Dữ liệu thu thập được phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 22. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu gồm “Quyết định mua nhà”, “Tình hình tài chính”, “Đặc điểm của nhà”, “Không gian sống”, “Vị trí nhà”, “Tiện nghi/ tiện ích công cộng” và “Môi trường sống” được đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào hệ số kiểm định Cronbach's Alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach's Alpha của mỗi biến đo lường. Các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong
0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy. Nghiên cứu này thực hiện với 26 biến đo lường và cần tối thiểu là 130 quan sát là thỏa điều kiện phân tích EFA. Như vậy việc khảo sát 304 người tiêu dùng là số lượng đủ đáp ứng điều kiện để phân tích EFA. Thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá độ tin cậy đạt yêu cầu sẽ được phân tích nhân tố khám phá EFA để đo lường sự hội tụ và rút gọn biến quan sát trước khi phân tích hồi quy. Phân tích EFA sử dụng kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng Bartlett với mức ý nghĩa 5% kiểm định KMO > 0.5 để kiểm định độ tương quan. Tiêu chí chọn số lượng nhân tố dựa vào chỉ số Eigenvalues > 1 và mô hình lý thuyết có sẵn. Kiểm định sự phù hợp mô hình EFA so với dữ liệu khảo sát với yêu cầu tổng phương sai trích (Cumulative%) ≥ 30%. Kiểm định giá trị hội tụ để đạt được độ giá trị phân biệt, các biến có hệ số tải nhân tố phải ≥ 0.3, các biến có hệ số tải nhân tố < 0.3 sẽ bị loại. Phân tích hồi quy “Enter” được áp dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng quyết định mua của người mua nhà. Mô hình hồi quy sẽ được kiểm định độ phù hợp bằng kiểm định F và R2. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa Sig < 0.05. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF < 10.