Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố Tam Ky giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 60 - 63)

- Vi trí đia lý

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TAM KỲ ĐẾN

3.2.3. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố Tam Ky giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm

Ky giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025

3.2.3.1. Đinh hướng phát triển công nghiệp thành phố Tam Ky giai đoạn 2015 - 2020, đinh hướng đên năm 2025

Đối với công nghiệp: phải tập trung cho công tác đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch được phê duyệt trên địa bàn và thu hút đầu tư có chọn lọc những ngành công nghiệp sạch, lắp ráp, điện tử, công nghệ cao..., không gây ô nhiễm môi trường, phát triển công nghệ cao đối với những khu Công nghiệp có điều kiện về hạ tầng tốt; đồng thời từng bước tạo điều kiện về hạ tầng để di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội thành. Bên cạnh đó, phát triển các ngành sản xuất giải quyết được nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, tập trung phát triển các ngành công nghiệp may, da giày, chế biến. Xem đây là ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố; đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp phục vụ khác như: công nghiệp cơ khí phục vụ cho ngành xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng... Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp của kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố phát triển mạnh hơn trong thời gian đến.

Củng cố, phát triển và huy động khu vực kinh tế tư nhân tham gia đa dạng ngành nghề trong giai đoạn tới cần được coi là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu với vai trò là động lực chủ đạo trong phát triển công nghiệp thành phố. Định hướng này xuất phát từ vai trò quan trọng của khu vực này trong việc tạo ra việc làm, giải toả áp lực thiếu việc làm và thất nghiệp; cho phép huy động các nguồn tiềm năng không nhỏ đang tồn đọng vào công cuộc phát triển công nghiệp; thúc đẩy quá trình hoàn thiện cơ chế thị trường, hội nhập và liên kết liên doanh.

cố và phát triển mạnh những ngành công nghiệp may, da giày.

3.2.3.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố Tam Ky giai đoạn 2015-2020, đinh hướng đên năm 2025

Mục tiêu tổng quát của phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2015-2020 là nhanh chóng xác định, hình thành các ngành công nghiệp chủ lực và đa dạng hoá ngành nghề công nghiệp, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, chớp lấy thời cơ theo phương châm "đi tắt, đón đầu", phát triển nền kinh tế địa phương thành nền kinh tế sản xuất hàng hoá bền vững; xây dựng nền công nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tiếu dùng, sản xuất trong nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước hiện đại hoá; đồng thời công nghiệp Tam kỳ phải đảm bảo phát triển theo hướng công nghiệp sạch, mang tính bền vững về môi trường; giải quyết tốt vấn đề gắn sản xuất công nghiệp với phục vụ cho công nghiệp quốc phòng theo tinh thần nghị quyết 28-NQ/BCT của Bộ chính trị; để tạo khu vực phòng thủ liên hoàn, vững chắc, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; trên cơ sở ổn định về kinh tế, đời sống và thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện.

-Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến cuối năm 2020 cơ cấu GDP trong Công nghiệp của thành phố đạt khoảng 27,5%; Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2015-2020 là 18%.

- Các Cụm công nghiệp do thành phố quản lý, thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích; khu Công nghiệp do tỉnh quản lý, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và lấp đầy khoảng 70% diện tích.

- Đào tạo nghề cho người lao động, nâng số lao động được đào tạo nghề lên 75% vào cuối năm 2020.

Tiêu chí xác đinh ngành công nghiệp trọng điểm:

- Lợi thế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, các nguồn nguyên liệu được sử dụng có hiệu quả chỉ khi biết tranh thủ những công nghệ tiên tiến và những khả năng khác của phân công lao động tiên tiến.

- Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.

- Có điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

- Có khả năng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ. Thúc đầy tăng trưởng và giá trị tăng cao.

Công nghiệp có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn và sự phát triển của công nghiệp không bị hạn chế như điều kiện phát triển của nông nghiệp. Ngành công nghiệp trọng điểm phải tạo ra sự tăng trưởng và có khả năng đóng góp vào tăng trưởng cao hơn mức bình quân, trở thành nhân tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cho ngành công nghiệp và nền kinh tế.

- Tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác. Tạo hiệu quả tốt đối với sự phát triển các ngành công nghiệp khác hoặc có tác động lan tỏa, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Phù hơp với chính sách phát triển khoa học công nghệ của quốc gia.

* Đinh hướng xác đinh ngành công nghiệp trọng điểm:

Với tiêu chí và thực trạng của ngành công nghiệp Thành phố hiện nay thì định hướng phát triển ngành công nghiệp chủ yếu là dựa trên tiêu chí giải quyết lao động là chính. Như vậy ngành công nghiệp trọng điểm là những ngành giải quyết được nhiều lao động, như: công nghiệp may, da giày; công nghiệp chế biến, Bên cạnh đó chúng ta đồng thời huy động, khuyến khích thu hút đầu tư các ngành sử dụng công nghệ cao, như: công nghệ tin học, viễn thông, điện tử, cơ khí chế tạo, lắp ráp... từng bước thâm nhập, tranh thủ thời

cơ để "đi tắt" về khoa học - kỹ thuật, phát triển nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w