Phó giám đốc chi nhánh
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn
Chức năng cơ bản của một ngân hàng là huy động nguồn vốn để cho vay. Agribank Bắc Hà Nội xác định huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng đối với ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động và chiếm lĩnh thị trường, do đó Chi nhánh rất coi trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn. Chi nhánh đã chủ động triển khai các các hình thức vốn đa dạng nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn sẵn có. Trong công tác huy động, chi nhánh đã luôn luôn theo dõi sát các diễn biến của thị trường tài chính, đặc biệt là về lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh, tạo cơ chế lãi suất linh hoạt cho khách hàng. Chi nhánh thường xuyên có những chính sách khuyến mại và ưu đãi thích hợp nhắm tới các đối tượng khách hàng khác nhau, giúp ngân hàng đạt
nhiều thành công về việc mở rộng qui mô và đối tượng huy động vốn.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế tại AgriBank Bắc Hà Nội 3 năm gần đây
Đơn vị tính: Tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn huy động 5409 100 4951 100 6065 100
Nguồn vốn từ dân cư 755 13.96 589 11.90 596 9.83
Nguồn vốn từ các TCKT 4470 82.64 3739 75.53 4966 81.88
Nguồn vốn từ tiền gửi, tiền vay
TCTD 184 3.40 622 12.57 503 8.29
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2007, 2008, 2009 tại AgriBank Bắc Hà Nội.
Hiện nay, Agribank Bắc Hà Nội chủ yếu huy động vốn từ nguồn vốn từ ba nguồn chính là nguồn vốn của dân cư, nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao, trên dưới 80% tổng nguồn vốn, và là nguồn vốn chủ yếu mà chi nhánh huy động được.
Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn và tiền gửi thanh toán với lãi suất đầu vào thấp nên mang lại hiệu quả rất cao cho chi nhánh. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, mặc dù ngân hàng phải trả lãi suất khá cao và chi phí huy động lớn nhưng đây là nguồn vốn huy động có tính ổn định rất cao nên để đảm bảo làm ăn ổn định và lâu dài, chi nhánh cũng đang tích cực đề ra các biện pháp để thu hút vốn từ nguồn này. Chi nhánh đã chủ động đưa ra các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm từ trong dân chúng với nhiều mức kỳ hạn khác nhau, đưa ra mức lãi suất bậc thang với các hạn mức gửi tiền, huy động tiền tiết kiệm cùng với thưởng lãi, các chương trình dự thưởng…Hiện nay, nguồn vốn này mới đạt gần 600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9.83% , chứng tỏ tiềm năng còn rất lớn.
Nguồn vốn huy động từ tiền vay các tổ chức tín dụng khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lãi suất huy động thường rất cao, kỳ
hạn ngắn và tính ổn định thấp. Điểm mạnh của nguồn vốn này là huy động được nhanh, số lượng lớn nên khi cần thiết có thể giải quyết nhu cầu thanh khoản của chi nhánh.
Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại AgriBank Bắc Hà Nội 3 năm gần đây
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn huy động 5409 100 4951 100 6065 100 Nguồn vốn không kỳ hạn 2252 41.63 1892 38.22 3337 55.02 Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 669 12.37 1160 23.43 1093 18.02 Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng 543 10.04 572 11.56 597 9.84 Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng 1945 35.96 1326 26.79 1038 17.11
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2007, 2008, 2009 tại AgriBank Bắc Hà Nội.
Nhìn vào bảng cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn trong giai đoạn 3 năm từ năm 2007 đến hết năm 2009 ta thấy có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng giữa nguồn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn so với nguồn vốn trung, dài hạn. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn tăng từ 41.63% năm 2007 lên mức 55.02% năm 2009. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn trung hạn giảm từ 35.96% xuống còn 17.11% từ năm 2007 đến năm 2009. Hiện tượng này có thể giải thích là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động vào nền kinh tế nước ta, cùng với những bất ổn về kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vào cuối năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát lúc đó đã lên tới 24.8%/năm làm cho lãi suất thực mà người gửi tiền nhận được giảm xuống nên các doanh nghiệp cũng như người dân không mặn mà lắm với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài. Thêm vào đó, hiện tượng các ngân hàng trong thời gian đó đua nhau nâng lãi suất để huy động vốn, tạo nên một làn sóng “lướt sóng” lãi suất, rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp, gửi tiền vào ngân hàng có lãi suất cao, mà chủ yếu
là gửi ngắn hạn, nên làm cho tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn tăng nhanh.