6. Thang đo “Môi trường sống xung quanh” với Cronbach Alpha = 0
4.4.1 Mô tả các biến trong mô hình hồi quy
Sau thời gian thu nhập và nghiên cứu dữ liệu tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc quyết định mua căn hộ của khách hàng. Để mang lại sự thuận tiện cho việc phân tích hồi quy, các thành phần trong mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA đã được định nghĩa và mô tả lại như sau:
Qua phân tích, “Quyết định mua căn hộ” là biến phụ thuộc được gọi là “QĐ” và có 3 biến quan sát: QĐ1 (Tôi đang có kế
hoạch mua nhà), QĐ2 (Tôi đang cố gắng để mua được nhà), QĐ3 (Tôi là người quan trọng để đóng góp trong việc quyết định mua nhà).
Thành phần yếu tố “Tình hình tài chính” là biến độc lập được đặt tên là “TC” gồm 4 biến quan sát: TC1 (Giá căn hộ), TC2 (Khả năng thế chấp), TC3 (Thu nhập), TC4 (Thời gian trả nợ vay).
Thành phần yếu tố “Đặc điểm căn hộ” là biến độc lập được đặt tên là “DD” gồm 1 biến quan sát: DD03 (Chất lượng xây dựng).
Thành phần yếu tố “Vị trí/ khu vực căn hộ” là biến độc lập được đặt tên là “VT gồm 4 biến quan sát: VT01 (Gần nơi làm việc), VT02 (Gần trường), VT03 (Gần trung tâm mua sắm), VT04 (Gần trung tâm thành phố)
Thành phần yếu tố “Không gian sống” là biến độc lập được đặt tên là “KGS” gồm 3 biến quan sát: KGS01 (Diện tích nhà bếp), KGS02 (Số lượng phòng ngủ), KGS04 (Diện tích phòng khách).
Do vậy, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi tiến hành phân tích đánh giá kết quả của độ tin cậy và quá trình phân tích nhân tố EFA được xác định lại để thực hiện phân tích hồi quy như sau:
Hình 4 1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Trong quá trình phân tích hồi quy kế tiếp sẽ kiểm định 4 giả thuyết gồm:
H1: Tình hình tài chính sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua căn hộ.
H2: Đặc điểm căn hộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua căn hộ.
H3: Vị trí/ khu vực căn hộ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua căn hộ.
H4: Không gian sống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua căn hộ.