Một số nhận xét về khả năng cạnh tranh của Khách Sạn Kim Liên trên cơ

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn Kim Liên41414 (Trang 63 - 67)

phân tích môi trường bên trong.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường , nơi mà sự

cạnh tranh luôn diễn ra một cách liên tục và gay gắt, Khách Sạn Kim Liên không thể không xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của

khách sạn . Trong các yếu tố đó có những yếu tố mà bản thân khách sạn có thể

kiểm soát và có những yếu tố mà khách sạn không thể kiểm soát. Việc phân tích

các yếu tố mà khách sạn có thể kiểm soát sẽ giúp cho khách sạn thấy được điểm

mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có những biện pháp điều chỉnh một cách

có hiệu quả nhất và nâng cao được khả năng cạnh tranh của khách sạn . Dưới đây là một vài nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu của Khách Sạn Kim Liên .

1. Những điểm mạnh của Khách Sạn Kim Liên .

- Khách Sạn Kim Liên có một vị trí khá thuận lợi nằm ngay sát trục đường giao thông chính, hơn nữa khách sạn lại có diện tích mặt bằng khá lớn

thuận tiện cho việc đỗ xe của khách và khả năng đầu tư xây dựng thêm các nhà phòng mới cũng như các dịch vụ bổ sung (khách sạn đang xây dựng thêm một

tạo ra sức hút lớn đối với khách đặt tiệc cưới, hội nghị vì khách có thể tổ chức

các bữa tiệc theo quy mô khác nhau và tiện lợi trong đi lại.

- Đội ngũ nhân viên trong khách sạn làm việc nhiệt tình, say mê, có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm đối với công việc . Trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người lao động đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về chất lượng do công ty đặt ra.

Lãnh đạo trong Công Ty Khách Sạn Kim Liên rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên như cử người ra nước ngoài học,

mời chuyên gia về giảng dạy cho các bộ phận , mở các lớp ngoại ngữ bồi dưỡng

trình độ ngoại ngữ cho nhân viên .

- Khách sạn có lịch sử trên 40 năm (1961-2002) và đã tạo được uy tín ở

trên thị trường . Đồng thời khách sạn cũng có quan hệ khá mất thiết với chính

quyền địa phương và các cơ quan hữu quan khác.

- Khách sạn có các mối quan hệ rộng và mật thiết với nhiều công ty lữ hành, đại lỹ du lịch , đơn vị , cơ quan, doanh nghiệp . Đây là nguồn cung cấp

một số lượng lớn khách cho khách sạn .

- Mức độ an toàn và về sinh được đảm bảo. Lực lượng bảo về được học

tập, bồi dưỡng nghiệp vụ 100%, thực hiện nhiều biện pháp an toàn : trang bị

bình cứu hoả, các nhà phòng thực hiện đi một lối, toàn bộ phòng ngủ thay bằng

khoá an toàn…, thực hiện các đợt kiểm tra.

- Khách sạn tạo được bầu không khí thân mật, vui vẻ và quan tâm tới các đối tượng khách đặc biệt là khách quen.

- Chính sách giá khá linh hoạt thích ứng được với tình hình thị trường .

- Hoạt động đầu tư quảng cáo ở khách sạn được quan tâm, khách sạn sử

dụng nhiều loại hình, phương tiện quảng cáo khác nhau như : quảng cáo trên Tuần báo du lịch , Tạp chí du lịch , đưa hình ảnh của công ty lên mạng internet,

- Sử dụng thành công 2 kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Thể hiện ở

công suất sử dụng phòng : Khách Sạn Kim Liên I có công suất sử dụng phòng là 86%, Khách Sạn Kim Liên II là 90%.

- Khách sạn có khả năng huy động vốn tương đối tốt từ nhiều nguồn khác

nhau.

- Khách sạn đã tạo ra sự đa dạng hoá về sản phẩm dịch vụ và vấn đề cải

tiến chất lượng sản phẩm luôn được khách sạn quan tâm. Ngoài ra bộ phận kinh doanh ăn uống đã tạo ra được các sản phẩm đặc trưng riêng biệt của khách sạn , đội ngũ đầu bếp có tay nghề cao, đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

- Chế độ lương thưởng của khách sạn góp phần tích cực kích thích tinh

thần làm việc của người lao động. Hiện tại mức lương trung bình ở khách sạn là

1.300.000đ / người / tháng và cuối mỗi tháng, quý , năm đều có xét khen thưởng.

2. Những nhược điểm của khách sạn .

- Trang thiết bị của khách sạn hiện nay đã tương đối lạc hậu so với các

khách sạn mới xây dựng .

- Độ tuổi lao động trung bình của khách sạn tương đối cao. Trong tuyển

chọn lao động khách sạn đã công khai tuyển chon con em cán bộ công nhân viên . Vấn đề này dẫn đến tình trạng “nể nang” trong tuyển chọn, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượngđội ngủ lao động.

- Hoạt động quảng cáo chưa được thực hiện một cách thường xuyên mà chỉ mang tính chất thời vụ, công việc quảng cáo chiêu thị trên thị trường vẫn chưa có mốt kế hoạch khoa học cụ thể mang tầm nhìn chiến lược, một số chương trình quảng cáo chưa đạt được hiệu quả cần thiết. Đầu tư cho quảng cáo

- Vốn kinh doanh của khách sạn còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm

vóc của khách sạn . Hiện nay tổng nguồn vốn kinh doanh của khách sạn là

13.790.000.000đ trong đó vốn cố định là 9,5 tỷ, vốn lưu động là 4,29 tỷ.

- Khách sạn còn nhiều hạn chế thiếu sót trong chính sách phân phối, chưa

mở rộng ra thành nhiều kênh phân phối khác như qua thư, qua công ty hàng

không dân dụng, qua các tổ chức thể thao nội địa và quốc tế.

- Sản phẩm phòng nghỉ của Khách Sạn Kim Liên I trong năm vừa qua vừa

phải phục vụ vừa phải đầu tư nâng cấp cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng phục

vụ . Đòi hỏi khách sạn phải tính toán thời gian hợp lý khi nâng cấp cải tạo(cần

phải xem xét cải tạo nâng cấp vào lúc nào là hợp lý nhất).

- Nhiều dịch vụ có khả năng thu hút được khách trong và ngoài khách sạn nhưng khách sạn chưa tính đến như dịch vụ làm đẹp, thể dục thẩm mỹ…

- Quy mô của phòng thị trường chưa tương xứng với quy mô của khách

Chương III - Một số kiến nghị với Khách Sạn Kim Liên trên

cơ sở vận dụng mô hình chuỗi giá trị .

Một phần của tài liệu Luận văn: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị để phân tích khả năng cạnh tranh của khách sạn Kim Liên41414 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)