Công tác xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Đồng Tháp thời gian qua

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 43)

2.1.2.1. Tình hình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tập trung triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từ đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn ngày càng được cải thiện tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều tiến bộ, khởi sắc.

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từ Tỉnh đến cơ sở đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân về xây dựng nông thôn mới. Năm 2011, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã tổ chức Lễ xuất quân xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015, có 30/30 xã điểm đã ký kết giao ước thi đua đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện, hướng dẫn tăng cường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Tỉnh ủy về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch 43-KH/BTGTU ngày 14 tháng 3 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về Tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch 98/KH-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020; Kế hoạch 82/KH-MT ngày 30 tháng 5

năm 2012 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, về việc phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể về tuyên truyền phổ biến Nghị quyết của Tỉnh ủy, các văn bản, quyết định của Trung ương, của Tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 -2015” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Kế hoạch 78-KH/HNDT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Hội nông dân Tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015. Ngành nông nghiệp ký kết Chương trình, kế hoạch phối hợp với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động, Hội người cao tuổi Tỉnh và tổ chức tăng cường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong toàn ngành bằng các nội dung, hoạt động thiết thực.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các địa phương đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới với hơn 47.000 đợt, thu hút 1.640.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên và người dân tham gia. Nhiều hoạt động mang ý nghĩa, sâu sắc như: Hội thi tìm hiểu về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội thảo về vai trò của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới; Hội nghị chuyên đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới... Phát huy hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trực quan bằng các ấn phẩm, tranh cổ động, pa nô, áp phích, khẩu hiệu và trên các báo, đài, báo điện tử trong và ngoài Tỉnh.

Bằng sự hết lòng, tận tụy của các đoàn thể từ nhiều cách làm hay mà chương trình đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng cao từ người dân và cộng đồng bằng nhiều hình thức: đóng góp tiền mặt, ngày công, hiến đất, hiện vật kiến trúc để xây dựng cầu đường nông thôn, thủy lợi nội đồng, thắp sáng đường quê, xóa nhà tạm,... Từ kết quả đạt được cho thấy có sự chuyển biến tích cực về quan điểm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nhận thức của cộng đồng

dân cư đối với xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua, có sức lan tỏa mạnh mẽ và tác động tích cực đến người dân nông thôn.

Năm 2011, Ban Chỉ đạo cấp Tỉnh được thành lập có 28 thành viên do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban; đồng thời thành lập Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh do Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Chánh Văn phòng. Đối với cấp huyện, thành phần Ban Chỉ đạo như cấp tỉnh và giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện (phòng Kinh tế thị xã, thành phố) làm cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cấp huyện. Cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới và 100% số ấp thành lập Ban phát triển nông thôn, do Bí thư chi bộ ấp làm Trưởng ban.

Để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2015; trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 52/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011; Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2011 - 2015.

Quán triệt chủ trương, chính sách, các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương: Ủy ban nhân dân Tỉnh đã ban hành các quyết định về tổ chức bộ máy triển khai; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung về công tác tuyên truyền, lập quy hoạch, đề án, về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, huy động và lồng ghép nguồn vốn; kiểm tra, giám sát Chương trình… Trong đó, đã ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới cấp Tỉnh, Đề án thành lập Trung tâm Văn hóa - Học tập Cộng đồng cấp xã, xây dựng mô hình riêng trong thực hiện tiêu chí 6 về Cơ sở vật chất văn hóa và kịp thời bổ sung, ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 theo Quyết

định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Công văn số 577/UBND-KTN ngày 17 tháng 9 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 để thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Áp dụng Quy chế thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm theo Quyết định số 02/2012/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh để xây dựng kết cấu hạ tầng các xã.

Từ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình, hàng năm Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức phụ trách xây dựng nông thôn mới các cấp. Trong giai đoạn 2011 - 2015 đã tổ chức 112 lớp, cho hơn 7.820 lượt cán bộ, công chức các cấp. Nội dung tập trung giới thiệu nội dung cơ bản về Chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn cách lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp và đề án xây dựng nông thôn mới, tổ chức thực hiện Chương trình, Bộ tiêu chí nông thôn mới; hồ sơ xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; phương pháp điều tra thống kê thu nhập bình quân đầu người/năm của xã và cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính ngân sách trong chương trình.

2.1.2.2. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới

- Về quy hoạch, ngay đầu năm 2011, Ủy ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo tậptrung rà soát, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân công Sở Xây dựng trung rà soát, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phân công Sở Xây dựng chủ trì hướng dẫn và theo dõi tình hình lập quy hoạch chung, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn, theo dõi tình hình lập quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã. Đồng thời, thành lập Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Tỉnh, thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Ban

Chỉ đạo cấp huyện trong công tác góp ý thẩm định quy hoạch của các xã. Kết quả đến năm 2013: đã phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp của 119/119 xã, đạt 100%. Về lập đề án, các địa phương đã phê duyệt xong 119 đề án/119 xã. Các đề án, quy hoạch đều được thông qua Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và tổ chức họp dân lấy ý kiến đóng góp theo quy định và được ủy ban nhân dân huyện thẩm định phê duyệt; địa phương thực hiện tổ chức công bố triển khai rộng rãi ra nhân dân và công khai bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã theo đúng quy định pháp luật. Kết quả đến nay có 119/119 xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 43)