Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 49)

- Vi trí đia lý

2.2.5. Các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp

2.2.5.1.Vốn đầu tư trong công nghiệp

Bảng 2.8. Tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong công nghiệp

2013 2014 2015 2015 2017

Mức gia tăng của vốn sản xuất trong công nghiệp (tỷ đồng)

46,540 55,845 64,314 67,600 90,870

Mức gia tăng của VACN (tỷ đồng)

10,080 18,355 14,245 21,470 41,540

Hệ số ICOR 4,61 3.04 4,51 3,15 2,19

Xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nghiệp Thành phố giai đoạn 2013- 2017, cho thấy: Hệ số ICOR ngành công nghiệp tương đối thấp, có chỉ số bình quân 3.5 và chỉ số này có xu hướng giảm xuống. Năm 2013 là 4.61, năm 2014 là 3.04 năm 2017: 2.19. Như vậy, năm 2013, để tăng 01 đồng giá trị tăng thêm trong công nghiệp phải đầu tư đến 4.61 đồng vốn, đến năm 2016 và 2017 con số này giảm xuống còn 3.15 đồng và 2.19 đồng, nghĩa là vốn đầu tư trong công nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn và ngày càng hợp lý. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong công nghiệp chủ yếu đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động nên đã làm tăng hiệu quả vốn đầu tư, làm hệ số ICOR giảm mạnh và thấp. Như vậy, ngành công nghiệp thành phố Tam Kỳ vẫn đòi hỏi phải có định hướng đầu tư đúng đắn, cần có những giải pháp tích cực mới đảm bảo hiệu quả đầu tư, duy trì chỉ số ICOR ở mức hợp lý. Ngoài những giải pháp về kinh tế, kỹ thuật, cần có những giải pháp về chính sách cơ cấu ngành nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư chung. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước. Nếu không thực hiện tốt các giải pháp này, sẽ làm hệ số ICOR tăng cao, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp và giá thành sản phẩm cao, sản phẩm không có khả

năng cạnh tranh trên thị trường và nguy cơ phá sản rất lớn đồng nghĩa với việc người lao động không có việc làm ảnh hưởng đến thu nhập và vấn đề xã hội.

2.2.5.2. Lao động công nghiệp

Bảng 2.9. Tình hình lao động trong ngành công nghiệp qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017

Số lao động trong công nghiệp (người)

10.138 11.506 10.333 14.672 17.986Tốc độ tăng lao động (%) 13.49 -10.19 41.99 22.59 Tốc độ tăng lao động (%) 13.49 -10.19 41.99 22.59 1. Chia theo thành phần

kinh tế

+Khu vực nhà nước 1.239 1.268 576 550 550

+Khu vực ngoài quốc doanh

8.292 8.763 8.566 8.585 11.8742. Chia theo ngành 2. Chia theo ngành

+Công nghiệp khai thác 157 152 81 264 289

+Công nghiệp chế biến 8.707 10.038 9.636 13.741 17.028 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Tam Ky (Niên giám 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Trong những năm qua lao động toàn ngành công nghiệp qua các năm đều tăng, năm 2017 tăng gấp 1,77 lần so với năm 2013. Năm 2017 tổng số lao động toàn ngành công nghiệp là 17,986 người chiếm 23,74% trong tổng lao động trên địa bàn Thành phố. Tốc độ tăng lao động ngành công nghiệp bình quân hàng năm 16,97%/năm, tốc độ tăng lao động tham gia trong ngành công nghiệp Thành phố hằng năm là đáng kể. Đây chính là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng

thời thấy rõ vai trò của ngành công nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu lao động, là ngành chủ lực để giải quyết lao động, tạo nhiều việc làm mới và hướng tới nền kinh tế tri thức.

Xét theo cơ cấu thành phần kinh tế, thì số lao động thuộc thành phần ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhiều nhất, năm 2013 chiếm 81%% tổng số lao động toàn ngành, năm 2017 chiếm 66,02%.

Xét theo cơ cấu ngành công nghiệp, lao động ngành công nghiệp chế biến chiếm 85,88% tổng lao động toàn ngành năm 2013, năm 2017 là 94,67%, trong đó ngành khai khoáng chỉ chiếm 1,6% năm 2017.

Hình 2.8. Tình hình lao động công nghiệp qua các năm

Bên cạnh những kết quả đạt được thì nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ còn lớn; trong khi đó việc đào tạo nghề của các trường trên địa bàn chưa gắn với hoạt động thực tiễn của sản xuất kinh doanh, chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng tay nghề mà một số doanh nghiệp cần; dẫn đến vấn nạn lao động đi làm ăn xa, đồng nghĩa với chưa tận dụng hết nguồn lực địa phương.

2.2.5.3. Tình hình đổi mới cộng nghệ và ứng dụng tiên bộ kỹ thuật trong ngành công nghiệp.

Khoa học công nghệ là động lực, là nguồn lực trực tiếp tạo ra những biến đổi to lớn về cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, là nhân tố quyết định sự thành công của chiến lượt đi tắt, đón đầu và rút ngắn trong thời gian đã và đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong thời gian qua, mặc dù công nghiệp thành phố Tam Kỳ có bước phát triển đáng kể nhưng trình độ công nghệ còn rất thấp. Nhìn chung công nghệ của các ngành lạc hậu so vớí các địa phương khác trong cả nước, nhất là các Thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng... Thiết bị hầu hết chưa đồng bộ và mang tính chắp vá, nhiều thiết bị sử dụng cũ kỹ, lạc hậu. Do đó kết quả làm cho giá thành sản phẩm làm ra có chất lượng chưa được đông đảo thị trường chấp thuận nhưng giá thành lại cao, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Chỉ số đổi mới trang thiết bị hằng năm của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ còn thấp. Theo điều tra của cơ quan Nhà nước quản lý công nghiệp của Thành phố thì hệ số đổi mới thiết bị, công nghệ năm 2016 của một số ngành chính như sau: chế biến thực phẩm: 10%, cơ khí luyện kim: 2%, may, da giày: 20%. Như vậy, với hệ số này thì ngành cơ khí luyện kim phải mất 50 năm mới đổi mới toàn bộ về thiết bị; ngành chế biến thực phẩm 10 năm. Riêng ngành may- da giày có hệ số thấp nhất, 5 năm đổi mới một lần trang thiết bị. Như vậy, trừ ngành may da giày là có đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, còn lại hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp có kỹ thuật, công nghệ ở mức trung bình và thấp so với thế giới và so với các địa phương phát triển khác trong cả nước.

2.2.5.4. Thi trường, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp

Cùng với tốc độ tăng của công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp có tốc độ tăng khá nhanh, góp phần giải quyết đầu ra quan trọng cho sản xuất công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp Thành phố tăng trưởng và phát triển cao trong thời gian qua; là tiền đề quan trọng để ngành kinh tế Thành phố phát triển kéo theo lao động có tay nghề cao, có kỷ luật tốt.

Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thành phố qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017

Tổng giá trị kim ngạch

xuất khẩu (triệu USD) 80,58 78,58 89,70 111,72 145 Kim ngạch xuất khẩu

công nghiệp (triệu USD) 63,61 66,26 75,52 94,14 119,85

Tỷ trọng (%) 78.94 84.32 84.19 84.26 82.66

Tốc độ tăng(%) 4.17 13.98 24.66 27.31

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Tam Ky (niên giám 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Qua bảng số liệu bảng 2.5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Thành phố giai đoạn 2013-2017 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm 78,94%, năm 2014, chiếm 84,32%, năm 2017 là 82,66%. Bên cạnh chiếm tỷ trọng lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Thành phố tăng lên qua các năm, năm 2016 đạt 111,72 triệu USD, đến năm 2017 đạt 145 triệu USD, tăng gấp 1,80 lần so với năm 2013, bình quân giai đoạn 2013-2017 tăng 17,63%.

Tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là xuất khẩu các sản phẩm da giày, dệt may, hành thẩm. Đây là những mặt hàng nhạy cảm, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó tính, trong khi đó chất lượng, mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thay đổi, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. Nhất thiết, trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghiệp cần phải tăng cường đổi mới trang thiết bị công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tạo thương hiệu trên thị trường quốc tế. Có như vậy, sản phẩm xuất khẩu mới ổn định và thu về ngoại tệ cao.

Hình 2.9. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thành phố qua các năm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 44 - 49)