửa, phát triển năng lực chuyên môn tay nghề,…. ), còn những thuận lợi đến từ việc di cư quốc tế không chỉ tác động tới những cái căn bản cuộc sống thường nhật của họ mà còn giúp họ có thêm những kiến thức, kinh nghiệm,

tiếp thu được khoa học kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài, từ đó giúp họ thay đổi được cả các sống, có mỗi lối sống văn minh, tiến bộ hơn.

4.3.2. Khó khăn của hộ gia đình khi có người đi di cư

4.3.2.1. Khó khăn của hộ gia đình khi có người đi di cư nội địa

Ngoài những thuận lợi, việc đi di cư cũng đem lại rất nhiều khó khăn và thách thức đối với các hộ gia đình và bản thân người đi di cư. Qua thảo luận nhóm ta có thể thấy, có rất nhiều khó khăn mang lại cho hộ gia đình khi có người đi di cư nội địa, đó là : nuôi dạy con cái khó khăn, đối mặt với rủi ro thất bại, không gần gũi quan tâm tới gia đình, không có người thân bên cạnh lúc ốm đau, công việc trong gia đình bị đảo lộn

Bảng 4.21 : Xếp hạng khó khăn của hộ gia đình có người di cư nội địa Người đánh

giá

Tiêu chí

1 2 3 4 5 Tổng Xếp hạng

Nuôi dạy con cái khó khăn hơn 2 3 1 2 1 9 2 Đối mặt với rủi ro thất bại 4 5 4 3 2 18 3 Không gần gũi quan tâm tới

gia đình 3 3 5 5 4 19 4 Công việc trong gia đình bị đảo lộn 1 1 2 1 3 8 1

(Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm gia đình có người đi di cư nội địa , 2020) Thường khi đi di cư là vợ hoặc chồng trong gia đình, khi đó công việc trong gia đình một người sẽ phải gánh vác thay cho người còn lại nên sẽ vất vả hơn rất nhiều và đặc biệt là trong các hộ gia đình làm nông nghiệp. Nếu trong hộ gia đình đó người đi di cư là đàn ông đôi lúc ở nhà phụ nữ cần người giúp đỡ những công việc nặng nhọc phù hợp vơi đàn ông hơn thì lại phải đi nhờ người khác, hoặc những lúc ốm đau không ai chăm sóc, hoặc con cái sẽ nghe lời hơn khi là đàn ông dạy bảo. Ngoài ra còn một số công việc tập thể khác như công việc liên quan đến dòng họ,

đình làng,…cần tới đàn ông thì phụ nữ ở nhà cũng rất quan ngại việc đi thay. Nếu người đi di cư trong gia đình là vợ, người chồng ở lại cũng gặp phải những khó khăn nhất định như các công việc nội chợ, chăm sóc con cái. Khi người đàn ông làm những công việc đó chắc chắn sẽ không được chu toàn như là người phụ nữ, họ phải mất một thời gian dài để làm quen. Vì vậy nên “công việc trong gia đình bị đảo lộn” được các hộ gia đình đánh giá là khó khăn hàng đầu ( có 3/5 người được hỏi xếp hạng cho khó khăn này là 1, với tổng điểm là 8 ).

Khó khăn được đánh giá thứ 2 đó là “ nuôi dạy con cái khó khăn hơn ”. Khi bố mẹ xa con cái, việc nuôi dạy con cái cũng khó khăn hơn rất nhiều so với việc nuôi dạy trực tiếp, không thể theo sát con cái để dạy bảo mà chỉ có thể dạy con qua điện thoại, khó có thể quản lí được con cái một cách chu đáo và sát sao như khi có cả bố và mẹ bên cạnh ( trong 5 người được hỏi thì có 2 người đánh giá khó khăn này xếp hạng 1 và 2 người xếp hạng 2, với tổng điểm là 9 )

Khi được hỏi trong quá trình thảo luận nhóm,người được hỏi cho biết khi đi di cư nội địa, chủ yếu người đi di cư có hình thức đi là đi theo người thân, người quen, hàng xóm nên độ đảm bảo về công việc không chắc chắn như khi đi làm theo công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nên việc đối mặt với rủ ro thất bại là khá cao. Ngoài ra, do môi trường làm việc mới, nhiều cái lạ, môi trường sống có nhiều thay đổi, họ cần thời gian để thích nghi, điều này ảnh hưởng tới tâm lí cũng như năng suất làm việc của họ. Cho nên khó khăn này được đánh giá xếp thứ 3 ( với tổng điểm là 18 ).

Được xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề khó khăn chính là việc “ không gần gũi quan tâm chăm sóc gia đình” ( với tổng điểm là 19 ). Khi được hỏi về khó khăn này, họ cho rằng người đi di cư phải rời xa gia đình mình, ít tiếp xúc được với các thành viên còn lại, nên việc gần gũi chăm sóc các thành viên khác trong gia đình của họ là điều rất khó khăn. Không chỉ vậy, việc này còn ảnh hưởng trực tiếp đến

mối quan hệ tình cảm vợ chồng khi vợ chồng không còn được gần gũi nhau, dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh phức tạp.

Hộp 12: Những khó khăn của việc đi di cư nội địa

“Đi làm ăn xa gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc nuôi dạy con cái không được hoàn chỉnh. Nhiều lúc ốm đau bệnh tật không có ai chăm sóc, cháu tôi đang tuổi lớn nhưng bố mẹ đều đi làm ăn xa không kèm cặp được tôi thì già rồi nói cháu không nghe”

TLN, Nữ, 60 tuổi, nông dân

“Người đi làm ăn xa phải tự lập ở môi trường mới, không có người thân giúp đỡ không gần gũi quan tâm chăm sóc gia đình và đặc biệt phải đối mặt với những rủi ro thất bại và cám dỗ ngoài xã hội.”

TLN, Nữ, 34 tuổi, Giáo viên

“Bố em phải làm những công việc tay chân nặng nhọc. Công việc đồng áng ở nhà một mình mẹ phải lo hết nhiều khi mẹ ốm đau có công việc là lại phải gọi người giúp đỡ.”

TLN, Nam, 17 tuổi, Học sinh

4.3.2.2. Khó khăn của hộ gia đình khi có người đi XKLĐ

Hộ gia đình khi đi XKLĐ cũng có những khó khăn như những gia đình có người đi làm ăn xa trong nước, tuy nhiên bên cạnh những khó khăn chung đó những hộ gia đình có người đi XKLĐ cũng có những khó khăn riêng, đó là : nuôi dạy con cái

khó khăn hơn, tình cảm vợ chồng rạn nứt, người ở lại phải gánh vác nhiều công việc hơn, tình cảm làng xóm đi xuống.

Bảng 4.22 : Xếp hạng khó khăn của hộ gia đình có người đi XKLĐ Người đánh

giá

Tiêu chí

1 2 3 4 5 Tổng Xếp hạng

Nuôi dạy con cái khó hơn 2 2 2 1 1 8 1 Tình cảm vợ chồng rạn nứt 1 3 3 3 2 13 3 Người ở lại phải gánh vác nhiều công việc hơn 3 1 1 2 2 9 2

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w