- Đối với chủ ĐTNN là nhà nước xuất khẩu vốn, thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi quyết định đầu tư ra nước ngoài chính phủ của những nước đó còn đặt ra
2.1.6.1. Những nhân tố bên trong
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý thuận lợi hay không thuận lợi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại và đầu tư trực tiếp. Vị trí địa lý của nước chủ nhà càng thuận lợi thì mức độ trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia và nguồn vốn FDI vào càng lớn do giảm được chi phí sản xuất (chi phí đầu vào), thu được lợi nhuận cao, ngược lại sẽ gây trở ngại cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI do tốn thời gian, tăng chi phí vận tải, giảm hiệu quả kinh tế. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quy mô dân số, lao động... Đây là những yếu tố tác động rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI. Các yếu tố này thuận lợi sẽ cung cấp được các yếu tố đầu vào phong phú, giá rẻ cho hoạt động FDI. Quốc gia nào có vị trí địa lý thuận lợi ở nội địa cũng như các nước khác, nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn, dân số đông, lao động rẻ và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp là một trong những thế mạnh để thu hút FDI.
- Tình hình chính trị - xã hội
Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nhà ĐTNN. Khi tình hình chính trị ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn của mình. Khi tình hình chính trị bất ổn, thể chế chính trị thay đổi có nghĩa là mục tiêu, phương hướng phát triển và phương thức đạt mục tiêu của cả một xã hội cũng thay đổi theo. Tình hình chính trị không ổn định, không chỉ làm cho dòng vốn FDI bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn này từ trong nước chảy ngược ra nước ngoài, tìm đến nơi “trú ẩn an toàn” và có khả năng sinh lời cao hơn. Vì vậy, Việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội sẽ tạo được tâm lý yên tâm, tin tưởng cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào địa bàn.
- Trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế của nước tiếp nhận vốn FDI bao gồm mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường kinh tế, các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, chính sách phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống tài chính sẽ được nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, môi trường kinh tế của mỗi địa phương cũng sẽ hình thành phù hợp với tình hình phát triển. Các yếu tố về phong tục tập quán, bản sắc đan tốc, thị hiếu thẩm mĩ, hệ thống giáo dục, ý tế, đạo đức… cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư. Đặc điểm văn hóa xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn cho nhà đầu tư, nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, Các vấn đề về văn hóa như: tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, dân trí… là những yếu tố mang tính truyền thống không dễ gì thay đổi, nhưng cũng có một đặc điểm rất quan trọng khác là phụ thuộc rất lớn vào trình độ của hạ tầng kinh tế. Một quốc gia có kinh tế phát triển, hội nhập sâu sẽ có sự hội nhập văn hóa song hành, các giá trị tốt đẹp sẽ được thu nhập và nội địa hóa và hỗ trợ trở lại cho kinh tế
- Tiến trình hội nhập kinh tế của quốc gia và địa phương
Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút FDI. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung sau:
+ Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô và chất lượng cung cấp dịch vụ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của FDI, mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước. Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô thấp dẫn tới các hiện tượng lạm phát cao, tham ô, tham nhũng, thủ tục hành chính rườm rà, kinh tế không ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng.
+ Chất luợng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động FDI cũng như đời sống của các nhà ĐTNN, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao. Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là yếu tố rất cần thiết để thu hút FDI.
+ Tính cạnh tranh của nước tiếp nhận đầu tư cao sẽ giảm được rào cản đối với FDI, các nhà ĐTNN có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so sánh của mình trong sản xuất kinh doanh.
- Môi trường đầu tư
Trong quá trình đầu tư liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài, vì thế một môi trường pháp lý ổn định, có hiệu lực, có chính sách đúng đắn là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện FDI một cách có hiệu quả góp phần đảm bảo thu hút FDI. Môi trường này bao gồm: các luật cần thiết, các chính sách, các quy định đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao. Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc tạo diện mạo của môi trường đầu tư. Hệ thống pháp luật của một quốc gia có thể được biểu hiện qua một số nét sau:
+ Xây dựng thể chế
+ Tính đầy đủ và đồng bộ + Tính chuẩn mực và hội nhập
+ Tính rõ ràng, công bằng, công khai và khả năng thực thi
Đây là yêu cầu hàng đầu của một hệ thống luật pháp nói chung của một quốc gia, là mối quan tâm rất lớn của các chủ ĐTNN. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sự thành công của môi trường đầu tư. Thủ tục hành chính càng đơn giản, rõ ràng, gọn nhẹ, thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà ĐTNN càng lớn. Thủ tục hành chính bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp FDI.
+Chính sách ưu đãi đầu tư
Chính sách thuế: bao gồm những nội dung liên quan đến các loại thuế, mức thuế, thời gian giảm thuế, miễn thuế, thời gian khấu hao và các điều kiện ưu đãi khác.
Chính sách lệ phí: quy định về những khoản tiền phải nộp gồm có phí dịch vụ cấp giấy phép, dịch vụ cơ sở hạ tầng như: nước, điện, giao thông, thông tin liên lạc, thuê đất…
Chính sách quản lý ngoại hối: là quy định về việc mở tài khoản ngoại tệ, tỷ giá hối đoái, chuyển ngoại tệ ra một nước khác. Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc mở tài khoản ngoại tệ cho doanh nghiệp FDI phải được sự cho phép của cơ quan quản lý ngoại tệ tại nước này để nhằm kiểm soát được dòng ngoại tệ ra vào nước khác.
Quản lý hoạt động FDI: Trong quá trình hình thành và triển khai dự án FDI, chủ đầu tư phải chịu sự quản lý của các cơ quan có thầm quyền đại diện cho nước chủ nhà đầu tư.
+ Các chính sách và quy định khác: Đối với chính sách về công nghệ, chính sách về lao động tiền lương, chính sách về bảo vệ môi trường…
- Dân số và nguồn lao động
Trong dân số vừa có nguồn lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất vật chất, vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ xã hội. Quy mô dân số càng đông, thu nhập cao sẽ góp phần tạo ra thị trường tiêu thụ càng lớn. Nguồn lao động phản ánh được tiềm năng có thể khai thác được của các nhà ĐTNN, nguồn lao động phong phú và có chất lượng tốt là điều hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Ngược lại các nhà ĐTNN sẽ đầu tư với mức độ hạn chế khi ở đó nguồn lao động không tạo ra sự hấp dẫn cho việc tối đa hóa lợi ích của họ.
- Công tác vận động xúc tiến đầu tư
Công tác vận động, xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng trong việc phát huy nội lực để thu hút được một giá trị và cơ cấu vốn FDI tối ưu. Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI thực chất là tiếp thị quảng bá các hình ảnh về một quốc gia hay một địa phương và cung cấp các dịch vụ đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư để khuyến khích họ tăng cường đầu tư vào quốc gia hay địa phương đó. Có thể coi công tác vận động, xúc tiến đầu tư như là công tác “quảng cáo”, “tiếp thị” hay “maketting” trong kinh doanh của doanh nghiệp, coi nhà ĐTNN là “khách hàng” và chủ thể tiến hành công tác vận động, xúc tiến đầu tư là cấp chính quyền hay các cơ quan được ủy quyền của các cấp chính quyền và “sản phẩm” đưa ra quảng bá chính là thông tin về sự thuận lợi của môi trường đầu tư của một quốc gia hay một địa phương đến các nhà đầu tư tiềm năng.