- Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót:
3.1. Quan điểm nâng cao vai tro của Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
trong xây dựng nông thôn mới hiện nay
3.1.1. Nâng cao vai tro, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trongphát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam phải trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân. Mọi hoạt động của Hội Nông dân phải hướng về cơ sở, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Hội Nông dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì vậy những quan điểm của Đảng trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2. Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm và nong cốt trong phongtrào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của giai cấp nông dân Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) đã có chủ trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng các làng, xã, thôn, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh; hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Hiện nay, kinh tế nông thôn đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn trên địa bàn Tỉnh đã đổi mới. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện, dân chủ cơ sở được phát huy. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân là một trong những định hướng quan trọng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới.
Hội Nông dân là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, không chỉ đại diện về mặt chính trị mà còn đại diện cả về lĩnh vực kinh tế, xã hội. Vì vậy Hội Nông dân cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và cần được Nhà nước tạo điều kiện để Hội thật sự là trung tâm, là nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
3.1.3. Xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh phải gắn với xâydựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố khối liên minh công nhân - nông dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nông dân nước ta là lực lượng to lớn nhất đã góp phần quan trọng xây đắp nên lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong suốt quá trình cách mạng, giai cấp nông dân luôn luôn một lòng sắt son đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và toàn dân tộc ta đã lựa chọn, đó là "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội". Ngày nay vị thế chính trị của giai cấp nông dân; vị trí, vai trò của Hội Nông dân ngày càng được nâng cao.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội Nông dân cần phải vững mạnh hơn nữa, đáp ứng vai trò tổ chức các phong trào nông dân và hoạt động của Hội hiện nay. Hội phải kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy các cấp từ Tỉnh đến cơ sở để đủ sức tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Hội xây dựng và đề xuất.
Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhấn mạnh việc chăm lo củng cố khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nhiệm vụ của toàn Đảng và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, Hội phải đóng góp tích cực vào củng cố khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
3.1.4. Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp tham gia một số chương trình,dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Trước đây và trong cả những năm vừa qua, hoạt động của Hội chủ yếu là tuyên truyền, vận động, giác ngộ nông dân theo Đảng, theo cách mạng. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, những nội dung đó vẫn cần, nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì hoạt động của Hội sẽ kém hiệu quả. Hoạt động của Hội cần phải gắn với các hoạt động kinh tế thì mới tăng sức thuyết phục trong phong trào nông dân. Các hoạt động gắn với kinh tế sẽ tạo ra sức lan tỏa mạnh, trên cơ sở đó nông dân thấy lợi ích và quyền lợi của chính họ. Để làm được việc đó, Hội Nông dân Tỉnh phải trực tiếp tham gia một số chương trình dự án phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn.
Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các chương trình, dự án thực hiện chủ trương này đã và đang được tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai thực hiện với mục tiêu tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn; xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Một trong những chức năng của Hội Nông dân Việt Nam nói chung, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng là: chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.