- Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót:
3.2. Một số giải pháp nâng cao vai tro của Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
Tháp trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Hội vàphong trào nông dân các cấp trong Tỉnh phong trào nông dân các cấp trong Tỉnh
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, hoạt động của Hội Nông dân và phong trào nông dân các cấp trong Tỉnh có bước phát triển mới và đi vào chiều sâu, thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân, góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của Hội Nông dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, công tác Hội và phong trào nông dân trong Tỉnh cũng còn những mặt hạn chế như: công tác tuyên truyền có nơi còn dàn trãi, hình thức chưa phong phú, chưa sát hợp với từng đối tượng; việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt còn chậm; chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội một số nơi chưa đạt yêu cầu; các phong trào thi đua có nơi chất lượng, hiệu quả chưa cao và chậm nhân rộng những nhân tố mới, những mô hình có hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên nông dân.
Nguyên nhân, do tình hình cán bộ Hội cơ sở thường xuyên thay đổi; có nơi thiếu chủ động tham mưu và tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động; một số nơi cấp uỷ, chính quyền còn xem nhẹ, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện củng cố tổ chức và hoạt động của Hội Nông dân, nhất là cấp cơ sở.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Để tiếp tục phát truy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp nông dân, Hội Nông dân và vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong phong trào nông dân, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đàng trong việc xây dựng, củng cố Hội Nông dân các cấp vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để Hội Nông dân thật sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
Do đó, các cấp Hội Nông dân phải tiếp tục chủ động tham mưu cấp ủy thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Kết luận 61-KL/TW ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2020”; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn, giai
đoạn 2011-2020”. Nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
3.2.2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới nộidung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân các cấp trong Tỉnh dung, phương thức hoạt động của Hội Nông dân các cấp trong Tỉnh
Tiếp tục thực hiện Kết luận số 16-KL/TU ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa IX về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và kiện toàn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; Nghị quyết 06-NQ/HNDTW ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa V, “Về tiếp tục xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp vững mạnh”, các cấp Hội tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, thường xuyên đổi mới nội dung, phương phức hoạt động, hình thức sinh hoạt, đa dạng hoá hình thức tập hợp nông dân gắn với các mô hình kinh tế của hội viên nông dân. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức, nhân sự các chi, tổ Hội theo tinh thần Kế hoạch số 188- KH/HNDT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về thực hiện Kết luận 16-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khoá IX về Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và kiện toàn tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Hướng dẫn số 18- HD/HNDT ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về thực hiện Đề án 24-ĐA/HNDTW của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Kế hoạch 16-KH/HNDT của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về việc sắp xếp tổ chức, xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, gắn với mô hình hoạt động kinh tế, xã hội của hội viên, nông dân.
Tăng cường công tác phát triển hội viên mới, quan tâm nhất là đối với các hộ nông dân chưa có hội viên nông dân; đi đôi với nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi tổ hội, sắp xếp lại các chi, tổ Hội sinh hoạt theo ngành nghề phù hợp với điều kiện và lợi ích thiết thực của hội viên nông dân.
Trong lãnh đạo, điều hành, các cấp Hội cần bám sát Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực, đổi mới phong cách lãnh đạo, thường xuyên sâu sát địa bàn cơ sở và hội viên nông dân, khắc phục bệnh hành chính trong hoạt động, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động cơ sở và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của Hội Nông dân các cấp.
Các cấp Hội Nông dân trong Tỉnh phải chủ động triển khai, phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân hàng năm, trong đó xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.
Hai là, tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Ba là, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Bốn là, tiếp tục tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng các hình thức tuyên truyền, tập trung nhất là hình thức tuyên truyền trực quan, sinh động bằng hình ảnh, videoclip và website của Hội để thu hút hội viên nông dân.
Năm là, tiếp tục triển khai, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy vai trò chủ thể trong tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm làm thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về phát
triển sản xuất phải theo cơ chế kinh tế thị trường và hội phập quốc tế; nêu cao tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Sáu là, tập trung rà soát nâng cao chất lượng hội viên; đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Hội tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức, nhân sự các chi, tổ Hội theo tinh thần Kế hoạch 188-KH/HNDT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Hội Nông dân Tỉnh về thực hiện Kết luận 16-KL/TU ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh uỷ khoá IX về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và kiện toàn tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội” và Hướng dẫn 18-HD/HNDT ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Hội Nông dân Tỉnh về thực hiện Đề án 24-ĐA/HNDTW của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Kế hoạch 16-KH/HNDT ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Hội Nông dân Tỉnh về việc sắp xếp tổ chức, xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, gắn với mô hình hoạt động kinh tế, xã hội của hội viên, nông dân, nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ Hội, đáp ứng nhu cầu về sản xuất và đời sống của hội viên nông dân.
Bảy là, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”.
Tám là, tăng cường phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp hội viên, nông dân tiếp cận các nguồn vốn chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.
3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của HộiNông dân các cấp trong Tỉnh Nông dân các cấp trong Tỉnh
Quán triệt thực hiện Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm
2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức Hội Nông dân các cấp tích cực tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác Hội Nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hai là, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp trên cơ sở điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn, bảo đảm nội dung, hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được đào tạo.
Ba là, đào tạo trung cấp ngành Công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân cấp xã là đối tượng nguồn, cán bộ quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã; tuyển chọn, cử cán bộ, công chức Hội Nông dân từ cấp huyện đến cấp Tỉnh đi đào tạo đại học, sau đại học theo quy định và phù hợp với từng chức danh.
Bốn là, hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong Tỉnh phối hợp với Trường Chính trị Tỉnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội Nông dân các cấp; cán bộ chi Hội, tổ Hội Nông dân, để kịp thời cập nhật thông tin, kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ,hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí về xây dựng hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mới và bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
Các cấp Hội Nông dân trong Tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW ngày 20 tháng 7 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chương trình hành động số 08-CTr/HNDT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Ban Chấp hành Hội Nông dân Tỉnh, về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới; thường xuyên đổ mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền vận động hội viên, nông dân theo hướng sâu sát, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, gắn với việc đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nhất là tuyên truyền sâu rộng xây dựng Nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với quyết tâm làm chuyển biến tư duy, nâng cao nhận thức của hội viên nông dân về phát triển sản xuất phải theo cơ chế kinh tế thị trường và hội phập quốc tế, nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, nêu cao tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng về “Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn” đến các cấp Hội Nông dân và cán bộ, hội viên nông dân. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HNDTW ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020; Kết luận số 23- KL/TU ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững; Kế hoạch
số 24/KH-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 133-KH/HNDT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về tham gia thực hiện “Chương trình mục tiêu quôc gia xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020 và tuyên truyền phổ biết quyết đến cán bộ, hội viên nông dân Quyết định số 397/QĐ- UBND.HC ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020, nhằm nâng cao nhận thức và đồng thuận của hội viên nông dân về chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, từ đó tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới