- Vi trí đia lý
MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐẾN
3.1.1. Bối cảnh trong nước
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước tình hình chính trị của đất nước ta được ổn định và đạt được những thành tựu trong đổi mới và hội nhập, trên tinh thần phát huy nội lực đồng thời phát huy các thành phần kinh tế trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập vào tiến trình phát triển trong khu vực và trên thế giới đã giúp cho cả nước nói chung, thành phố Tam Kỳ nói riêng bước đầu khai thác các lợi thế hoàn thiện quản lý nhà nước trên địa bàn góp phần phát triển nhanh nền kinh tế. Mức tăng trưởng bình quân cao trong những năm qua đã tạo cơ sở gải quyết việc làm đáng kể, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp trong nước có khối lượng ngày càng lớn.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tam Kỳ trong đó công nghiệp trên địa bàn chịu ảnh hưởng lớn bởi việc phân phối, bố trí lực lượng sản xuất, sự điều hành của chính quyền các cấp, đặc biệt các cơ chế chính sách của Trung ương.
Năng lực cạnh tranh của một số ngành, của một số doanh nghiệp ở một số địa phương hay vùng lãnh thổ là do đơn vị đó tạo nên nhưng mặc khác chịu tác động rất lớn về năng lực cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế quốc dân. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất thấp và lên
xuống thất thường, thứ bậc chưa được nâng lên.
Nguồn lao động tương đối dồi dào, giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa được đào tạo còn cao, lao động có tay nghề cao còn ít, nhất là lĩnh vực có yêu cầu cao về công nghệ, kỹ thuật. Đâylà thách thức lớn cho hệ thống đào tạo công nhân lành nghề, có năng lực thực hành.
- Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở cả tầm vĩ mô và ở các doanh nghiệp còn yếu, thiếu về năng lực,trình độ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
- Kết cầu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và phân bổ không đều giữa các vùng, các địa phương làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp còn cao, khó thu hút đầu tư, nhất là thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
- Quá trình phát triển kinh tế kéo theo sự phát sinh những vấn đề xã hội như: đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, dân số gia tăng cơ học ở một số vùng quá nhanh, làm quá tải kết cấu hạ tầng ở các đô thị, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội phát sinh ngày càng tăng. Tệ tham nhũng còn nhiều, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà chưa giảm, thủ tục hành chính chưa được cải cách còn chậm... đang là rào cản và gây tác hại cho sự đầu tư phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.