Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 57)

- Vi trí đia lý

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐẾN

3.1.2. Bối cảnh quốc tế

Có hai quá trình chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến xác định chiến lược và giải pháp phát triển công nghiệp của từng quốc gia cũng như của từng địa phương. Đó là quá trình toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.

Quá trình toàn cầu hóa kinh tê

- Trào lưu “thông tin hóa” đã thúc đẩy sự phát triển một cách rộng rãi và toàn diện của tiến trình “toàn cầu hóa”. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, là động lực của sự phát triển và làm cho cạnh tranh trở nên sâu sắc hơn, phần thắng và lợi thế thuộc về những quốc gia, lãnh thổ nào có khả năng tạo

ra, nắm bắt, xử lý và áp dụng các nguồn thông tin để phục vụ cho chính mình. - Hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài phát triển, đầu tư và mậu dịch sẽ được tự do hơn, quá trình điều chỉnh cơ cấu thương mại và đầu tư của các nước thành viên WTO theo hướng tự do hóa, phi thuế quan, sẽ là lực đẩy chính làm gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các luồng vốn trên thế giới - sự giao lưu của các luồng vốn, tài nguyên, nhân lực, thông tin và công nghệ sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn.

- Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu chính trị và phát triển kinh tế, hình thành những tổ chức thị trường tự do theo phạm vi và mức độ khác nhau như APEC, AFTA... Việt Nam đã trở thành thành viên của khối ASEAN, tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là cơ hội và cũng vừa là thách thức lớn cho Việt Nam tham gia vào các hoạt động kinh tế thế giới.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì toàn cầu hóa, hội nhập không chỉ là sự gia tăng liên kết với thế giới bên ngoài mà còn là quá trình tự chuyển đổi, điều chỉnh để hội nhập vào hệ thống toàn cầu, hòa bình và ổn định, những mối quan hệ kinh tế, chính trị đa dạng, đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, cơ hội để mở rộng quan hệ thị trường, phát triển sản xuất đồng thời đòi hỏi phải vượt qua cả những thách thức, rủi ro không nhỏ từ hội nhập đem lại.

* Những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới hiện nay có đặc trưng: tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm ngắn; nghiên cứu, phát minh, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và triển khai sản xuất là những nhân tố quyết định sự thành bại của các công ty lớn; khoa học công nghệ thật sự đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bên cạnh đó, những ngành khoa học và công nghệ mới tạo ra sự chuyển biến mới về chất

hết sức rộng lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp và nền kinh tế của từng quốc gia và cả thế giới, đó là công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghiệp điện tử và tin học đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế trí thức làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp của nền kinh tế quốc dân và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội. Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đến quá trình phát triển công nghiệp là rất lớn, vì vậy các quốc gia, địa phương phải sắp xếp, đổi mới các hoạt động của các doanh nghiệp hiện có; lựa chọn cách đi thích hợp nhằm rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới, tạo lập được sức mạnh cạnh tranh cho các ngành công nghiệp của mình. Xem xét, lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dựa trên cơ sở tiêu chí công nghệ kỹ thuật, năng suất, chất lượng sản phẩm đạt trình độ tiên tiến ngang tầm quốc tế, có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên phải dựa trên tiêu chí khai thác được các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, tạo lập được các ngành công nghiệp có sức cạnh tranh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w