Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định dẫn đến sự lựa chọn mua hộ của khách hàng tại tp.Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)

Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua phân tích Cronbach’s Alpha. Độ tin cậy của thang đo thể hiện tính chính xác, nhất quán của kết quả đo lường, phản ánh qua khả năng lập lại của kết quả. Độ tin cậy của thang đo càng cao thì mức độ sai lệch trong các lần đo càng ít. Nhờ đó kết quả đo lường thống nhất trong suốt quá trình đo. Để đo lường độ tin cậy của thang đo, đề tài này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha được tính bằng phần mềm SPSS 22.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0.1]. Về lý thuyết hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt, chứng tỏ thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên Cronbach Alpha quá lớn ( > 0.5) lại biểu hiện cho biến trong thang đo không quá khác biệt nhau, hay nói cách khác nhiều biến quan sát cùng đo lường một nội dung; cần phải bỏ các biến trùng lắp này ra khỏi thang đo, chỉ giữ lại một biến đại diện (Nguyễn Đình Thọ, 2014). Theo Nunnally và Bernstein (1994) (Trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2014), nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0.60, thang đo có thể chấp nhận. Tuy nhiên, Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Vì vậy, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha người ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation). Đây là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định dẫn đến sự lựa chọn mua hộ của khách hàng tại tp.Hồ Chí Minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w