Xây dựng kênh thông tin phục vụ thẩm định

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 76 - 78)

II Chi phí trực tiếp VNĐ 737,477,

14 Thời hạn cho vay (Thời hạn trả nợ + Thời gian ân hạn)

3.2.3. Xây dựng kênh thông tin phục vụ thẩm định

Có thể nói thông tin là yếu tố quyết định trong công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Phải có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời thì cán bộ thẩm định mới có cơ sở vững chắc để phân tích, đánh giá về dự án một cách chính xác. Trong khi đó tại chi nhánh, công tác thu thập thông tin chưa được đầu tư thỏa đáng, do vậy để nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tàu chính dự án thì chi nhánh cần phải chỉnh sửa công tác thu thập và phân tích thông tin trong thời gian tới.

Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin. Việc đa dạng hóa nguồn thông tin không chỉ đem lại nhiều thông tin hơn cho ngân hàng mà nó còn giúp cho ngân hàng có được thông tin nhiều chiều, phản ánh sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau với mức độ tin cậy cao hơn, từ đó đưa lại một cái nhìn toàn diện, khách quan hơn cho cán bộ thẩm định về toàn bộ dự án đầu tư.

Ngoài các nguồn thông tin đang sử dụng thì ngân hàng có thể khai thác, tham khảo thông tin từ các nguồn sau:

- Nguồn từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, từ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hay thông tin mua từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Các thông tin mua cần phải được các tổ chức

cam kết giữ bí mật và đảm bảo về chất lượng cũng như độ tin cậy của nó. - Nguồn từ các cơ quan chức năng của Nhà nước mà đáng lưu ý là Sở kế hoach đầu tư và Cục thuế. Sở kế hoạch và đầu tư là nơi lưu giữ hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan đến tình trạng của doanh nghiệp giúp thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng và dự án. Bên cạnh đó Cục thuế là nơi lưu trữ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm hoạt động. Các báo cáo đó đã được cán bộ thuế kiểm tra bằng các nghiệp vụ chuyên môn nên độ tin cậy là có thể chấp nhận được. Thông qua các báo cáo đó, cán bộ thẩm định sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian gần đây.

- Chi nhánh cũng nên tăng cường hợp tác với các ngân hàng bạn trong và ngoài nước để trao đổi thông tin cho nhau về các khách hàng cũng như cùng quản lý khách hàng và các dự án cho vay, nhất là các dự án đồng tài trợ, có sự tham gia của nhiều ngân hàng. Đây là nguồn thông tin khá sẵn có ở các ngân hàng và nếu được đem trao đổi, chia sẻ thì sẽ rất có ích cho các ngân hàng.

- Chi nhánh cần tiến hành khảo sát thực tế về dự án, về doanh nghiệp vay vốn và thị trường nhiều hơn nữa. Khi trực tiếp tiến hành thu thập thông tin từ thực tế, cán bộ thẩm định sẽ thu được các thông tin chân thực nhất, chính xác nhất vì nó được phản ánh từ chính thực tế dự án. Trong quá trình tiếp xúc đó người thẩm định sẽ có thể tìm kiếm được cả những thông tin đã bị che dấu hoặc bị làm sai lệch, do vậy có thể xác minh được tính chân thực của thông tin do khách hàng cung cấp.

- Cuối cùng, Chi nhánh nên duy trì quan hệ lâu dài với các khách hàng của mình, tăng lượng khách hàng truyền thống. Việc tiếp xúc và đánh giá về khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng sẽ dễ dàng và đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc thẩm định, đánh giá về một khách hàng mới chưa từng có trong hồ sơ của ngân hàng. Do đó việc giữ chân các khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho cán bộ thẩm định hoàn thành tốt công việc của mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w