Những ưu điểm:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 62)

- Những ưu điểm:

Thứ nhất: Về công tác triển khai, quán triệt và tuyên truyền vận động. Những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức được 4 lớp tập huấn kỹ năng công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, với hơn 350 cán bộ tham dự; 16 cuộc Hội thảo về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, có 1.280 cán bộ tham dự; 13 lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng công tác tuyên truyền, vận động nông dân, cho 800 cán bộ tham dự. Tổ chức được 26.040 cuộc tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, có 1.008.901 lượt hội viên nông dân tham dự; 42.185 cuộc tuyên truyền về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, có 778.075 lượt hội viên nông dân dự. Tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh

tranh của nông dân sản xuất lúa”, do Giáo sư, Tiến Sĩ Võ Tòng Xuân, làm diễn

giả, có 220 đại biểu tham dự; tổ chức cho Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Trường Đại học RMIT, Australia nói chuyện chuyên đề “Sản xuất nông sản trong thời kỳ Hội nhập mới”, có trên 300 đại biểu tham dự; Toạ đàm “Định hướng nông dân chuyên nghiệp” do đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ làm diễn giả, có trên 200 đại biểu tham dự; 10 lớp tập huấn công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác có hơn 600 cán bộ tham dự; 3 lớp tập huấn “Giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ và nâng cao tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận”, có 300 hội viên nông dân tham dự; 1 lớp tuyên truyền về thâm canh rải vụ trên cây xoài, có 100 hội viên nông dân tham dự; Chương trình Truyền hình trực tiếp “Hỏi đáp trên đồng” có 430 hội viên nông dân tham dự, qua đó đã giúp nông dân thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển sản xuất phải theo cơ chế kinh tế thị trường và hội phập quốc tế, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã, đẩy mạnh liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất an toàn, hiện đại, nhằm từng bước hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường.

Qua các hoạt động nêu trên đã góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: Tiêu chí số 10 về thu nhập, Tiêu chí số 11 về hộ nghèo, Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất.

Thứ hai: Về các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 17.650 cuộc tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, có 739.640 lượt hội viên, nông dân tham gia dự; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức dạy nghề cho hội viên nông dân, được 50.259 người và có 70%

có việc làm.

Phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp – phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh tư vấn, giới thiệu nông dân vay vốn theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, đến nay, nông dân đã mua sắm được 1.038 máy móc phục vụ nông nghiệp, trong đó nhiều nhất là máy gặt đập liên hợp (419 máy), máy cày (401 máy), với số tiền 423,29 tỷ đồng.

Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Kết quả đến nay đã thành lập được thành lập 101 tổ vay vốn đang hoạt động với 1.229 thành viên với tổng dư nợ 80 tỷ đồng, đã giúp nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tăng thu nhập, giảm nghèo và làm giàu.

Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã giải ngân được 73 lượt dự án, cho 1.349 hộ vay, với tổng nguồn vốn luân chuyển là 32,17 tỷ đồng, đã đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh.

Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Tỉnh và Sở nông nghiệp – phát triển nông thôn tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Đến nay, toàn tỉnh có 141 hợp tác xã nông nghiệp, 968 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, trong đó Hội nông dân trực tiếp tuyên truyền, vận động và hướng dẫn hội viên nông dân thành lập được 25 hợp tác xã và 176 tổ hợp tác, thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác làm đầu mối ký kết hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ của Hội và công tác tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, giúp hội viên nông dân nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững, kết quả đã giúp

8.263 hộ thoát nghèo.

Qua các hoạt động trên, đã góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như: Tiêu chí số 10 về thu nhập, Tiêu chí số 11 về hộ nghèo; Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; Tiêu chí số 13 hình thức tổ chức sản xuất.

Thứ ba: Về kết quả đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua của Hội nông dân phát động góp phần xây dựng nông thôn mới.

Một là: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết

giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Hàng năm có trên 60% số hộ nông dân đăng ký và có gần 50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp dạy nghề, tư vấn hỗ trợ việc làm, phối hợp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa theo hướng liên kết, hợp tác giữa các hộ nông dân… Từ phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh giỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, đã giảm giá thành, tăng năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường… Phong trào này, đã góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí: Tiêu chí số 10 về thu nhập, Tiêu chí số 11 về hộ nghèo; Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; Tiêu chí số 13 hình thức tổ chức sản xuất.

Hai là: Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.

Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới được hội viên nông dân tích cực tham gia hưởng ứng gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Với nhiều hình thức vận động phong phú, trong 5 năm

qua, nông dân các địa phương trong tỉnh đã hiến 254.199 m2 đất trị giá hơn 30 tỷ

đồng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi

công cộng; đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hàng triệu ngày công lao động, làm mới, sửa chữa và nâng cấp 1.422 cây cầu các loại; phát quang sửa chữa, nâng cấp 1.879 km đường giao thông nông thôn, nạo vét trên 306 km kênh mương, thắp sáng đường giao thông nông thôn chiều dài 140 km. Nhiều khóm, ấp đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, trạm bơm điện và nhà văn hoá… tạo nên một diện mạo mới ở các vùng nông thôn trong thời kỳ đổi mới.

Phát động phòng trào hùn vốn xoay vòng, hùn vốn cất nhà ở kiến cố, bán kiên cố: 1.533 tổ hùn vốn xoay vòng tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sản xuất với số tiền lên tới 17 tỷ 373 triệu đồng; 708 tổ hùn vốn cất nhà kiên cố và cất được 3.020 căn nhà, 7 tổ xoá nhà tạm bợ và xoá được 16 căn nhà tạm bợ, 411 tổ hùn vốn mua sắm tài sản gia đình, 121 tổ hùn vốn cất nhà vệ sinh và cất được 362 nhà vệ sinh.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đầu tư xây dựng các mô hình điểm: Dự án “Thu gom rác thải bảo vệ môi trường trong sạch” tại xã An Bình và Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh; Dự án “Nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi về chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân” tại xã An Khánh, huyện Châu Thành. Dự án “Thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật” tại xã An Hòa, Phú Đức, huyện Tam Nông; xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười; xã Tân Công Chí huyện Tân Hồng; xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, xã Bình Tấn, Tân Bình, huyện Thanh Bình; xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò. Xây dựng được 132 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; thành lập 77 tổ “Nông dân tự quản về môi trường trong sản xuất nông nghiệp” có 698 thành viên. Đầu tư lắp đặt 334 túi biogas cho 334 hộ chăn nuôi heo trên địa bàn Tỉnh, góp phần tham gia bảo vệ môi trường.

Qua các hoạt động trên, đã góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí:

Tiêu chí sô 2 về giao thông; Tiêu chí số 3 về thuỷ lợi; Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư; Tiêu chí số 10 về thu nhập; Tiêu chí số 15 y tế; Tiêu chí số 16 về Văn hoá; Tiêu chí số 17 Về môi trường.

Ba là: Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

Các cấp Hội nông dân trong tỉnh phối hợp cùng các ngành chức năng tuyên truyền, vận động xây dựng và giữ vững phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ động phòng chống và tố giác các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoà giải tốt các mâu thuẫn trong nội bộ hội viên nông dân; cùng với việc xây dựng được 166 Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, có 4.678 thành viên, 40 Câu lạc bộ Nông dân không tham gia tệ nạn xã hội, có 1.080 thành viên, đã tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên nông dân, phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội… đã góp phần thực hiện tiêu chí số 19 về an ninh trật tự.

Thứ tư: Về xây dựng cơ sở Hội và hệ thống chính trị vững mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tổ chức Hội: thường xuyên được củng cố, kiện toàn tổ chức Hội đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, hiện nay toàn tỉnh có 6.886 tổ Hội, 706 chi Hội, 142 cơ sở Hội thuộc Hội Nông dân của 12 huyện, thị xã, thành phố; đã Thành lập mới được 2 chi Hội trong Hợp tác xã, 1 chi Hội trong cánh đồng liên kết, 1 chi Hội trồng hoa kiểng; đồng thời tiến hành sắp xếp lại được 1.647/6.886 tổ Hội Nông dân từ sinh hoạt theo địa bàn dân cư sang sinh hoạt theo ngành nghề, theo các mô hình kinh tế - xã hội của hội viên, nông dân. Đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác Hội, cơ bản đạt chuẩn theo quy định của từng chức danh, đồng thời thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, quan tâm đưa vào quy hoạch đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới như hiện nay.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở Hội, trước hết phải xây

dựng Ban Chấp hành và đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở Hội: Từng bước quan tâm cơ cấu cán bộ trẻ có năng lực, am hiểu nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhiệt tình, tâm huyết với nông dân. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội, nâng cao năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm phải đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ cơ sở, chủ yếu là đánh giá chất lượng chủ tịch, phó chủ tịch Hội cơ sở và chi hội trưởng, phối hợp với cấp ủy xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là chủ tịch Hội để chủ động nguồn cán bộ kế cận. Đối với cán bộ là chi hội trưởng phải xóa bỏ tình trạng kiêm nhiệm, củng cố kiện toàn lại những chi hội có chi hội trưởng bị kiêm nhiệm; quan tâm đến chính sách cán bộ, tăng cường phối hợp hoạt động để mở rộng các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nông dân, nhằm đem lại lợi ích cho hội viên nông dân, đồng thời tạo phụ cấp cho chi hội trưởng.

Công tác phát triển hội viên: các cấp Hội thực hiện tốt công tác vận động phát triển hội viên, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, chú ý mở rộng các đối tượng có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn để tập hợp vào tổ chức Hội Nông dân, đã kết nạp mới được 34.983 hội viên, đồng thời tiến hành rà soát nâng cao chất lượng hội viên, qua đó đã vận động được 8.368 hội viên trở lại tham gia sinh hoạt Hội Nông dân và đã xoá tên 19.738 hội viên ra khỏi danh sách hội viên, tính đến nay, toàn tỉnh có 205.502 hội viên/272.716 hộ nông dân hộ nông dân.

Công tác quản lý hội viên: từng bước đi vào nề nếp, chất lượng hội viên được nâng lên đáng kể, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt hội ngày càng được nâng lên.

Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

Các cấp Hội vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia góp ý vào đề án, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết xây

dựng nông thôn mới; tham dự các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tham dự các buổi đối thoại trực tiếp với Bí thư cấp ủy huyện, thị xã, thành phố về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua đó, đã có nhiều ý kiến, kiến nghị, phản ánh tâm tư nguyện vọng và những bức xúc của hội viên, nông dân với Đảng, chính quyền, Hội Nông dân cấp trên các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các cấp Hội đã bồi dưỡng và giới thiệu 974 cán bộ, hội viên ưu tú cho tổ chức Đảng xem xét, đã kết nạp được 665 đảng viên mới. Nâng tổng số có 10.096 hội viên là đảng viên tham gia sinh hoạt Hội nông dân.

Qua các hoạt động trên đã góp phần thực hiện các tiêu chí số 1 về quy hoạch, tiêu chí số 18 về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 55 - 62)