Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 67 - 71)

- Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót:

2.2.3.Đánh giá chung và những bài học kinh nghiệm

2.2.3.1. Đánh giá chung

Trên cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh phát động 3 phong trào thi đua lớn như: “Phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh” và các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ hội viên, nông dân, qua đó đã có sự tác động tích cực, hiệu quả góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, cụ thể như:

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; cùng với việc thực hiện các chương trình dự án, xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp dạy nghề, tư vấn hỗ trợ việc làm, phối hợp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật… đã góp phần tích cực thực hiện các tiêu chí: (10) thu nhập; (11) hộ nghèo; (12) cơ cấu lao động; (13) hình thức tổ chức sản xuất.

Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, cùng với việc tham gia xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường; vận động sử dụng điện an toàn, tiết kiệm; vận động nông dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện… đã góp phần thực hiện có hiệu quả các tiêu chí: (2) giao thông; (3) thuỷ lợi; (4) điện; (5) trường học; (6) cơ sở vật chất văn hoá; (7) chợ; (15) y tế; (16) Văn hoá; (17) môi trường.

Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh, các cấp Hội phối hợp cùng các ngành chức năng tuyên truyền vận động nông dân tham gia

phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; thực hiện tốt các chương trình, đề án quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; hoà giải tốt các mâu thuẫn trong nội bộ hội viên nông dân; cùng với việc xây dựng các Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, câu lạc bộ nông dân không tham gia tệ nạn xã hội… đã góp phần thực hiện tiêu chí (19) an ninh trật tự.

Việc xây dựng nhân rộng các mô hình hoạt động sản xuất có hiệu quả, các mô hình hùn vốn như: Tổ hùn vốn tương trợ xoay vòng, Tổ hùn vốn mua sắm vật dụng gia đình, đặc biệt là mô hình Tổ hùn vốn xoay vòng cất nhà kiên cố, đã góp phần thực hiện tiêu chí (9) nhà ở dân cư; tiêu chí (10) thu nhập.

Thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần thực hiện tiêu chí (18) xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

2.2.3.2. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn triển khai và thực hiện vai trò của Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới trong hơn 5 năm qua, nhiều bài học kinh nghiệm quý đã được rút ra, mà chung quy là cần có những thay đổi trong chỉ đạo cũng như trong tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

(1) Phát huy tính tự quản của cộng đồng: xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán trong nhân dân, dùng lực lượng này cùng với đội ngũ cán bộ Hội các cấp để tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh với những cá nhân chậm tiến trong nông dân, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao; Tương trợ giúp nhau phát triển sản xuất, cùng chung tay đóng góp, sửa chữa, xây dựng cầu, đường… xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và môi trường sống trên địa bàn nông thôn.

(2) Phải đi sâu, nâng cao các nội dung của mỗi tiêu chí, lấy “mức độ tiếp cận và thụ hưởng của người dân” để đánh giá mức độ hoàn thành tiêu chí, nhất

là các tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường.

(3) Lồng ghép, gắn kết các chương trình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường trong mục đích chung của xây dựng nông thôn mới; lấy Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Du lịch của Tỉnh trong những năm tới làm nhiệm vụ chính trong phát triển kinh tế vùng nông thôn, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.

(4) Thay đổi mạnh mẽ tư duy, thay đổi cách làm trong công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện các nội dung, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; cần có định hướng làm những gì, hỗ trợ gì cần thiết, có ích cho dân và đáp ứng những gì đã bàn bạc với dân trước đó.

(5) Phân công nhiệm vụ phải rành mạch, cụ thể, xác định đúng vai trò cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, để vừa bảo đảm phát huy đúng mức vị trí, vai trò từng thành viên, vừa bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị gắn chặt với phát huy vai trò chủ thể của nhân dân.

(6) Các cấp Hội Nông dân phải luôn bám sát nghị quyết của cấp uỷ, quy hoạch, kế hoạch của chính quyền và các chương trình, kế hoạch của Hội Nông dân cấp trên. Phải đặc biệt coi trọng và thật sự đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu nhằm làm chuyển biến và nâng cao về nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, hội viên, nông dân.

(7) Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân phải chú ý đến sự nhiệt tình, tâm huyết, đảm bảo uy tín; có kiến thức, năng lực, nhất là kiến thức về kinh tế, có kỹ năng, kinh nghiệm công tác dân vận, sâu sát với địa bàn, với hội viên, nông dân.

Kết luận Chương 2

Qua 05 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận và cố gắng nỗ lực của nhân dân trên địa bàn Tỉnh trong việc phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, nêu cao tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của nông dân, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước để tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc đáng khích lệ, kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể, đặc biệt là được sự quan tâm đầu tư xây dựng với khối lượng công trình tương đối lớn, đã chuẩn hóa dần theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới, trong đó nhiều công trình đã hoàn thành và được đưa vào sự dụng, đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng kịp thời nhu cầu về sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn, phục vụ tốt hơn về mặt dân sinh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn từng bước được cải thiện và nâng cao, môi trường nông thôn được cải thiện ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Đạt được kết quả trên là nhờ có sự phấn đấu, nỗ lực, quyết tâm và đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có sự đóng góp đắc lực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân các cấp trong tỉnh, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của hội nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đồng tháp (Trang 67 - 71)