Cơ cấu công nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 42)

- Vi trí đia lý

2.2.3. Cơ cấu công nghiệp

2.2.3.1.Cơ cấu ngành

Cơ cấu của ngành công nghiệp thành phố Tam Kỳ được phân chia thành 02 nhóm ngành: nhóm ngành công nghiệp khai thác và nhóm ngành công nghiệp chế biến. Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến trong giá trị sản xuất của công nghiệp và giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác; tăng dần các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao đảm bảo môi trường sạch; gắn sự phát triển công nghiệp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo ngành qua các năm (Tỷ đồng) theo giá so sánh 2010

2013 2014 2015 2016 2017

Giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN)

2.544 2.939 3.546 4.380 5.375

Tốc độ tăng GO(%) 15.53 20.65 23.52 22.72 15.53

Trong đó: 1. CN khai thác (tỷ đồng) 13 17 18 23 149 Tỷ trọng (%) 1.13 1.17 1.16 1.12 5.42 Tốc độ tăng (%) 30,77 5,88 27,77 547,82 2. CN chế biến: 1.138 1.438 1.536 2.025 2.602 Tỷ trọng (%) 98.87 98.83 98.84 98.88 94.58 Tốc độ tăng (%) 26.36 6.81 31.83 28,49

Nguồn: Chi Cục thống kê thành phố Tam Ky (Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng công nghiệp thành phố Tam Kỳ, giá trị sản lượng này tăng liên tục. So với toàn ngành công nghiệp, năm 2013 ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng 98,87% thì đến năm 2016 chiếm 98,88% và năm 2017 là 94,58%. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2013-2017 của công nghiệp chế biến là 23,37%/năm và hằng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Năm 2016 có tốc độ tăng trưởng liên hoàn cao nhất: 31,83% so với năm 2017,

Đối với ngành công nghiệp khai thác: ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành công nghiệp và ngày càng bị thu hẹp dần. Năm 2013, ngành này chiếm 1,13% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, năm 2016 giảm, đến năm 2017 chiếm 5.42% trong toàn ngành công nghiệp. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai thác còn bấp bên, phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên của địa phương, trong đó nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm.

Những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định ở cả hai khu vực doanh nghiệp và kinh tế hộ như: công nghiệp may gia công xuất khẩu và sản xuất may mặc khác tăng 35%: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tăng 27%; công nghiệp sản xuất hàng mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ tăng 34%; các ngành còn lại như công nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại, phục vụ cho ngành xây dựng và trang trí nội thất, công nghiệp da và sản phẩm từ da đều có mức tăng trưởng khá.

Cơ cấu ngành công nghiệp tương đối hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố và của Tỉnh. Công nghiệp chế biến là chủ lực, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao còn ít, chất lương, hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh sản phẩm còn hạn chế; sản phẩm công nghiệp chủ yếu là may mặc hàng gia công, sản xuất trang phục, đây là những ngành thâm dụng lao động, ít vốn đầu tư, trình độ công nghệ còn thấp. Đây là xu thế phù hợp với địa phương có nguồn lao động dồi dào, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian tới cần đầu tư nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao và sử dụng lao động có tay nghề cao.

2.2.3.2. Cơ cấu thành phần kinh tê

Trong công nghiệp đã hình thành cơ cấu kinh tế bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh. Các loại hình doanh nghiệp công nghiệp phát triển đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân...

Với những điều kiện khó khăn của Tỉnh nói chung và của Thành phố nói riêng, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã có bước phát triển khá, đóng góp đáng kể vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Những thành quả đó là đáng khích lệ và trân trọng, thể hiện sự lãnh đạo và quản lý điều hành rộng rãi trong các cơ quan Đảng, nhà nước và sự đồng lòng của nhân dân, sự cần thiết phải đổi mới có tính đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh để khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, giải phóng lực lượng sản xuất góp phần phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo thành phần kinh tế qua các năm (Tỷ đồng) theo giá so sánh 2010.

2013 2014 2015 2016 2017

Giá trị sản xuất công nghiệp (GOCN)

2.544 2.939 3.546 4.380 5.375

Tốc độ tăng GO(%) 15.53 20.65 23.52 22.72

Trong đó:

1. KV nhà nước (tỷ đồng) 455,29 637,0 796,2 862,4 897,7

Tỷ trọng (%) 26.63 33.13 35.51 34.74 4.73

Tốc độ tăng (%) 39.91 24.99 8.31 4.09

2. KV ngoài quốc doanh (tỷ đồng):

1.254,4 1.285,7 1.445,7 1.619,9 1.807,3

Tỷ trọng (%) 73.37 66.87 64.49 65.26 95.27

Tốc độ tăng (%) 2.50 12.44 12.05 11.57

Nguồn: Cục thống kê thành phố Tam Ky (Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Trong quá trình phát triển, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp là 15,53% so với năm 2013, trong đó khu vực nhà nước có tốc độ tăng 39,91%, khu vực ngoài quốc doanh là 2,50%, Năm 2017 khu vực nhà nước có tốc độ tăng là 4,09% và khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ tăng 11,57%. Với sự phát triển này, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đang biến đổi theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau và cùng góp phần tích cực giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của Thành phố so với các địa phương khác trong khu vực cũng như các địa phương khác trong cả nước vẫn chưa đa dạng hóa về thành phần kinh tế.

Thành phố vẫn chưa thu hút được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là một hạn chế rất lớn, bởi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thường mang lại giá trị cao, đóng góp tỷ trọng lớn vào giá trị công nghiệp, giải quyết được đáng kể việc làm cho người lao động. Do đó, trong thời gian tới, Thành phố sớm nghiên cứu, ban hành các chính sách, các cơ chế mở đãi ngộ nhằm kêu gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn.

Hình 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo theo thành phần kinh tế qua các năm

2.2.4.Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Bảng 2.7. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm

2013 2014 2015 2016 2017

Số lượng cơ sở sản xuất (cơ sở)

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w