- Vi trí đia lý
2.1.2. Tổng quan về phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tam Ky giai đoạn 2013-
đoạn 2013- 2017
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tê
đánh giá thành tựu phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế nhanh là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Thành phố. Từ sau khi tách huyện (năm 2005), thành phố Tam Kỳ đã có nhiều cố gắng để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn (2013-2017) kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục ở mức độ khá, Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2015, Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ: 72,8%; Công nghiệp xây dựng: 24,5%, nông nghiệp 2,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,5triệu/ người đạt, GRDP/ người đạt 2.557 USD, tăng gấp 2,59 lần so với đầu nhiệm kỳ (2010) đạt 121,7% so với Nghị quyết. Tổng giá trị thương mại dịch vụ (giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2010-2015 đạt trên 43.794 tỷ đồng, năm 2015 đạt 10.102 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với đầu nhiệm kỳ (2010), tăng bình quân 13,88%/ năm. Trong đó thương mại, dịch vụ kinh doanh đạt trên 18,950 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 18,44%.
2.1.2.2. Đầu tư phát triển
Nguồn vốn thành phố Tam Kỳ đầu tư huy động đạt khá và đa dạng, cơ cấu hướng vào phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hạ tầng, trả nợ xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2013- 2017 huy động gần 7.000 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 14%.
2.1.2.3. Thu, chi ngân sách
Nhờ kinh tế tăng trưởng trong đó công nghiệp phát triển mạnh nên mức đóng góp cho thu ngân sách qua các năm tăng khá (giai đoạn 2013-2017). Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.728 tỷ đồng, tăng bình quân 8,84/ năm.
Tổng chi ngân sách thành phố đạt 2.947 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách bảo đảm được các khoản chi thường xuyên và tăng cường chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi từ ngân sách địa phương chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ bản và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2.1.2.4. Đời sống nhân dân
Do kinh tế trăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện đáng kể cả Thành thị và nông thôn.
Cùng với việc phát triển kinh tế, thu nhập của người dân được tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2017 là 1,21%.