Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 43 - 45)

Phần 4 : Kết quả nghiên cứu

4.1. Đặc điểm của người đi di cư

4.1.4. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của người di cư nội địa và quốc tế là một chỉ báo cũng rất đáng quan tâm bởi trình độ học vấn có mỗi quan hệ tác động qua lại với nghề nghiệp của họ. Nếu người đi di cư có trình độ học vấn cao họ có thể đảm nhận các cơng việc địi hỏi kĩ năng tay nghề chun mơn và dễ nắm bắt được yêu cầu của công việc. Ngược lại khi người đi di cư nội địa và quốc tế có trình độ học vấn khơng cao thì hầu hết các cơng việc họ làm là các công việc chân tay do đó ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của họ. Vì vậy nghiên cứu về trình độ học vấn của người đi di cư sẽ nắm bắt được chất lượng lao động.

Bảng 4.4: Trình độ học vấn của người đi di cư

Trình độ học vấn Di cư nội địa Di cư quốc tế Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0.0 0 0.0 0 0.0

Tiểu học 3 10.0 1 3.3 4 6.7 Trung học cơ sở 2 6.7 3 10.0 5 8.3 Trung học phổ thông 13 43.3 13 43.3 26 43.3 CĐ/ĐH 12 40.0 13 43.3 25 41.7 Tổng 30 100.0 30 100.0 60 100.0

(Nguồn: số liệu điều tra, 2020) Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.4 ta thấy người đi di cư nội địa chủ yếu là những người đã tốt nghiệp THPT chiếm 43.3% và CĐ/ĐH là 40%, trong khi đó Tiểu học cơ sở là 10% và 6.7% là trung học cơ sở, khơng có trường hợp người khơng biết chữ. Nhìn chung trình độ học vấn của người đi di cư nội địa tại địa bàn xã Bình Hịa là khá cao.

Qua khảo sát cho thấy số lao động có trình độ học vấn là THPT và CĐ/ĐH chiếm tỷ lệ cao nhất đều là 43.3%. Số người học hết Trung học cơ sở chiếm 10%, người có trình độ tiểu học cơ sở là 0.4% và khơng có trường hợp nào khơng biết chữ. Trong yêu cầu tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lao động Việt Nam thì việc tốt nghiệp trung học phổ thơng là yếu tố bắt buộc. Bên cạnh đó mức lương mà nhà tuyển dụng phải trả cho người lao động tốt nghiệp trung học phổ thơng cũng thấp hơn chi phí của người tốt nghiệp CĐ/ĐH, những lao động chun mơn có tay nghề. Những người có trình độ CĐ/ĐH đi XKLĐ là do họ chưa xin được việc làm tại địa phương nên đi XKLĐ để tìm kiếm cơ hội cho mình một cơng việc tốt so với trong nước.

Hộp 3: Trình độ học vấn của người đi di cư tương đối thấp

“Trình độ học vấn của người đi làm ăn xa, thường lao động làm ở các cơng ty, xí nghiệp do độ tuổi trẻ nên thường có trình độ học vấn 12/12 cịn các lao động tự do thì chiếm chủ yếu là trình độ học vấn thấp, rất ít người có trình độ hết THPT hoặc CĐ/ĐH.

Về trình độ học vấn của người đi XKLĐ thì yêu cầu bắt buộc của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… là phải tốt nghiệp được THPT, tuy nhiên theo bác biết thì nếu lao động nào thực sự có nhu cầu đi XKLĐ mà khơng có trình độ học vấn hết THPT thì các cơng ty tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện hết mức để lao động đó có thể đi lao động ở nước ngồi.”

PVS, Nam, 55 tuổi, cán bộ LĐ & TBXH

 Như vậy, qua bảng 4.4 có thể thấy trình độ học vấn của người đi di cư nội địa là

khá cao chủ yếu là đã tốt nghiệp trung học phổ thông (Di cư quốc tế và nội địa đều chiếm 43.3%). Nhưng người đi XKLĐ lại có trình độ CĐ/ĐH cao hơn so với người đi di cư nội địa vì lý do thường những người đi XKLĐ đã tốt nghiệp CĐ/ĐH

nhưng lại khơng có việc làm ổn định hoặc thất nghiệp, họ có sức khỏe và thời gian nên chọn cách đi XKLĐ để kiếm một khoản vốn nho nhỏ sau này về quê hương có thể kinh doanh/bn bán gì đó. Nhìn chung trình độ học vấn của người di cư tại địa bàn là khá cáo chủ yếu là đã tốt nghiệp THPT (43.3%) và CĐ/ĐH (41.7%), khơng có trường hợp nào khơng biết chữ.

Một phần của tài liệu Thực trạng di cư trong các hộ gia đình ở nông thôn (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w