Môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh của công ty khách sạn du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn Kim Liên41414 (Trang 27)

Kim Liên.

1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty khách sạn du lịch

Kim Liên.

Sau khi hoà bình lập lại, để đáp ứng nhu cầu phục vụ ăn, ở cho các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam. Chính phủ nước ta đã quyết định thành lập cục chuyên gia để làm nhiệm vụ quản lý và phục vụ chuyên gia.

Công Ty Khách Sạn Du Lịch Kim Liên được ra đời từ năm 1961. Ban đầu công ty có tên là khách sạn Bạch Mai và có nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ chuyên gia nước ngoài và gia đình họ. Từ năm 1961 đến nay, Công Ty Khách

Sạn Du Lịch Kim Liên đã qua 5 lần đổi tên với 6 tên gọi khác nhau:

1) Khách sạn Bạch Mai(QĐ49TC- CCG 12/5/1061) 2) Khách sạn chuyên gia Kim Liên(1971)

3) Khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên( QĐ 191/BT

29/8/1992)

4) Công ty du lịch Bông Sen Vàng( Số276TCGL/QĐ-TCGL 29/7/1993)

Công ty khách sạn Bông Sen Vàng(309/QĐ-TCGL 25/11/1994) Công ty khách sạn du lịch Kim Liên( Số 454/QĐ-TCGL 16/10/1996)

1.2. Quá trình phát triển của Công ty.

+ Giai đoạn từ 1961- 1988: Trong giai đoạn này, khách sạn thuộc Cục

chuyên gia, nhiệm vụ chủ yếu là đón tiếp và phục vụ chuyên gia nước ngoài và

gia đình họ.

+ Giai đoạn 1989- 1991: Từ năm 1989, để bắt kịp với những thay đổi của

nền kinh tế thị trường, khách sạn đã tiến hành cải tạo 16 căn hộ tầng 1 nhà 4 và nhà 6 thành 32 phòng theo kiểu khách sạn để phục vụ khách không phải là

chuyên gia. Đầu năm 1990, khách sạn tiếp tục sửa chữa, cải tạo 60 phòng nhà 1 và tầng 1 nhà 5, xây thêm nhà hàng. Nói chung, trong giai đoạn này, khách sạn đã tiếp cận với sự thay đổi để phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước.

+ Giai đoạn 1991đến nay: đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn nhưng

đạt hiệu quả cao. Trong thập niên 90, do tình hình kinh tế – chính trị thay đổi, lượng chuyên gia ở khách sạn đã giảm hẳn từ 700 đến 800 người trước đó còn lại vài chục người.Khách sạn đã phải giảm biên chế từ 350 đến còn 200 người . Thêm vào đó ngày 15/10/1991 tại Quyết định số 103-BT, Chính phủ đã quyết định chuyển giao 20.000 m2 đất của khách sạn để làm nhà ở cho cán bộ công

nhân viên thuộc văn phòng Chính phủ và cán bộ công nhân viên trong ngành thuộc Cục chuyên gia. Trước tình hình đó, một mặt khách sạn tích cực sắp xếp

lại biên chế, để giảm bớt từ 350 người xuống còn 216 người, một mặt, khách sạn đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, cải tạo cơ sở vật chất và đổi mới phong

cách phục vụ để đáp ứng đối tượng khách mới.

Sau khi bàn bạc rút kinh nghiệm từ các chuyến đi thực tế và từ kết quả

kinh doanh của các giai đoạn trước, ta thấy được ưu thế của mình, khách sạn đã

đẩy mạnh việc nâng cấp sửa chữa để phục vụ hai đối tượng khách trong nước và khách quốc tế. Khách sạn đã cải tạo toàn bộ nhà 9 bao gồm việc nâng cấp các

phòng ở, cải tạo khu hội trường nhỏ thành nhà ăn phục vụ riêng cho nhà 9, làm quầy lễ tân để tạo ra một khách sạn nhỏ khép kín. Cùng với thời gian này, khách sạn lắp đặt tổng đài 200 số, nâng cấp vỉa hè của các khu nhà, cải tạo nhà số 1,

nhà 9 tạo cảnh quan sạch đẹp và nơi đỗ xe thuận tiện cho khách. Ngoài ra, hệ

thống đèn chiếu sáng, điện nước cũng được lắp đặt và cải tạo.

Đầu năm 1992, Chính phủ chính thức giao vốn cho khách sạn, đây chính

là mốc thời gian xác nhận Công Ty Khách Sạn Du Lịch Kim Liên bước vào thời

kỳ mới, chấm dứt thời kỳ bao cấp.

Năm 1993, khách sạn tiếp tục đổi mới, cải tạo lại để đáp ứng tình hình lúc

đó. Đến đầu năm 1994, khách sạn đã cải tạo song toàn bộ nhà 4 với tiêu chuẩn 3

sao, có cầu thang máy, hệ thống báo cháy tự động, tổng đài 1000 số... Đồng

nước ngoài. Tháng 11 năm 1994 khách sạn đã thực hiện phân loại sản phẩm để đón khách trong nước và quốc tế.

* Khách Sạn Kim Liên I: gồm nhà 4, nhà 5, nhà 9 chủ yếu phục vụ khách nước ngoài.

* Khách Sạn Kim Liên II: gồm nhà 1, nhà 2, nhà 6 phục vụ khách sạn trong nước.

Kết quả của hoạt động kinh doanh từ năm 1992- 1996 đã khẳng định được hướng đổi mới theo chiều sâu của khách sạn là hoàn toàn đúng đắn, tốc độ tăng doanh thu hàng năm cao hơn so với năm trước từ 1,5 đến 1,6 lần. Năm 1997,

khách sạn lạ tiếp tục cải tạo, nâng cấp nhà ở, xây dựng thêm các dịch vụ bổ sung như: xây sân quần vợt, phòng vật lý trị liệu, quầy lưu niệm...

Từ năm 1998 đến nay, khách sạn đã xây xong và đưa vào sử dụng công

trình nhà ăn, hội trường 2 tầng( Nhà ăn có sức chứa khoảng 400 chỗ ngồi ), hoàn thành trung tâm công nghệ thông tin để quản lý, bảo dưỡng, hướng dẫn sử dụng

các trang thiết bị trong công ty. Hiện tại, khách sạn đã có một trung tâm du lịch

lữ hành, trước mắt nó làm nhiệm vụ tiếp thị còn trong tương lai sẽ trở thành Trung tâm lữ hành quốc tế.

Song song với việc cải tạo cơ sở vật chất, khách sạn đã kịp thời chú ý đến

chất lượng đội ngũ lao động: Tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi học tập tại

Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Lan, Trung Quốc..., mở các lớp Anh văn, Trung văn cho cán bộ công nhân viên. Có thể nói giai đoạn từ 1991 đến nay là

giai đoạn đổi mới, là bước đột phá của khách sạn mở ra con đường kinh doanh

mới có hiệu quả của công ty.

Sơ đồ 3 : cơ cấu tổ chức của công ty khách sạn du lịch Kim Liên

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Kim Liên năm 2001.

2.1. Tình hình khách đến khách sạn năm 2001.

Trong những năm gần đây, Khách Sạn Kim Liên đã đạt được kết quả rất

tốt trong kinh doanh. Có thể nói rằng: khách sạn là một trong những khách sạn

thu hút nhiều khách nhất ở Hà Nội. Năm 2001, tổng số lượt khách đến khách sạn là 140.077 tăng 9,7% so với năm 2000, trong đó: khách nội địa là 117.776 tăng

5.6%, khách quốc tế là 22.301 lượt khách tăng 38,6% so với năm 2000. Tuy

tổng số lượt khách tăng tăng nhưng thời gian lưu trú bình quân của 1 khách ở

Khách Sạn Kim Liên lại có xu hướng giảm.

Năm 2000, thời gian lưu trú bình quân của 1 khách nội địa là 2,09 ngày, khách quốc tế là 1,4 ngày thì đến năm 2001 giảm xuống 2 ngày đối với khách

nội địa và giữ nguyên mức 1,4( Tổng số ngày khách nội địa là 234.623, khách quốc tế là 31.453 ngày ). Công suất sử dụng phòng ở Khách Sạn Kim Liên khá cao:

- Khách Sạn Kim Liên I: đạt 86%

- Khách Sạn Kim Liên II: đạt 90%

Lượng khách quốc tế đến khách sạn bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau như: Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan... Trong đó, khách Trung Quốc chiếm

tỷ trọng chủ yếu là 96,5%; Pháp chiếm 0,19%; Mỹ chiếm 0,1%; Liên Xô? chiếm

1,3% Thái Lan chiếm 0,17% còn lại là các nước khác.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001

Doanh thu của khách sạn được thu từ nhiều nguồn khác nhau: doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu các hoạt động khác. Nhìn chung, doanh thu của khách sạn ngày càng tăng và có xu hướng dịch chuyển dần về doanh thu ăn uống.

Năm 2001, tổng doanh thu đạt 47.500 triệu đồng tăng 17,6% so với năm trước và tăng 7% so với kế hoạch, trong đó:

+ Doanh thu buồng khoảng 18.000 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38% tăng

8% so với năm 2000 và tăng 14% so với kế hoạch, trong đó:

- Khách Sạn Kim Liên I: đạt doanh thu ước 5.800 triệu đồng tăng

7% so với năm 2000 và 16% so với kế hoạch.

- Khách Sạn Kim Liên II: đạt doanh thu 12.200 triệu đồng tăng 8%

so với năm trước.

+ Doanh thu từ ăn uống và hội trường ước 19.500 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 41,05% trong tổng doanh thu, tăng 15% so với năm trước, tăng 8.5% so

với kế hoạch được giao.

- Doanh thu về kinh doanh công nghệ thông tin ước 2 tỷ đồng, tăng

11% so với kế hoạch.

- Doanh thu kinh doanh thương mại là 2,7 tỷ đồng.

- Doanh thu từ các hoạt động khác là 5,3 tỷ đồng.

Sự tăng trưởng trong doanh thu cũng đồng nghĩa với khả năng đạt lợi nhuận cao hơn. Lãi của khách sạn năm 2001 đạt khoảng 1,8 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2000 và tăng xấp xỉ 6% so với kế hoạch. Cũng trong năm này, khách sạn nộp

Ngân sách khoảng 6,6 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân lương công nhân viên khoảng 1,3 triệu đồng; hệ số lương của khách sạn tương đối cao khoảng 2,93.

Như vậy, ta có thể thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Kim Liên năm 2001 đã đạt được kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu hoàn thành

vượt mức so với kế hoạch. Tuy nhiên, Khách Sạn Kim Liên lại có xu hướng

giảm thời gian lưu trú bình quân của khách. Vì vậy, việc cần thiết hiện nay là khách sạn phải có các biện pháp cải tiến sản phẩm và có chính sách giá phù hợp để giữ chân khách ở lại khách sạn càng lâu càng tốt.

3. Môi trường vĩ mô của khách sạn

Môi trường vĩ mô của một khách sạn bao gồm rất nhiều yếu tố như: kinh

tế- chính trị, văn hoá- xã hội, thể chế, luật pháp... tồn tại xung quanh khách sạn tác động đến hoạt động của khách sạn . Khách sạn không thể kiểm soát được các

yếu tố của môi trường vĩ mô nhưng các yếu tố này lại tác động đến khách sạn,

buộc khách sạn phải có sự thay đổi để thích ứng với những biến động của các

yếu tố này. Xét đến môi trường vĩ mô của Khách Sạn Kim Liên , bài viết này chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản của môi trường đó là: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường văn hoá, môi trường tự nhiên.

Từ sau khi nước ta thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, nền kinh tế đã có những bước tiến vượt bậc, không những đã ra khỏi khủng hoảng mà còn phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai

đoạn 1990- 1997 đạt xấp xỉ 8%. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8% so

với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt gần 400 usd. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng như vậy là khá cao. Song, tốc độ tăng trưởng này lại thấp hơn so với

kế hoạch dự báo. Điều này là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nổi trội nhất là nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phát triển

chậm lại.

Riêng về tình hình khách du lịch: tổng số lượt là 14 triệu lượt người trong đó khách quốc tế vào Việt nam là 2.337.900 lượt người; riêng ở thủ đô Hà Nội,

tổng số lượt khách quốc tế đến khoảng 700.000 lượt người, khách nội địa là 3 triệu lượt khách. Thị trường du lịch quốc tế trọng điểm hàng đầu của du lịch

Việt Nam năm 2000 là: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản.

Hoạt động du lịch khởi sắc đã góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất vật

chất và dịch vụ phát triển, khôi phục được nhiều nghề truyền thống...

Tỷ giá hối đoái trên thị trường nước ta tương đối ổn định, tạo điều kiện

cho hoạt động xuất khẩu cũng như kinh doanh du lịch. Sự kiện ngày 11/9/2001

tác động đến tỷ giá hối đoái làm cho tỷ giá hối đoái giảm nhưng chỉ tồn tại trong

thời gian không lâu.

Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Hà Nội gặp nhiều thuận lợi. Hiện nay

có khoảng 370 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Hà Nội với số vốn lên đến 7.500 triệu usd. Tỷ trọng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố so với cả nước tăng từ 19% năm 1999 lên 25% năm 2000. Các hoạt động đầu tư diễn ra

trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đa dạng, dưới nhiều hình thức như: liên

Chính sách đầu tư cho quảng cáo du lịch của Hà Nội đạt được những kết

quả tích cực. Nhờ hoạt động quảng cáo và thực hiện chương trình hành động

quốc gia về du lịch, các khách sạn đã đón được rất nhiều khách trong và ngoài

nước, đặc biệt trong những ngày diễn ra lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà

Nội, công suất phòng ở một số khách sạn đạt 100%. Thị trường khách Trung

Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ... đều tăng nhanh. Riêng thị trường khách Trung

Quốc tăng gấp 2 lần, thị trường khách Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan đều tăng

25%.

Ta có thể thấy, kinh tế thủ đô đang phát triển nhanh về mọi mặt. Tuy

nhiên, hoạt động kinh doanh khách sạn vá du lịch gặp không ít khó khăn: Thuế

vat còn có chỗ chưa hợp lý, giá điện, giá nước, giá điện thoại trong khách sạn

còn quá cao, chưa công bằng so với các ngành sản xuất khác, đường bay từ Hà Nội đi và ngược lại, ít hơn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Môi trường chính trị, pháp luật

Chế độ chính trị của nước ta hiện nay tương đối ổn định. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển mọi mặt hoạt động kinh tế- xã hội nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng.

Chế độ chính trị nước ta không những ổn định mà đường lối chính sách

ngày càng thông thoáng, thể hiện quan điểm mở rộng và tăng cường phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá

nền kinh tế thế giới.

Trong các mối quan hệ quốc tế, Việt nam được bầu vào Hội đồng kinh tế

xã hội của Liên hiệp quốc(un), tham gia asean, bình thường hoá quan hệ với Mỹ

tham gia diễn đạt hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (apec), ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ... Riêng trong lĩnh vực du lịch, Việt nam đã tham gia vào các tổ chức du lịch quốc tế wto, pata... Trong năm 2001, Việt nam đã tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ du lịch quốc tế như: tham dự diễn đàn du lịch,

asean- atp tại brunei, đăng cai và tổ chức thành công phiên họp 4 nhóm công tác đàm phán dịch vụ du lịch asean tại Hà Nội, phối hợp xây dựng nội dung chương

trình hợp tác sông Mê kông –sông Hồng, ký kết hiệp định hợp tác du lịch Việt

Nam-ấn Độ, Việt –Lào...

Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng được kiện toàn với các bộ luật ,

pháp lệnh...quy định cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh tế xã hội như: sự ra đời của Luật thuế giá

trị gia tăng, luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trong

lĩnh vực du lịch, hiện nay đã có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ

cho hoạt động của ngành như: Pháp lệnh du lịch; Pháp lệnh xuất-nhập cảnh, cư

trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định thanh tra trong lĩnh vực du

lịch; Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, đặc biệt là Nghị định 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch.

Với những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của tổ

chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, về quản lý Nhà nước, Nghị định này là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh lưu trú, góp phần sắp xếp, hệ

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn Kim Liên41414 (Trang 27)